Thực phẩm làm sạch phổi, giúp phổi mạnh khỏe để phòng dịch COVID- 19

31

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID- 19, chúng ta đừng quên bổ sung vào chế độ ăn của mình những thực phẩm sau để duy trì sức khỏe của phổi.

Các loại thực phẩm tốt cho phổi:

Tỏi

Hoạt chất flavonoid trong tỏikích thích sản xuất ra glutathione sẽ giúp đào thải độc tốc và những chất gây ung thư. Nhờ vậy mà phổi hoạt động tốt hơn. Theo một nghiên cứu, những người ăn tỏi sống 2 lần/tuần, mỗi lần 3 tép tỏi sống sẽ ít có nguy cơ bị ung thư phổi hơn.

Gừng

Đặc tính kháng viêm của gừng làm giảm viêm, giải độc phổi, thúc đẩy việc đào thải các chất ô nhiễm trong phổi. Gừng cũng có tác dụng giảm tắc nghẽn, cải thiện lưu thông đến phổi. Nhờ vậy mà bổ sung gừng vào các món ăn sẽ giúp tăng cường sức khỏe phổi.

Rau họ cải

Những loại rau thuộc họ cảinhư súp lơ, bông cải xanh, bắp cải… chứa các chất oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ được các độc tố. Vì thế, để phổi luôn khỏe mạnh hãy bổ sung rau họ cải.

Lựu

Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Chất dinh dưỡng của lựu sẽ làm chậm sự phát triển của các khối u phổi. Chính vì thế để phổi luôn khỏe mạnh, bạn hãy cho thêm lựu vào chế độ ăn uống.

Súp lơ

Súp lơ thuộc rau họ cải có chứa nhiều folate,  vitamin C, phytochemical và carotenoids. Những chất này có tác dụng chống lại các yếu tố có hại cho phổi. Đặc biệt, súp lơ còn có một hợp chất hoạt tính L-sulforaphane. Đây là chất giúp các tế bào chuyển sang gen chống viêm, ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp hiệu quả.

Táo

Táo chứa các hợp chất phenol và flanovoid có tác dụng giảm viêm trong đường hô hấp. Một nghiên cứu cho thấy những trẻ uống nước ép táo thường xuyên ít gặp các vấn đề về hô hấp hơn.

Trà xanh

Trà xanh giàu các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm trong buồng phổi và giúp cơ thể bình phục nhanh hơn.

Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá mòi và cá trích có thể hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Các axit béo omega-3 có trong cá giúp cơ thể chống lại các bệnh do nhiễm khuẩn phổi.

Dầu ô-liu siêu tinh khiết

Dầu ô-liu giàu các chất béo không hòa tan, vitamin E và vitamin K giúp bảo vệ phổi khỏi áp lực oxy hóa và ngăn tổn thương các mô phổi.

Ớt cayenne

Ớt cayenne chứa capsaicin giúp kích thích sự tiết dịch, đồng thời bảo vệ các niêm mạc ở đường hô hấp trên và dưới. Bạn có thể dùng ớt cayenne khi nấu nướng hoặc uống trà ớt cayenne để giảm các triệu chứng suy hô hấp.

Các loại ngũ cốc

Kết hợp thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, diêm mạch và lúa mì nguyên chất vào chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phổi mạn tính và cải thiện sức khỏe hô hấp.

Trái cây và rau củ màu cam

Không chỉ chứa nhiều vitamin C, các loại quả như bí ngô, cam, cà rốt, đu đủ… còn có khả năng giảm viêm và chống nhiễm trùng đường hô hấp rất tốt.

Nghệ

Hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng ngăn ngừa ung thư rất tốt. Người bệnh có thể bổ sung thêm  nghệ vào làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày.

Hành

Với những người hút thuốc, ăn hành có thể giúp khử độc tố trong phổi. Do đó, loại thực phẩm này rất tốt để bồi bổ phổi.

Nho

Nho cũng là loại quả có chứa chất flavonoid và nhiều vitamin khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường chức năng phổi. Ăn nho thường xuyên cũng là cách giúp làm sạch lá phổi và đào thải độc tố,

Nước tinh khiết

Mỗi ngày uống đủ nước cũng là cách giúp bảo vệ phổi hiệu quả. Cơ thể chúng ta 70% là nước do đó việc cung cấp nước thường xuyên giúp tăng khả năng lưu thông của máu và loại bỏ độc tố cho lá phổi khỏe mạnh.

Các loại thực phẩm không tốt cho phổi:

Bên cạnh việc nắm được thông tin ăn gì bổ phổi, bạn cũng cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm không nên sử dụng có thể gây hại đến phổi sau đây.

Hải sản đông lạnh

Các loại cá, bạch tuộc, tôm, cua đông lạnh không nên được sử dụng nhiều. Vì hải sản vốn là món tanh khi ăn lạnh sẽ sinh ra nhiều đờm. Đờm kết dính lại sẽ khó có thể bài tiết dẫn đến kích thích hệ hô hấp gặp phải các tổn thương đặc biệt là phổi, phế quản.

Món ăn cay

Các loại thực phẩm nhiều gia vị khiến cho bạn sẽ bị ho, tức ngực và gặp phải các triệu chứng thở khò khè nếu như thường xuyên sử dụng.

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Phổi vốn là một chiếc máy lọc khí có chức năng thải ra chất độc hại và hít vào không khí trong lành. Ăn nhiều chất béo sẽ tạo gánh nặng cho khí quản và phế quản. Khi các chất béo bám thực quản hay cổ họng gây cản trở việc đào thải bụi bẩn và vi khuẩn ra ngoài. Điều này sẽ dẫn đến các bệnh hô hấp như ho, viêm loét thực quản, hen suyễn…

Rượu bia, thuốc lá

Đây là các thủ phạm lớn nhất gây nên bệnh phổi ở đại đa số mọi người. Các chất kích thích như bia rượu và thuốc là có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch. Thuốc lá còn là cơn ác mộng kinh khủng đối với tim và phổi. Người thường xuyên hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư phổi cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, rượu cũng làm tổn thương khí quản, phế quản và cấu trúc mao mạch phế nang.

Các thức ăn bổ dưỡng

Những loại thực phẩm bổ dưỡng như đẳng sâm, mạch môn, nhân sâm… cho dù là rất quý và có tác dụng tốt cho cơ thể nhưng lại không hề phù hợp với người mắc bệnh phổi. Những món ăn siêu bổ dưỡng này có khả năng gây ức chế việc bài tiết chất đờm dẫn đến rối loạn chức năng hệ hô hấp. Trong nhiều trường hợp  còn làm tăng sức ảnh hưởng của các triệu chứng tại phổi.

Previous articleKhi chủ nghĩa nữ quyền lan tỏa tới hội họa.
Next articleĐời người, cao ở lòng bao dung, sang cốt là ở biết sống lương thiện