Những thách thức của toàn cầu hóa

21

Những thách thức của toàn cầu hóa

Toàn cầu hoá được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế. “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển. Vì toàn cấu hoá là một xu thế, một quá trình khách quan cho nên không thể đảo ngược.

Toàn cầu hoá nói chung, một mặt, là sự tiếp nối, sự khẳng định và hoàn thiện các khuynh hướng đã hình thành từ lâu trong lịch sử thế giới, mặt khác, nó cũng là một hiện tượng mới, bắt đầu bằng toàn cầu hoá về kinh tế, rồi dần đần lôi cuốn theo toàn cầu hoá về một số lĩnh vực văn hoá và tác động mạnh mẽ đến chính trị. Từ khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới hai cực thực sự đã trở thành thế giới một cực, với một siêu cường duy nhất là Mỹ. Ngày nay, Mỹ đang từng bước thực hiện chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền nhằm biến toàn cầu hoá thành Mỹ hoá cả về kinh tế, văn hoá và chính trị, nuôi hy vọng chiếm địa vị độc tôn và làm bá chủ thế giới.

Thật ra, không phải mọi quốc gia đều tham gia vào quá trình toàn cầu hoá với mức độ giống nhau và đều được bình đẳng như nhau. Khi tham gia toàn cầu hoá, các nước phát triển có rất nhiều lợi thế. Phần còn lại của thế giới thì chịu thiệt thòi về nhiều mặt và gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới ngày nay, các quốc gia không thể tẩy chay hoàn toàn toàn cầu hoá hoặc đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá. Vấn đề đối với tất cả các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển, là phải có chiến lược thích ứng và khôn ngoan để vượt qua thách thức và chớp lấy thời cơ, trong quá trình hội nhập thế giới, phải có ý thức giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ để đưa quốc gia dân tộc mình đến chỗ phát triển và phồn vinh.

Ngày nay, ai cũng biết rằng, toàn cầu hóa có cả mặt tích cực với những khả năng và cơ may rất lớn, và mặt tiêu cực cũng chứa đựng không ít những thách thức, rủi ro và cạm bẫy. Mặc dù người được lợi nhiều nhất trong toàn cầu hoá là các nước phát triển, đặc biệt là nước Mỹ, còn người bị thiệt thòi hơn cả là các nước đang phát triển, nghĩa là phần số đông còn lại của thế giới. Song, không nên nghĩ rằng, các nước phát triển khi tham gia toàn cầu hoá chỉ gặp toàn những thuận lợi, mà không gặp một thách thức nào cả. Thật ra, những thách thức đó là chung đối với tất cả các nước và chúng có khá nhiều, chúng thể hiện trên tất cả các mặt, từ những thách thức về chính trị đến những thách thức về kinh tế, từ những thách thức về văn hoá – xã hội đến những thách thức về môi trường sống… Dĩ nhiên, cần phải thấy rằng, các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển phải chịu thách thức nhiều hơn rất nhiều do các vấn đề toàn cầu hoá đặt ra so với các nước phát triển. Do vậy, nếu các nước này coi nhẹ hoặc không thấy hết mặt tiêu cực do các vấn đề toàn cầu hoá đặt ra thì sẽ là sai lầm, sẽ dẫn đến nguy cơ mất chủ quyền quốc gia dân tộc, đến nền kinh tế của đất nước đến những khó khăn ngày một lớn hơn, đe dọa hủy hoại các giá trị truyền thống, thậm chí hủy hoại cả cơ sở tồn tại của chính dân tộc mình là thiên nhiên, là môi trường sống. Trái lại, nếu coi nhẹ mặt tích cực của nó cũng là sai lầm, sẽ làm cho đất nước càng lún sâu hơn vào trạng thái kém phát triển. Có thể thấy điều này qua việc nhiều quốc gia nhờ tham gia vào quá trình toàn cầu hoá mà đã vượt qua được thách thức và đang trên con đường phát triển với tốc độ khá nhanh.

Trong phạm vi bài này chúng tôi muốn nêu lên một số thách thức lớn do toàn cầu hoá đặt ra hay là sự đối mặt của các quốc gia dân tộc trước các vấn đề toàn cầu của thời đại.

