Rối loạn định dạng giới

47

Rối loạn định dạng giới

Rối loạn định dạng giới (tiếng Anh: Gender dysphoria) là một dạng bệnh tâm thần, biểu hiện của bệnh nhân là việc luôn nghĩ mình có giới tính khác với giới tính của cơ thể, họ muốn chối bỏ giới tính của cơ thể bằng cách phẫu thuật chuyển giới.

The Complete Guide to Understanding Gender Dysphoria – Trivitron Blog

GENDER DYSPHORIA
Gender identity disorder
CHUYÊN KHOA tâm thần họctâm lý học
TRIỆU CHỨNG Muốn chối bỏ giới tính của cơ thể bằng cách tự hủy hoại bộ phận sinh dục hoặc phẫu thuật chuyển giới
BIẾN CHỨNG Cảm thấy đau khổ, rối loạn ăn uống, trầm cảm, tự cô lập với xã hội
NGUYÊN NHÂN Rối loạn trong tâm lý
ĐIỀU TRỊ Tư vấn, điều trị tâm lý

Triệu chứng

Năm 1980, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) chính thức phân loại Rối loạn định dạng giới là một dạng bệnh tâm thần[1]. Các điều khoản chẩn đoán về chuyển giới, rối loạn định dạng giới ở thanh thiếu niên và người trưởng thành được liệt kê chung trong Bảng phân loại quốc tế về bệnh (ICD) và Thống kê các chứng rối loạn tâm thần của Hội chẩn đoán y khoa Hoa Kỳ (DSM) dưới mã số F64.0, F64.1, 302,85 và 302,6 tương ứng.[2][3][4]Trung tâm cai nghiện và Sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ đã xếp rối loạn này vào Mục DSM-V, kèm với đó là phác đồ điều trị của nhóm này[5].

Rối loạn định dạng giới cũng được phân loại như là một chứng rối loạn tâm thần tại Bảng phân loại quốc tế về bệnh (ICD-10) bởi Trung tâm quốc tế về Phân loại bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan, với mã số tương ứng là F64.0, F64.2, F64.9. Biểu hiện của nó là những hành vi, thái độ chối bỏ giới tính của bản thân mình, gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán sau[6][7]:

  • Trẻ em có thể:
    • Tự ghê tởm bộ phận sinh dục của mình
    • Từ chối chơi với bạn bè, cảm thấy cô đơn
    • Tin rằng khi sẽ lớn lên sẽ trở thành người khác giới
    • Nói rằng trẻ muốn được làm người khác giới
  • Người lớn có thể:
    • Ăn mặc như người khác giới
    • Cảm thấy cô đơn
    • Muốn sống như một người khác giới tính
    • Muốn được thoát khỏi bộ phận sinh dục của mình
  • Cả người lớn và trẻ em có thể:
    • Ăn mặc, đi đứng hoặc có các hoạt động điển hình của người khác giới
    • Bị trầm cảm hoặc lo âu
    • Từ chối tương tác với xã hội

Bảng phân loại quốc tế về bệnh phiên bản mới (ICD-11), có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, đổi tên chứng bệnh này là “Không thỏa mãn giới tính”, xếp trong mục “Các vấn đề liên quan đến sức khỏe tình dục”. Theo ICD-11, chứng bệnh này được phân loại thành ba dạng[8][9]

  • Sự không thỏa mãn về giới tính vào tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành (HA60): thay thế F64.0
  • Sự không thỏa mãn về giới tính vào thời thơ ấu (HA61): thay thế F64.2
  • Không thỏa mãn giới tính mà không xác định được thời điểm (HA6Z): thay thế F64.9

Ước tính có khoảng 0,005% đến 0,014% nam giới và 0,002% đến 0,003% nữ giới được chẩn đoán mắc chứng Rối loạn định dạng giới, dựa trên các tiêu chí chẩn đoán hiện tại[10] Rối loạn định dạng giới nếu không được phát hiện và chữa trị thì tâm lý trên sẽ trở nên mạnh hơn, bệnh nhân sẽ chối bỏ giới tính của cơ thể và muốn được tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính.[11]

Ở tuổi vị thành niên, Rối loạn định dạng giới nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ chuyển biến thành Đồng tính luyến ái hoặc sẽ đi tiến hành chuyển đổi giới tính. Sách tâm thần học xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ khẳng định: 75% trẻ em nam bị rối loạn định dạng giới sẽ trở thành người đồng tính khi đến tuổi trưởng thành.[12]
Điều trị

Nhiều người cho rằng: với những bệnh nhân bị rối loạn định dạng giới, cách chữa trị tốt nhất là phẫu thuật chuyển đổi giới tính để họ sống với giới tính mà mình mong muốn.

