Thời trang Mỹ qua các thập niên

84

Thời trang Mỹ qua các thập niên

Những năm 20 vàng son

Sự kết thúc của Thế chiến thứ nhất đã mang lại luồng gió mới của sự tự do và độc lập cho phụ nữ Mỹ. Cũng trong thập kỷ này, phong cách “flapper” du nhập, một bộ phận phụ nữ Mỹ mặc những trang phục toát lên vẻ hiện đại. Trước thập kỷ 20, phụ nữ Mỹ luôn hướng đến việc làm mình trông già hơn so với tuổi thật, nhưng với việc thực hiện Sửa đổi lần thứ 19 năm 1919, bảo đảm quyền bầu cử cho phụ nữ, họ bắt đầu cố gắng để mình trông trẻ hơn và hơn nữa. Phụ nữ cũng bắt đầu mặc những trang phục rộng trong khi phần gấu áo được kéo đến độ dài chưa từng thấy – ngang đầu gối, đồng thời loại bỏ thời trang hạn chế và bất tiện của những thập niên trước. Những năm 1920, phụ nữ Mỹ thường búi, hoặc cắt ngắn tóc của họ cho phù hợp với biểu tượng thời trang huyền thoại thời đó, một chiếc mũ trùm làm bằng nỉ được đội chéo đầu để trùm kín trán, và đôi khi, cả tai nữa. Đầm phong cách flapper và mũ chuông thường được kết hợp với nhau, và rất được ưa chuộng vào nửa cuối thập kỷ này.

Vào thập niên 20, đàn ông Mỹ bắt đầu ăn mặc thoải mái nhất từ trước đến nay. Trong thời gian này, đàn ông loại bỏ ve áo suit của những năm 1910 ra khỏi tủ đồ, và thay vào đó là quần cộc, áo khoác flannel, giày hai màu cho thời trang hằng ngày. Thêm vào đó, cả cánh đàn ông hay những chàng trai trẻ đều mặc những chiếc quần soóc ngang gối, được biết đến như những cái quần lót ở Mỹ, cùng với áo len mỏng và áo sơ mi button – down cơ bản. Áo sơ mi nam ở những năm 1920 thường được thiết kế với họa tiết sọc mix nhiều màu, chủ yếu là màu xanh lá, xanh da trời, và vàng pastel, tương phản với cổ áo màu trắng. Những chiếc nơ thắt cũng tăng sự phổ biến trong kỷ nguyên này.

Những năm 1950: Kỷ nguyên Hậu chiến tranh

Giữa thời kỳ sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 1929 và sự kết thúc của Thế chiến thứ 2 năm 1945, các xu hướng thời trang đã buộc phải lùi lại phía sau trong đường đua khốc liệt dành lấy sự quan tâm của thế giới. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1950, thời trang đã một lần nữa vươn lên vị trí dẫn đầu trong văn hóa Mỹ, có lẽ còn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thập kỷ này tiêu biểu bởi sự bùng nổ kinh tế và một động thái khổng lồ hướng tới chủ nghĩa tiêu thụ, một xu hướng vẫn tiếp diễn đến ngày nay. Ngay khi thế chiến thứ 2 kết thúc, sự chia cắt cũng trở thành quá khứ, bởi một số loại vải khác nhau đã dần được sản xuất sẵn và lưu thông. Cũng trong thập niên này, các cửa hàng bách hóa mọc lên như nấm khắp nơi cung cấp cho người Mỹ một nguồn hàng tiêu dùng phong phú.

Phụ nữ những năm 1950 có vẻ ngoài và ăn mặc theo một phong cách nhất định và đa phần, phù hợp với tiêu chuẩn mới được tạo ra của vẻ đẹp, không giống như những phụ nữa trẻ phong khoáng, đón đầu thời trang vào những năm 20 hoàng kim. Bởi vì chồng của họ đã trở về từ chiến tranh, phụ nữ Mỹ những năm 1950 trở lại tập trung vào nghĩa vụ của họ là nội trợ. Sự tương đồng giữa những người phụ nữ được khuyến khích, xã hội không ủng hộ nhu cầu tạo ra những phong cách khác biệt. Trong thập niên này, tà áo được kéo dài đáng kể, chạm xuống giữa bắp chân, thậm chí là mắt cá chân, trong khi vóc dáng đồng hồ cát trở nên được ưa chuộng. Những chiếc đầm dài, màu sáng trở thành tiêu chuẩn trang phục của những bà nội trợ ngoại ô. Đối với phụ nữ làm công việc bên ngoài, những chiếc chân váy bó sát dài đến đầu gối thường được sử dụng cùng với một chiếc thắt lưng để tôn lên vóc dáng đồng hồ cát.