Thách thức do toàn cầu hoá mang lại cho các nước, như đã nói ở trên, có nhiều loại trong đó thách thức chính trị là quan trọng nhất. Việc toàn cầu hoá đang và sẽ thách thức sự độc lập, tự chủ của các dân tộc và chủ quyền quốc gia là một hiện thực. Chưa nói đến các cuộc chiến tranh nóng do các siêu cường bất chấp luật pháp quốc tế gây ra, nền độc lập, tự chủ, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của các nước nhỏ, của các nước chậm phát triển đang và sẽ đứng trước nguy cơ tiềm tàng bị cộng đồng quốc tế can thiệp ngày một nhiều hơn. Hệ thống và cơ chế quyền lực quốc tế gây ra cho các quốc gia này nhiều mối lo ngại, vì nó được sử dụng như là cơ sở để cộng đồng quốc tế, hoặc nhân danh cộng đồng quốc tế, can thiệp trực tiếp và thách thức chủ quyền chính trị truyền thống. Ngay cả những quyền định ra chính sách và mục tiêu kinh tế, kiểm soát, điều hoà nguồn tài nguyên và nguồn thông tin, quyền quản lý các hoạt động kinh tế và khả năng hành động của một nước cũng sẽ bị tác động và bị các tổ chức kinh tế quốc tế và các công ty xuyên quốc gia ràng buộc chặt chẽ, do đó khó có thể phát triển kinh tế dân tộc theo chiến lược riêng. Những quy tắc thị trường toàn cầu, buôn bán toàn cầu, tiền tệ toàn cầu, hoạt động kinh tế toàn cầu đã trở thành lực lượng mang tính cưỡng chế về mặt pháp luật quốc tế đối với một nước, nhất là các nước nhỏ, buộc họ phải điều chỉnh chủ quyền kinh tế cho phù hợp với quy định chung thường là do các nước lớn áp đặt.

Đứng trước sự thách thức về chủ quyền quốc gia trong toàn cầu hoá, có những ý kiến khác nhau, thậm chí có khi rất trái ngược nhau. Một số người cho rằng, trong tiến trình toàn cầu hoá, vai trò của nhà nước không giảm đi mà ngược lại, còn tăng lên, sự tăng lên đó không phải để cản trở sự phát triển, mà là để thúc đẩy tiến bộ.

Số thứ hai cho rằng, chủ quyền quốc gia ngày nay không còn giữ nguyên giá trị cơ bản như trước đây nữa, do vậy, địa vị và vai trò của nhà nước giảm đi rõ rệt. Theo họ, nhân quyền hiện đã vượt lên trên chủ quyền ở trong tất cả các xã hội khác nhau, nó không đếm xỉa tới biên giới quốc gia và trên một số mặt, đã phá bỏ sự phân cách giữa các quốc gia và độc lập của các quốc gia. Như vậy, theo họ, trong thời đại toàn cầu hoá, chủ quyền quốc gia đã bị suy yếu và lỗi thời, còn nhân quyền cao hơn chủ quyền là điều tất yếu (!).

Chúng tôi cho rằng, đó là những ý kiến cực đoan.

Nếu nói rằng toàn cầu hoá không thách thức gì đối với chủ quyền quốc gia là không thực tế. Chỉ cần nhìn vào cơ chế LHQ liên tiếp can dự đến các công việc chính trị và an ninh quốc tế, vào việc tổ chức thương mại thế giới (WTO) có quyền trừng phạt đối với những hành vi vi phạm quy tắc buôn bán của WTO: có quyền phán xử đối với những tranh chấp mua bán: việc qũy tiền tệ quốc tế (IMF) thường cho vay với điều kiện nước đi vay phải thực hiện những cải cách trong nước, hoặc tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế tuyên bố họ có quyền tiến hành kiểm tra các thiết bị hạt nhân đối với nước vi phạm hiệp định sử đụng hạt nhân mà không cần có sự đồng ý của chính phủ nước đó thì chúng ta đủ hiểu.

Trái lại, nếu cho rằng. do toàn cầu hoá mà chủ quyền quốc gia – dân tộc đã lỗi thời thì là sai lầm nguy hiểm. Sứ mệnh lịch sử của nhà nước vẫn còn lâu dài. Nhà nước vẫn là nhân tố chính trị cơ bản nhất.

Biểu hiện rõ rệt nhất của thách thức về mặt kinh tế là sự phân cực quá đáng thành những nước giàu và những nước nghèo, những nước cực giàu có và những nước khốn khó đến cùng cực với các khoản nợ chồng chất không có khả năng trả. Ngày càng lộ rõ bộ mặt của chủ nghĩa thực dân kinh tế trong thời đại toàn cầu hoá. Điều này làm cho sự phân hoá giàu – nghèo trở thành một đặc điểm của toàn cầu hoá hiện nay, nó thể hiện sự bất bình đẳng của các nước và các dân tộc tham gia toàn cầu hoá. Đáng chú ý là sự bất bình đẳng không chỉ thể hiện giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, tức là giữa các nước phương Tây giàu có và phần còn lại của thế giới. Sự bất bình đẳng còn thể hiện ngay trong số các nước phát triển, cũng như giữa các nước chậm phát triển, giữa các khu vực khác nhau trong một quốc gia và giữa các dân tộc trong một quốc gia nhiều dân tộc.

