Mão Gai của Đức Kitô vượt qua chiến tranh, cách mạng và hỏa hoạn Nhà thờ Đức Bà

106

Mão Gai của Đức Kitô vượt qua chiến tranh, cách mạng và hỏa hoạn Nhà thờ Đức Bà

https://lh5.googleusercontent.com/FerXlTr8EC-sEdTfBRYAk5t7Ks6SWbA2LFuW-_m-F_PF-nVTtHTBaXtGowtBQaj2dxsP7M6qzcF6HbBCYQb8qx8dIq8FzBCMP0guA3cvjMpaInlnyqiCduEMYImpnJ7rkM4rO_wx

Những cây gai đã được xác minh lấy từ thánh tích cực thánh của Khổ hình Thập giá có thể tìm thấy trong bộ sưu tập của nhà thờ và thậm chí trong Bảo tàng của Anh.

Nhấp vào đường dẫn này để xem ảnh

Một năm trước, sự lo lắng rất lớn đổ dồn vào Mão Gai của đức Ki-tô. Khi trận hỏa hoạn gần như phá hủy Nhà thờ Đức Bà Paris, đây là kỷ vật đầu tiên mà một linh mục dũng cảm lao qua các đám lửa để cứu. Thật ngạc nhiên, thánh tích cực thánh của Khổ hình Thập giá này đã vượt qua những hoàn cảnh còn tồi tệ hơn. Nó đã thoát khỏi cuộc săn lùng của Đức Quốc xã trong suốt thời gian chiếm đóng Paris, nhưng suýt nữa thì bị phá hủy trong thời Cách mạng Pháp năm 1789.

https://aleteiaen.files.wordpress.com/2020/04/img_7882.jpg?quality=100&strip=all&w=1140

Hòm thánh tích Mão Gai Thánh trong viện Bảo tàng Anh có một cây gai duy nhất nằm chính giữa trung tâm.

Hòm thánh tích Rothschild, có lẽ là công phu nhất trong tất cả, đã được tạo ra cho người huynh đệ rất kiểu cách của một vị vua Pháp vào khoảng năm 1400. Có vẻ lạ khi nó được trưng bày giống như bất kỳ cổ vật nào khác trong Bảo tàng Anh trong khi vào thời đó nó là vật được tôn kính nhất trong tay của tư nhân. Không biết bao nhiêu du khách ngày nay rảo bước hững hờ đi qua thánh tích, trong khi trong các thế kỷ trước, người tín hữu sẽ quỳ xuống tôn kính nó.

https://aleteiaen.files.wordpress.com/2020/04/holycrown.jpg?quality=100&strip=all&w=1140

Hòm thánh tích thế kỷ 19 đựng Mão Gai của Đức Giê-su Ki-tô, được lưu giữ trong Nhà thờ Đức Bà Paris.

https://aleteiaen.files.wordpress.com/2018/02/web3-crown-thorns-notre-dame-east-news.jpg?quality=100&strip=all&w=1140

Nhà thờ Đức Bà Paris sở hữu thánh tích hoàn hảo nhất, bao gồm những ống sậy và những vòng gai quấn vào.

https://aleteiaen.files.wordpress.com/2020/04/aleteia3a.jpg?quality=100&strip=all&w=1140

 

Vua Thánh Louis IX chịu trách nhiệm đưa Mão Gai về Pháp, như được nhắc nhớ trong cửa sổ kính màu ở trên thể hiện vua đang mang thánh tích màu xanh lá.

https://aleteiaen.files.wordpress.com/2020/04/crownbohemia2.jpg?quality=100&strip=all&w=1140

Vương miện của Vua Wenceslas trong Nhà thờ Chính tòa thánh Vitus ở Prague có chứa một mũi gai thánh trong thập giá trên đỉnh vương miện.

