3 chìa khóa để có một cuộc đối thoại hiệu quả

29

Đối thoại là cả một nghệ thuật trò chuyện với người khác, và khi chúng ta học hỏi từ nó, mối liên hệ của chúng ta sẽ phong phú hơn.

 
Chúng ta muốn thoải mái trò chuyện cũng như khi đối thoại. Tuy nhiên, bạn có để ý thấy rằng có những người nói chuyện rất dễ thương? Họ không dùng từ hoa mỹ hay họ thông minh hơn. Có điều gì đó làm cho cuộc đối thoại trở nên tốt hơn.

 

Thỉnh thoảng chúng ta cũng có kinh nghiệm ngược lại, chúng ta gặp gỡ vài người bạn và phải cố gắng lắm mới nói chuyện được với họ bởi vì họ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện cũ, hoặc họ chẳng muốn nghe bạn nói. Cũng như những hành vi của con người, ngay cả khi chúng hết sức tự nhiên, luôn luôn có những mẹo nhỏ để giúp chúng ta làm tốt hơn. Dưới đây là ba lời khuyên được đưa ra từ những chuyên gia.

 

  1. TRƯỚC TIÊN, BẠN PHẢI HỌC BIẾT CÁCH LẮNG NGHE

 

Đây là nguyên tắc đầu tiên và dễ dàng: cả hai cùng độc thoại thì không thể có một cuộc đối thoại được. Quả thật, nếu bạn chỉ nói về mình, hoặc chỉ quan tâm đến lượt mình nói, thì đó không phải là đối thoại. Bạn đang làm việc riêng.

 

Lắng nghe là điều cơ bản. Lắng nghe với sự thích thú. Thực tế, sự thích thú là điều cốt lõi để có một cuộc đối thoại đích thực. Một cách cho thấy chúng ta thể hiện sự thích thú ấy là thỉnh thoảng đặt ra cho họ những câu hỏi.

 

Thậm chí khi bạn phân tâm và bỏ lỡ vài điều vào một lúc nào đó, hãy đặt những câu hỏi với sự quan tâm. Tuy nhiên, không nên dập tắt ngay cả điều bạn không quan tâm đến; nó sẽ làm hỏng cả cuộc đối thoại.

 

Chúng ta cũng cần sẵn sàng để thay phiên nói, dành cho người khác có cơ hội như nhau, đem lại nhịp điệu tuyệt vời cho cuộc đối thoại: không làm chủ cũng như không làm gián đoạn nó.

 

  1. SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ: KHUÔN MẶT VÀ CỬ CHỈ

 

Âm sắc, giọng nói, biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ,… của bạn rất quan trọng. Tôi chắc rằng bạn biết, ví dụ một người mẹ hoặc một người bố, họ có thể khiển trách con cái một cách rất hiệu quả mà không nhất thiết phải lên tiếng hoặc dùng những từ ngữ gay gắt.

 

Chúng ta cần nhận thức được rằng tâm trạng và thái độ của chúng ta ảnh hưởng lớn đến cuộc đối thoại như thế nào. Chúng ta có thể nói về một sự việc rất đơn giản bằng giọng buồn rầu khiến nó trở nên nghiêm trọng. Hãy tự mình kiểm chứng. Chúng ta sống với nhau và đôi khi không ý thức được cách chúng ta trò chuyện. Bạn có thể thu âm lại – ngày nay điện thoại ghi âm và quay phim với chất lượng rất cao. Hãy thử lắng nghe chất giọng và biểu cảm của mình khi bạn nói; đó là cách bạn sẽ biết người khác nhìn và nghe bạn như thế nào.

 

Và điểm quan trọng là: hãy luôn nhìn vào khuôn mặt của người đối diện khi bạn trò chuyện với họ.

 

  1. BẠN NHẬN LẠI ĐƯỢC ĐIỀU BẠN CHO ĐI

 

Sẽ là một thiếu sót nếu cho rằng bạn là người thông minh hơn trong cuộc đối thoại. Ngay cả khi bạn rành rõi trong việc trồng bắp hay vật lý lượng tử, bạn vẫn phải tôn trọng và không được “lòe” họ.

 

Không nên dùng những cách ngôn, câu từ, hoặc trích dẫn khoa bảng… điều đó chỉ thích hợp cho những nhân vật trong phim.

 

Một câu quá dài dễ gây cảm tưởng rằng thiếu nội dung. Bạn sẽ đi quá một nhà mô phạm giáo dục nếu chú trọng nhiều vào những trích dẫn. Và, tốt hơn hết, hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ vấn đề, thay vì cố gượng ép mình. Hãy dùng nụ cười thay vì lúc nào cũng đòi hỏi sự nghiêm túc.

 

Nụ cười mang lại hiệu quả tốt hơn khi phải nói đến vài điểm trong những chủ đề nhức nhối, phức tạp. Sẽ có những lúc như vậy, miễn sao bạn vẫn đủ nghiêm túc.

 

Khi không đồng ý về một điểm nào đó, tốt hơn hết, bạn nên bình tĩnh dùng những lý lẽ hợp lý để giải thích thay vì “gân cổ lên”.

Previous articleChúng Ta Nạp Vào Cơ Thể 20 kg Nhựa Trong 79 Năm Cuộc Đời
Next articleĐiều gì sẽ xảy ra cho các trẻ em qua đời chưa được rửa tội