Toàn cầu hoá hiện thời là toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, cho nên tiến trình toàn cầu hoá càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng lên gấp bội. Bởi vì, toàn cầu hoá này không thể nào giải quyết được sự bất công trong xã hội. Sự chênh lệch giàu nghèo, sự bất bình đẳng giữa các nước thể hiện rõ nét nhất mặt trái của toàn cầu hoá và cũng là thách thức lớn nhất đối với nhân loại.

Toàn cầu hoá càng tiến triển nhanh, hai cực giàu – nghèo càng doãng rộng ra thêm, thì đồng thời càng thúc đẩy sự chống đối. Sự phân hoá giàu nghèo và sự bất công xã hội gia tăng đã gây nên nỗi bất bình chính đáng ở các nước và các tầng lớp nhân dân nghèo khổ. Sự chống đối toàn cầu hoá ngày càng quyết liệt không chỉ ở các nước đang phát triển, mà còn xảy ra ngay cả trong các nước phát triển phương Tây nó đang biến thành làn sóng phản đối toàn cáu hoá.

Thách thức văn hoá cũng là một trong những thách thức rất đáng kể. Bất chấp việc có người tán thành, có người phản đối hay thậm chí phủ nhận toàn cầu hoá văn hoá, thì toàn cầu hoá vẫn đang tác động mạnh đến văn hoá. Có một thời người ta đã dự đoán rằng, trong tương lai sẽ hình thành một thứ ngôn ngữ chung cho từng khu vực và từ đó sẽ hình thành ngôn ngữ chung cho toàn thể thế giới. Cũng có thời, người ta đặt ra quốc tế ngữ để làm công cụ giao tiếp cho che dân tộc trên thế giới. Không thể không thấy một thực tế là ngày nay, hiện tượng hay đấu hiệu toàn cầu hoá về ngôn ngữ bộc lộ khá rõ trong việc tiếng Anh ngày càng được sử dụng rộng rãi. Những sản phẩm văn hoá Mỹ, như phim ảnh, nhạc, thức uống, các món ăn nhanh của Mỹ hoặc y phục thời trang, nước hoa và mỹ phẩm Pháp… đã trở thành món ăn tinh thần và vật chất của nhiều người thuộc các châu lục khác nhau, nhất là của lớp trẻ. Vì vậy, đã xuất hiện những khái niệm như chủ nghĩa đa nguyên văn hoá, chủ nghĩa liên văn hoá, chủ nghĩa xuyên văn hoá. Một hiện tượng khác cũng hết sức đáng chú ý là, các Công ty xuyên quốc gia nào mà muốn đầu tư sản xuất và thành công ở các nước khác thì trước tiên phải tìm hiểu sự khác biệt về cách thức ứng xử, về tâm lý và phong tục tập quán của nước mình so với các nước đó, đồng thời còn phải tìm hiểu về ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, và nói chung về văn hoá của dân tộc ở các quốc gia mà mình sẽ đầu tư sản xuất.

Toàn cầu hoá, đặc biệt là sự lan tràn ồ ạt của văn hoá phương Tây, không những thách thức văn hoá dân tộc, mà còn thách thức cả sự ổn định xã hội của các nước mà nó xâm nhập. Cùng với toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng thúc đẩy toàn cầu hoá về ngôn ngữ, về văn hoá, về lối sống và quan niệm giá trị của các cường quốc. Đây là đòn tiến công mạnh mẽ của văn hoá phương Tây đối với văn hoá dân tộc của các nước chậm phát triển. Sự rối loạn văn hoá tinh thần và sự rạn nứt quan niệm giá trị toàn cầu nổ ra cùng một lúc với hàng loạt các hiện tượng phạm tội xã hội, như nghiện hút, buôn bán ma tuý, buôn lậu, tham nhũng, cướp giật, án mạng, kết hợp với sự lan tràn của các loại tà giáo và thế lực xã hội đen, càng làm tảng thêm sự rối ren, đe dọa sự ổn định và an ninh xã hôi.

