Cơn Hấp Hối của Chúa Giêsu trong Vườn Ghếtsêmani

53

 

Niềm tin đích thực và Lời cầu nguyện phó dâng chính mình cho Thiên Chúa, bất kể điều gì

 

Đức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các ông: “Anh em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện. Rồi Người đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo. Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến. Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức. Người đi xa hơn chút, sấp mình xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. Người nói: “Ápba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mc 14,32-36)

Các sách Phúc Âm của Mátthêu, Máccô và Luca đều mô tả cơn hấp hối (sự đau đớn) của Giêsu trong vườn Ghếtsêmani. Phúc âm của Gioan độc đáo theo nhiều cách, chỉ đề cập đến việc Chúa Giêsu “đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia thung lũng Kítrôn, ở đó có một thửa vườn, Người cùng với các môn đệ đi vào” (Ga 18,1).

Tin Mừng Máccô, được trích dẫn ở đây, là bản lâu đời nhất và về mặt ngôn ngữ là bản có nguồn gốc nguyên thủy nhất trong bốn sách Phúc Âm. Máccô sử dụng ngôn ngữ tượng hình mạnh mẽ để diễn tả trải nghiệm của Chúa Giêsu trong vườn Ghếtsêmani. Máccô nói rằng Chúa Giêsu “rất đau buồn và xao xuyến (hãi hùng)”. Phiên bản cũ được sửa đổi lại dịch những từ này là “rất đau khổ và rất bối rối”. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là Máccô không nghi ngờ gì về nỗi thống khổ của Giêsu mang tính nhân loại thế nào khi Người dự đoán hàng giờ  trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn.

Tin Mừng Mátthêu, không lâu đời như Tin Mừng Máccô và có lẽ lâu đời hơn Tin Mừng Thánh Luca một chút, nói rằng: trong khu vườn Ghếtsêmani, Chúa Giêsu “bắt đầu cảm thấy buồn rầu và xao xuyến” (Mt 26,37). Sau đó, chính Chúa Giêsu nói: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được” (Mt 26,38).

Trình thuật về cuộc khổ nạn của Luca thì tương tự những trình thuật của Máccô và Mátthêu và cũng bao gồm các yếu tố vừa thiên tính vừa con người độc đáo:

Rồi Người đi xa các ông một quãng, chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng  làm theo ý con, mà làm theo ý Cha. Bấy giờ có thiên sứ từ trời  hiện đến tăng sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt  máu rơi xuống đất (Lc 22,41-44).

Vì lý do những thần học của mình, Luca nhận xét rằng Chúa Giêsu đã được củng cố (tăng thêm sưc mạnh) bởi một thiên thần – có lẽ để minh họa thêm cho các độc giả của mình về sự hiện diện thần linh vào giờ khủng khiếp này. Sau đó, Luca mô tả sự đau khổ của Chúa Giêsu theo một cách đặc biệt và nhất là theo cách tượng hình, khi ông nói rằng: “Mồ hôi của Chúa Giêsu như những giọt máu rơi xuống đất”. Sau đó, không có vấn đề nào, theo ý kiến của ba tác giả Phúc Âm này, trải nghiệm của Chúa Giêsu trong vườn Ghếtsêmani là một trong những nỗi thống khổ, đau đớn cực kỳ kinh khủng.

Đối với những người cầu nguyện bằng Kinh Mân côi sử dụng những mầu nhiệm Mùa Thương, mô hình do Chúa Giêsu cung cấp ở đây minh họa cho sự cần thiết (giữa lo lắng, căng thẳng và sợ hãi) phải phó dâng chính mình cho Thiên Chúa, Đấng là Cha yêu thương chúng ta. Chúng ta làm tốt trong những hoàn cảnh như vậy để nói với Chúa cách rõ ràng những gì chúng ta muốn, như Chúa Giêsu đã làm, và sau đó phó dâng chính mình cho sự chăm sóc của Chúa, biến những lời nói của Chúa Giêsu thành của chúng ta: Nhưng đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mc 14, 36)

Đây là một tuyển lọc từ Phiên bản đã sửa đổi và cập nhật của Cẩm Nang Mân Côi: Hướng dẫn cho người mới đến, những thành viên cũ và những người ở giữa, của Mitch Finley (The Word Among Us Press, 2017). Có sẵn tại wau.org/books

Theo The Word Among Us
Prayer Resources
Chuyển ngữ:  Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Previous articleBa Chìa Khóa cho Sức Khỏe Tinh Thần
Next articleThất Bại