Đối với nam giới, thời trang những năm 1950 không khác nhiều so với những thập kỷ trước. Đàn ông thường mặc những bộ suit, áo len, sơ mi cài cổ cơ bản, quần thụng, tất cả đều được làm bằng các loại vải tương tự. Không giống như những năm 1920, nam giới tránh quần áo họa tiết, thay vào đó họ chọn trang phục màu solid (màu thuần).

Những năm 1960: Kỷ nguyên của Phản văn hóa

Tại Mỹ, thập niên 60 được đánh dấu bằng sự lên ngôi của những phong trào phản văn hóa đã tạo nên cuộc cách mạng hóa các quy phạm xã hội trên khắp đất nước này. Văn hóa giới trẻ phản đối quy chuẩn về sự tương đồng đã ăn sâu vào xã hội trong những thập kỷ trước. Để loại bỏ sự tách biệt về phong cách giữa trang phục của nam và nữ, thập niên 60 đã mang đến một hiện tượng mới: quần áo unisex như đồ vải denim, vải jean, áo khoác da có thể mặc bởi bất kỳ ai.

Bắt đầu từ London, thời trang Mod nhanh chóng lan rộng tới Mỹ vào giữa những năm 60. Đặc trưng bởi màu sắc rực rỡ cùng với những hình khối lớn, thời trang Mod trở nên nổi bật trong giới thanh thiếu niên thượng lưu tại Mỹ. Từ chối sự phổ biến của thời trang Mod, xu hướng “Greasers” đã lan rộng khắp nước Mỹ, và thách thức phong cách thời trang đầy màu sắc của Mod. Greasers, cái tên bắt nguồn từ kiểu tóc vuốt ngược của họ, là một nhóm thanh niên giai cấp công nhân bắt đầu nhen nhóm từ những năm 1950 nhưng chỉ trở nên nổi tiếng trong thập kỷ tiếp theo. Greasers được biết đến với việc phổ biến những chiếc áo khoác da mà trước đây chỉ được mặc trong quân đội, vào thời trang thường ngày. Thêm vào đó, họ thường mặc những chiếc áo phông bó sát và quần jean xẻ gấu.

Phong trào phản văn hóa Hippie du nhập vào California vào cuối những năm 60, nhanh chóng lan rộng ở Bờ biển Đông, và được ưa chuộng tại làng Greenwich thuộc thành phố New York. Cách mạng Hippie được khởi xướng theo sau sự kiện Summer of Love năm 1967, một hiện tượng chính trị-xã hội quy tụ gần 100,000 người tại San Francisco, tạo nên sự thay đổi trong xã hội cũng như sự tiếp nhận của nhiều phong cách sống khác nhau. Nổi lên chống lại chủ nghĩa tiêu dùng, hầu hết các Hippie mặc quần áo và phụ kiện handmade. Những chiếc váy maxi dài và quần jean ống chuông ngày càng được ưa chuộng cùng với hoa văn, màu nhuộm sáng và họa tiết paisley. Phụ nữ khai trừ những chiếc áo lót có đệm và cài khuy được khuyến khích mặc vào những năm 1950, và thay thế chúng bằng những phong cách khác thường như việc để mặt mộc và mái tóc dài bù xù tự nhiên.

Những năm 1970: Thập niên của “chính mình”

Đặt ưu tiên hàng đầu cho sự thay đổi và hiện đại hóa, những phong trào phản văn hóa của giới trẻ những năm 60 đã dẫn đường cho những xu hướng thời trang nở rộ vào những năm 1970. Nhưng không giống như thập niên 60, người Mỹ của thập niên 70 đã lùi lại một bước từ những phong trào chính trị để lựa chọn tập trung vào chính họ. Nhiều người đã đề cập đến sự thay đổi này như là sự “trở về với lẽ thông thường”, khiến cho những năm 1970 có cái tên là Thập niên của “chính mình”.

Được ra đời từ thập kỷ trước, quần áo unisex trở nên phổ biến từ đầu những năm 1970. Với việc phụ nữ tham gia vào môi trường việc làm nhiều chưa từng có, những bộ âu phục và trang phục thường ngày mang phong cách nam tính được ưa chuộng trong giới trẻ. Phụ nữ cũng mặc những chiếc chân váy với độ dạng đa dạng, họ thường chọn những chiếc váy ngắn bó sát để mặc hằng ngày. Một item phổ biến vào cuối những năm 60, hot pant, những chiếc quần short bó sát chỉ dài tầm 2-3 inch, trở thành phong cách hướng tới của các cô gái trẻ trong nửa đầu thập niên 70.