Trong toàn cầu hoá, văn hoá dân tộc, văn hoá truyền thống có nguy cơ bị xói mòn dữ dội, mà nghiêm trọng nhất là xói mòn về văn hoá chính trị, ý thức hệ phương Tây du nhập ngày càng nhiều, thách thức an ninh chính trị đối với nhiều quốc gia ngày càng lớn.

Các nước phương Tây lấy toàn cầu hoá làm công cụ, ra sức truyền bá quan điểm về giá trị, về văn hoá và tư tưởng của họ cho các nước và các dân tộc khác, thực hiện chính sách “thực dân văn hoá”, gây ảnh hưởng đối với nhân dân các nước, can thiệp vào công việc chính trị, ngoại giao của các nước này, làm suy yếu ý chí dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và cơ sở tồn tại của các nước đó, biến họ thành những nước lệ thuộc. Làm theo cách đó, họ hy vọng sẽ giành được thắng lợi dễ đàng hơn so với việc dùng sức mạnh quân sự và sự khống chế về kinh tế. Du nhập ý thức hệ tư sản đã trở thành một trong những biện pháp cơ bản để một số nước lớn phương Tây thực hiện “diễn biến hoà bình” đối với các nước khác, thậm chí trở thành mối hiểm hoạ gây nên những biến động xã hội ở các nước khác. Quá trình toàn cầu hoá hiện nay, và hơn thế nữa trong tương lai, sẽ tạo ra cơ hội cực kỳ thuận lợi cho các nước phương Tây sử dụng hệ thống truyền thông hiện đại của họ nhằm thực hiện đa nguyên hoá về chính trị, phi chính trị hoá quân đội, phương Tây hoá lối sống.

Nêu trên lĩnh vực toàn cầu hoá kinh tế, các tổ chức thương mại thế giới, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế đóng vai trò to lớn như thế nào, thì trên lĩnh vực văn hoá. những ông trùm truyền thống thế giới, đặc biệt là Mỹ, cũng đóng vai trò quan trọng như vậy. Thế giới đang chứng kiên sự tập trung ráo riết các phương tiện truyền thông, đưa tới tư tưởng đồng hoá và Mỹ hoá việc phát hành những chương trình phim ảnh, âm nhạc và xuất bản. Bởi vậy, trong lĩnh vực này, nói toàn cầu hoá là phương Tây hoá cũng không sai, nhưng chính xác hơn phải nói là Mỹ hoá. Trong một tình thế như vậy, sự xuất hiện của xu hướng chống lại nó là tất nhiên. Đây tuyệt nhiên không phải là xung đột giữa các nền văn minh hay văn hoá. Sự xung đột đó là do bàn tay của con người, do vấn đề lợi ích và mưu đồ chính trị của con người mà thôi.

Trước nguy cơ toàn cầu hoá tác động mạnh đến văn hoá, chúng ta bất gặp 3 cách ứng xử:

Một là, cự tuyệt hoàn toàn để tránh phương Tây hoá và Mỹ hoá nền văn hoá truyền thung của dân tộc, nhằm bảo vệ văn hoá dân tộc. chủ quyền quốc gia về văn hoá. Đây là cách ứng xử cực đoan có thể sẽ dán đốn chủ nghĩa bảo thủ văn hoá: đến sự trì trệ.

Hai là, mở toang cửa cho văn hoá toàn cầu, văn hoá phương Tây, văn hoá Mỹ tràn vào. Hậu quả tất yếu là văn hoá truyền thống bị đồng hoá, hoà tan vào văn hoá toàn cầu. Một khi văn hoá tàn lụi thì chủ nhân của nó là dân tộc tất yếu sẽ biến khỏi vũ đài lịch sử. Đây là cách ứng xử cực đoan dẫn đến tự sát.

Ba là, kết hợp hài hoà truyền thống với hiện đại. Trên cơ sở bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ lấy những gì là tinh hoa của văn hoá dân tộc, loại trừ dần các yếu tố lỗi thời. tăng cường giao lưu văn hoá với bên ngoài, tiếp thu những gì là tinh hoa của văn hoá thế giới, đồng thời tiến hành bản địa hoá, dân tộc hoá chúng để làm giàu cho văn hoá dân tộc, lấy văn hoá làm động lực cho sự phát triển của dân tộc. Theo chúng tôi, đây là cách ứng xử khôn ngoan nhất, đúng đắn nhất mà chúng ta cần thực hiện.