Truyền thuyết kể rằng người nào đội vương miện này sẽ chết trong vòng một năm, và đó là chuyện đã xảy ra cho Reinhard Heydrich (ND: sĩ quan cấp cao của Đức Quốc xã).

https://aleteiaen.files.wordpress.com/2020/04/img_3368.jpg?quality=100&strip=all&w=1140

Một bức tranh vẽ thế kỷ 16 của Hà Lan thể hiện Mão Gai nổi bật ở phía trước, cùng với vài cây đinh khổng lồ hãi hùng.

https://aleteiaen.files.wordpress.com/2020/04/sainte_chapelle_interior_stained_glass.jpg?quality=100&strip=all&w=1140

Hòm thánh tích sau cùng cho Mão Gai ở trong nhà thờ La Sainte Chapelle, được xây dựng trong thế kỷ 13 với mục đích lưu giữ thánh tích này và những thánh tích khác. Thật lạ là các nhà cách mạng tôn trọng sự toàn vẹn của thánh tích hơn chính những vị vua muốn tạo ấn tượng. Vì lý do này, không phần nào của thánh tích bị thất lạc từ năm 1970.

Đây là một thời gian kinh hoàng đối với một thánh tích của Ki-tô giáo hoặc là một linh mục. Tất cả mọi đồ tạo tác thánh thiêng được làm bằng những vật liệu quý đều có thể bị cướp đoạt hoặc nung chảy. Thật may mắn, vì có rất ít giá trị về thương mại đối với ống sậy và cây gai. Không giống như rất nhiều đồ tạo tác khác trong thời cách mạng, Mão Gai được cứu thoát khi nhà thờ lưu giữ bị cướp phá.

Nơi lưu giữ cho mão gai tuyệt vời này không phải là Nhà thờ Đức Bà cho đến sau cuộc Cách mạng Pháp. Ngay sau khi đến Pháp, Mão Gai được lưu giữ trong một nhà thờ mà sự hiện hữu của nó là một cái gai đối với những người cách mạng đang điên cuồng của Paria. Nhà thờ La Sainte-Chapelle (Nguyện đường Thánh) được xây dựng chủ yếu cho nhà vua sử dụng, bên trong cung điện hoàng gia. Nó cũng là một nhà lưu giữ bộ sưu tập những thánh tích thiêng liêng của nhà vua. Thánh tích quan trọng nhất được Vua Louis IX sở hữu được năm 1239. Là nhà lãnh đạo duy nhất của Pháp trở thành một thánh nhân, ngài có sở thích rất lớn đối với những món quà lưu niệm thánh.

Nhà thờ La Sainte-Chapelle có mục đích trở thành một hòm thánh tích khổng lồ, một nơi lưu giữ Mão Gai. Giá trao đổi của thánh tích dao động vào khoảng 13.134 đồng vàng. Để tránh không trở thành một cuộc mua bán của thế gian, nhà vua dàn xếp để trả thay những khoản nợ trước đó của chủ sở hữu. Chi phí của nguyện đường, là một công trình vô giá, thấp hơn một phần ba khoản tiền trên. Xét theo thuật ngữ hiện đại, đây là vật sưu tầm đắt giá nhất mà thế giới từng nhìn thấy. Mức giá đó làm cho giá của bức tranh “Salvator Mundi” của Leonardo trở nên bé nhỏ.

Thay vì cất giữ nó, chủ sở hữu mới của hoàng gia tuyên bố rộng rãi việc mua lại của ông. Hoàng đế của Byzantine đã kiếm được rất nhiều tiền trong khi Vua Louis giành được uy tín mà không một nhà cai trị nào ở Tây Âu từng có.

Điều tuyệt vời nhất về Mão Gai là nó có thể được tách ra thành từng phần nhỏ. Điều này không dễ dàng với một bức tranh hoặc tác phẩm điêu khắc, nhưng gai có thể được gỡ ra và trình bày như những món quà được mong đợi nhất trong thế giới Ki-tô giáo. Đây là điều các vị vua Pháp đã làm. Điều kỳ lạ là các nhà cách mạng tôn trọng sự toàn vẹn của mão gai hơn chính các vị vua rất muốn tạo ấn tượng. Vì lý do này, không phần nào của nó bị thất lạc kể từ năm 1790. Trước đó, những chiếc gai rời ra được đưa đi đây đó. Việc này được kiểm soát tốt hơn so với các phần của Thập giá thật, và chúng ta có sự hình dung khá rõ ràng chiếc gai nào là phần thực sự của kết cấu mão gai ban đầu.