Những chiếc áo bó và quần rộng đặc trưng cho thời trang cho cả thời trang nam và nữ. Là món đồ chủ yếu trong tủ quần áo những năm 1970, quần jean xanh được cả nam và nữ cũng như trẻ em trên khắp cả nước mặc, và có thể biến hóa thành nhiều phong cách khác nhau. Sự phổ biến của quần ống chuông tiếp tục gia tăng và giờ đây, nó trở thành đại diện cho thời trang thập niên này. Phụ nữ thường lựa chọn những chiếc đầm maxi dài đến mắt cá chân mặc với đường xẻ dài lên đến đùi. Họa tiết to bản được yêu thích trong cả hai giới với những chiếc áo khoác thể thao, áo len vặn thừng và quần xếp ly.

Những năm 1980: Kỷ nguyên của Sáng tạo

Thời trang vào đầu những năm 80 cũng tương tự như thập niên trước đó. Nhưng vào năm 1984, những ngôi sao đại chúng như Madonna và Cyndi Lauper đã mang đến một luồng gió mới cho giai đoạn này, khi mà họ tập trung vào việc mở rộng ranh giới của sự sáng tạo với những họa tiết, sự kết hợp màu sắc vui tươi và phong cách độc đáo. Phụ nữ bắt đầu mang những quần legging cotton bó sát, kết hợp với áo len vặn thừng và những chiếc áo trễ vai oversized. Thêm nữa, các quý cô cũng mặc những chiếc quần vải dù ống rộng với những chiếc áo crop top bó sát ngắn trên rốn. Quần áo nhiều lớp cũng dần được ưa chuộng, chẳng hạn như, một chiếc chân váy ngắn bằng vải denim hoặc vải thun, được kết hợp với quần legging hoặc quần tất. Phụ kiện là một yếu tố không thể thiếu trong giai đoạn này, được thanh thiếu niên rất ưa chuộng. Phụ nữ thường sử dụng những cặp kính mát sặc sỡ, vòng tay tết, và khuyên tai to bản cho trang phục thường ngày. Tóc thường được uốn để đạt được độ bồng bềnh và phong cách trang điểm với màu mắt đậm, lớp nền dày và son môi màu tươi sáng.

Đối với phụ nữ làm việc văn phòng, một hiện tượng thời trang mới đã xuất hiện vào những năm 1980: power dressing (phong cách cho nữ doanh nhân). Khởi nguồn từ những năm 70, power dressing đã chiếm được ưu thế nổi bật vào đầu những năm 80 và sớm trở thành phong cách thời trang của các quý cô công sở để tạo nên phong thái quyền lực của họ trong môi trường công sở. Trong thập niên, hình tượng người phụ nữ nơi công sở trở thành tiêu chuẩn; tuy nhiên, phụ nữ vẫn cảm thấy cần thiết phải thiết lập sự bình đẳng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, và họ sử dụng thời trang như vũ khí của họ. Power dressing kết hợp với những chiếc blazer được may vừa vặn với cầu vai và chân váy ôm sát dài đến đầu gối.

Rời xa những bộ trang phục bó sát của thập niên 70, nam giới những năm 80 lựa chọn những chất liệu rộng rãi và thoải mái. Trang phục năng động là một lựa chọn yêu thích của nam thanh niên thời này, kết hợp giữa quần áo nỉ và giày sneaker. Cuối thập niên 80, Nike giành được thành công vượt bậc trên toàn thế giới nhờ vào sự thịnh hành của thời trang thể thao trong nam giới.

Những năm 1990: Thập niên của Phản thời trang

Khi so sánh với phong cách thời trang hào nhoáng của những năm 80, thời trang những năm 90 có cách tiếp cận tối giản hơn nhiều. Người trưởng thành trong thời kỳ này thường mặc những chiếc quần jean thoải mái với áo thun trơn và áo len vặn thừng trong khi thiếu niên và các bé gái thường lựa chọn những bộ trang phục màu neon sặc sỡ như: màu hồng sáng, xanh lá cây, xanh da trời, cam và vàng. vào năm 1992, những màu dạ quang được thay thế bằng những màu dịu hơn như: màu san hô, xanh ngọc, tím tử đinh hương, .v.v. Sự nổi tiếng của ngôi sao nhạc pop MC Hammer đã bắt đầu thời kỳ của những chiếc quần vải dù, quần ống rộng được làm bằng cotton với quần bó ống và khóa kéo. Sự tiện lợi trở thành điểm nhấn đối với người Mỹ trong thập kỷ này, loại bỏ mọi xu hướng thời trang gây bất tiện cho người mặc từ thập kỷ trước.