Tuy nhiên, tiến sĩ Paul R. McHugh – trưởng khoa tâm thần của Bệnh viện Johns Hopkins kiêm Giáo sư tâm thần với danh hiệu phục vụ xuất sắc (Distinguished Service Professor) nói về việc muốn đổi giới tính (Transgenderism) là một rối loạn tâm thần và cần được điều trị, chuyển đổi giới tính thực ra là điều “không thể làm được về mặt sinh học”. Những người cổ vũ hợp pháp hóa việc phẫu thuật chuyển giới thực ra đang ủng hộ việc bệnh nhân rối loạn tâm thần tự tàn phá cơ thể mình, trong khi lẽ ra phải giúp họ tìm cách chữa trị về tâm thần. Phẫu thuật chuyển đổi giới tính không phải là cách giải quyết cho những người mang chứng rối loạn định dạng giới. Tiến sĩ McHugh nói[13]:

Những người lập chính sách và truyền thông đã không đưa ích lợi gì đến cho công chúng hoặc những người nghĩ rằng giới tính của họ không đúng với thể chất. Trái lại, họ bóp méo bản chất rối loạn tâm thần của những người này thành một dạng “nhân quyền cần được bảo vệ” hơn là một rối loạn tâm thần cần có sự thông hiểu, điều trị và phòng ngừa.
Cảm giác mãnh liệt về việc sinh ra không đúng giới tính của mình đã tạo nên một rối loạn tâm thần theo hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là sự không tương ứng với thực tại thể chất. Khía cạnh thứ hai là cảm giác này có thể đưa đến kết quả tâm lý rất đáng sợ. Đây là một rối loạn tâm thần gây hại tương tự như một người gầy ốm nhưng lại chán ăn và luôn nghĩ họ thừa cân.
Những người ủng hộ chuyển giới không muốn biết rằng những nghiên cứu cho thấy khoảng 70-80% trẻ em bộc lộ những cảm giác rối loạn giới tính đã mất đi những cảm giác này một cách tự nhiên theo thời gian. Và vì thế, chúng tôi (Bệnh viện Johns Hopkins) đã ngừng phẫu thuật chuyển giới, vì làm hài lòng một bệnh nhân tâm thần không thể là lý do biện minh cho việc cắt cụt những bộ phận bình thường của cơ thể họ.
Thay đổi giới tính vốn là điều không thể làm được về mặt sinh học. Những người phẫu thuật chuyển giới không thay đổi từ nam sang nữ hoặc ngược lại. Trái lại, họ là những người nam bị nữ hoá hoặc người nữ bị nam hoá. Các tuyên bố kiểu như “chuyển đổi giới tính là quyền dân sự” và việc hợp pháp hóa phẫu thuật chuyển giới trong thực tế chính là sự cổ súy cho bệnh nhân rối loạn tâm thần.”

Theo đó, việc điều trị rối loạn định dạng giới cần được tập trung vào việc phát hiện sớm những hành vi lệch lạc giới tính ngay từ trẻ nhỏ, sau đó việc điều trị tâm lý cần được tiến hành để bệnh nhân tự cảm thấy chấp nhận giới tính của cơ thể và không còn mong muốn sống như người mang giới tính khác.
Chú thích

  1. ^ “glbtq >> social sciences >> Transgender Activism”. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth Edition (1994)
  3. ^ “ICD”. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ “ICD”. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.
  5. ^ Newsroom | APA DSM-5
  6. ^ “Gender identity disorder in adolescence and adulthood”. ICD10Data.com. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ “Gender dysphoria: MedlinePlus Medical Encyclopedia”. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015.
  8. ^ “International Classification of Diseases”. World Health Organization. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2018.
  9. ^ “Gender incongruence (ICD-11)”icd.who.int. WHO. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018.
  10. ^ Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 5American Psychiatric Association. 2013. tr. 454. ISBN 978-0890425558.
  11. ^ The American Psychiatric Publishing textbook of psychiatry. Robert Ernest Hales, Stuart C. Yudofsky, Glen O. Gabbard. American Psychiatric Publishing 2008. ISBN 978-1-58562-257-3. P 1475
  12. ^ The American Psychiatric Publishing Textbook of Psychiatry. P 1475
  13. ^ “Johns Hopkins Psychiatrist: Transgender is ‘Mental Disorder;’ Sex Change ‘Biologically Impossible’”. CNS News. Truy cập 1 tháng 8 năm 2015.
Previous articleTại sao chúng ta phải tỏ ra quyền lực với người nghèo?
Next articleCô bé Lọ Lem