Hầu như tất cả các gai được xác minh đã nằm trong các bộ sưu tập của nhà thờ trong nhiều thế kỷ. Một số địa điểm có thể dễ thấy được, chẳng hạn như các nhà thờ chính tòa ở Cologne, Prague và Seville. Những nơi khác ít biết hơn: trường nội trú ở bắc Anh (Cao đẳng Stonyhurst) và viện Bảo tàng Anh, qua bộ sưu tập của gia đình ngân hàng Rothschild nổi tiếng. Pittsburgh, Pennsylvania, cũng có một mũi gai đáng tin trong Nhà thờ Thánh Michael.

Hòm thánh tích Rothschild, có lẽ là công phu nhất trong tất cả, đã được tạo ra cho người huynh đệ rất kiểu cách của một vị vua Pháp vào khoảng năm 1400. Có vẻ lạ khi nó được trưng bày giống như bất kỳ cổ vật nào khác trong Bảo tàng Anh trong khi vào thời đó nó là vật được tôn kính nhất trong tay của tư nhân. Không biết bao nhiêu du khách ngày nay rảo bước hững hờ đi qua thánh tích, trong khi trong các thế kỷ trước, người tín hữu sẽ quỳ xuống tôn kính nó.

Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có thể nhìn thấy hòm thánh tích chứ không phải là các mũi gai. Có một số hòm đựng trông giống như mặt nhật, cho các tín hữu nhìn thấy sự nhục nhã đã được bày ra cho “Vua dân Do Thái”. Những chiếc gai dài, sắc và nhọn – đúng như ý định tra tấn của người La Mã. Các sách Tin mừng thiếu những chi tiết về trạng thái nguyên thủy chính xác của mão gai Chúa Ki-tô, nhưng tại địa phương Giêrusalem có một số hậu duệ trông đáng sợ của những bụi gai từ hai thiên niên kỷ trước. Các Tin mừng cũng không nói rõ về việc Chúa Giêsu chỉ đội mão gai trong chương Ecco Homo với Phongxiô Philatô hay là suốt toàn bộ hành trình của Ngài cho đến chết.

Mão Gai là một biểu tượng mạnh mẽ như vậy, thật kinh ngạc khi các nghệ sĩ mất không biết bao lâu thời gian để kết hợp nó vào các cảnh Khổ hình Thập giá. Chúng ta phải cảm ơn vua Louis vì đã mua lại. Trước đó, các vương miện duy nhất trong Khổ hình Thập giá trông giống như vương miện vua chúa. Từ giữa thế kỷ 13, phiên bản mão gai bắt đầu được sử dụng, hợp với việc bỏ qua hình ảnh Đức Kitô như một vị vua chiến thắng để trở thành một con người chịu đau khổ. Trong 800 năm, đây là cái nhìn được người Công giáo yêu mến dành cho Đấng Cứu tinh hoặc thánh giá trống không.

Sự yêu mến vẫn tiếp tục cho đến ngày nay với “mão gai thật” được cung cấp trên Amazon bởi một công ty ở New Jersey. Một mão gai tôi nhìn thấy gần đây đã được ghi là “được đóng hộp và đã qua sử dụng”, nhưng không cho biết ai là người sử dụng ban đầu. Ít nhất nó được làm từ bụi gai mọc ở Thánh địa, nên có lẽ nó chân thực hơn một số mão gai khác. TK

Previous articleChiếc bình sứ cổ
Next articleTiếp kiến chung: Tập trung vào Đức Kitô trong cơn đại dịch