Năm 1992, nhạc grunge đã trở nên phổ biến chưa từng có trong giới trẻ, kéo theo đó là xu hướng thời trang mới đại diện cho cả thập kỷ này. Quần áo màu sặc sỡ nhường chỗ cho những chiếc áo sơ mi sọc caro, quần bò giặt đá, và các màu tối như: màu hạt dẻ, xám, xánh lá cây và nâu. Tại Mỹ, thời trang grunge được phổ biến bởi Doc Martens, một thương hiệu giày dép của Anh, những đôi boot da đen của họ trở thành item thời trang yêu thích của giới trẻ khắp đất nước này.

Năm 1995, những chiếc quần bò ống rộng của những năm 1970 được hồi sinh với sự xuất hiện của những đôi boot chunky đen và áo thun baby doll rất được ưa chuộng trong lớp phụ nữ trẻ và các cô bé tuổi teen. Phong cách punk và alternative trở thành một phần chủ đạo của thời trang năm 1996, với kiểu tóc ngắn bù xù, quần áo màu đen và giày trượt ván. Đối với phụ nữ, thời trang cuối thập niên 90 được đặc trưng bởi những chiếc tank top quai mảnh và quần váy. Quần capri, một loại quần thụng dài đến bắp chân, và quần jean cạp trễ cũng rất thịnh hành. Áo crop top từ thập niên 80 tiếp tục được hầu hết các phụ nữ trẻ mặc cùng với quần suông cạp cao. Dựa vào kiểu tóc của Jennifer Aniston trong show truyền hình nổi tiếng những năm 90: Friends, kiểu tóc “Rachel” trở nên phổ biến trong giới trẻ trong nửa cuối thập kỷ. Cũng trong thời gian này, kiểu tóc mái thưa cũng nổi lên như một hiện tượng cùng với tóc pixie.

Những năm 2000: Thập niên của sự “pha trộn”

Theo sau những năm 1990, thời trang những năm 2000 rời xa những cách tiếp cận tối giản, mà kết hợp các xu hướng từ nhiều phong cách khác nhau. Đầu những năm 2000, các nhà thiết kế bắt đầu phối nhiều màu sắc và họa tiết hơn vào các sản phẩm của họ, và vẫn lấy cảm hứng từ quần áo vintage của thập niên 60, 70 và 80. Thời trang của nữ giới trở nên nữ tính hơn khi họ bắt đầu mặc những chiếc váy denim ngắn và áo khoác, áo cổ yếm, áo sơ mi hở rốn, quần jean cạp trễ và quần capri. Khoảng giữa những năm 2000, những chiếc đầm suông dài được các phụ nữ trẻ và tuổi teen ưa chuộng, thường được kết hợp với một chiếc đai mảnh ở eo. Vào năm 2007, giày búp bê trở thành item thời trang được mọi quý cô yêu thích, cùng với váy len và áo sơ mi cài khuy dài.

Thời trang nam trong thập niên này cũng tương tự như những năm 80, kết hợp quần áo thể thao vào trong trang phục hằng ngày. Nam giới mang giày sneaker, mũ bóng chày, và áo nỉ, mặc cùng với quần jean ống suông. Những năm 2000 chứng kiến sự hồi sinh của phong cách thập niên 60 khi mà ngày một nhiều đàn ông bắt đầu diện những chiếc áo khoác da đen, moto boots, và áo phông Ed Hardy kết hợp với phụ kiện. Thời trang công sở nam những năm 2000 thường là những chiếc quần sát với áo khoác blazer hai hàng khuy, sơ mi cài cổ và cà vạt mảnh. Trong nửa sau thập kỷ này, đàn ông bắt đầu mặc những trang phục ôm sát người hơn bao giờ hết.

Những năm trở lại đây

Quay trở về với hiện tại, thời trang giờ đây chủ yếu mang hơi hướng vintage. Lấy cảm hứng từ những thập kỷ đã qua, những xu hướng hiện tại tập trung vào phong cách retro với quần denim ống loe, giày platform, mũ newsboy và túi kẻ sọc.

Trải qua nhiều thập kỷ chịu ảnh hưởng của các làn sóng văn hóa, chính trị, hiện tại từ khóa “Made in the U.S.A” chắc chắn mang lại ý nghĩa nhiều hơn chỉ là một mánh khóa tiếp thị hiện đại. Với ý tưởng về chất lượng cao cấp, thời trang Mỹ và lý tưởng dân chủ đã sáng tạo ra nhận diện đặc trưng cho quốc gia hàng triệu dân này.

Previous article4 món phải hạn chế ăn
Next articleXét nghiệm COVID-19 bằng PCR là gì và người ta đã tạo ra nó như thế nào?