Bên cạnh đó, thách thức về môi trường và sinh thái cũng là thách thức hết sức nặng nề đối với tất cả các quốc gia, các khu vực và đối với toàn thể thế giới. Nếu không có những biện pháp kịp thời của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn thì hiểm hoạ môi trường và sinh thái sẽ đe dọa không những đối với mạng sống của con người, mà còn đe dọa ngay cả sự tồn tại của hành tinh chúng ta.

Vào nửa sau của thế kỷ XX, áp lực của con người đối với thiên nhiên đã mạnh tới mức làm cho thiên nhiên mất đi khả năng tự phục hồi. Hiểm hoạ sinh thái toàn cầu ngày càng tăng lên. Do bị ô nhiễm nặng nề mà khí hậu và thời tiết toàn cầu đang thay đổi thất thường, đang nóng dần lên qua từng năm. Đây thực sự là mối nguy lớn và khó lường trước hết các hậu quả.

Hiểm hoạ khác về môi trường liên quan tới những vùng rộng lớn quanh năm đóng băng. Trong trường hợp nhiệt độ tăng làm cho trái đất nóng lên, băng nóng chảy thì có khả năng một lượng lớn khí mêtan và cácbon chứa trong các núi băng sẽ đổ vào khí quyển và như thế, hiệu ứng nhà kính sẽ tăng lên rất nhiều lần. Vì thế sự nóng lên của khí hậu đang gây mối lo ngại chính đáng của các nhà khoa học và của cộng đồng thế giới.

Tình trạng các nguồn nước sông, hồ, biển nội địa đang trở nên tồi tệ. Hiện nay đã có tới 80 nước, chiếm 40% số dân trên trái đất, bị thiếu nước, có nước thiếu một cách trầm trọng. Đại đương thì vẫn tiếp tục biến thành cái bể lắng khổng lồ chứa các chất thải ô nhiễm của đất liền thải vào và các sản phẩm phân rã của chúng, là nơi chôn lấp phế thải có độc tố cao. Chỉ riêng các tai nạn tàu chở dầu hàng năm cũng đã đổ vào biển và đại dương hàng triệu tấn dầu.

Đất đai bị thoái hoá, diện tích đất trồng trọt của thế giới đang giảm mạnh qua từng năm. Nguy cơ hoang mạc hoá đang đe dọa nhiều vùng rộng lớn. Rừng tiếp tục bị tàn phá làm cho các nguồn tài nguyên rừng suy kiệt, do vậy tính đa dạng sinh học đang mất đi nhanh chóng. Hơn bao giờ hết, ngày nay, việc bảo vệ quỹ đen của trái đất đã trở thành một trong những vấn đề sinh tử, một thách thức lớn đối với loài người.

Tất cả những cái đó làm cho vấn đề an ninh lương thực trở thành bài toán khó giải cho tất cả các quốc gia và cộng đồng thế giới.

Thách thức về xã hội cũng hết sức nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia. Sự phát triển của giao thông vận tải, thông tin, Internet, ngân hàng, tài chính… cùng các tệ nạn xã hội dễ dàng và nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia lan ra toàn cầu. Đó là nạn ma tuý, đại địch HIV-AIDS, nàn tham nhũng, nạn buôn lậu xuyên quốc gia, nạn các tà giáo, nạn di dân bất hợp pháp. sự gia tăng tội phạm có tổ chức, nạn khủng bố quốc tế…

Có thể nói rằng, chưa từng có lúc nào trong lịch sử thế giới mà bọn buôn lậu các loại và các băng nhóm tội phạm ma tuý với các khoản tiền khổng lồ lại có thể gây áp lực tới hệ thống chính trị, tới các cơ quan bảo vệ pháp luật, các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời làm mất ổn định và phá hoại an ninh xã hội như trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay. Thực sự đó là những thách thức đối với thế giới văn minh.

Tương tự như vậy chưa bao giờ tham nhũng trở thành quốc nạn và trở thành thách thức lớn đối với nhiều quốc gia như trong tiến trình toàn cầu hoá hiện nay. Các nước phát triển cũng như chậm phát triển hiện đang phải đối mặt với thách thức này. Hình thức tham nhũng tuy khác nhau, mức độ tuy không đồng đều nhưng nước nào cũng có. Với sự phát triển của khoa họe và kỹ thuật, tham nhũng ngày càng tinh vi và mang tính quốc tế. Những cơ quan, những bộ sức mạnh của Nhà nước, thậm chí cả các lĩnh vực như giáo dục, y tế… cũng bị tham nhũng tấn công. Đặc biệt, tham nhũng không chỉ do những người có thu nhập thấp mà người giữ địa vị cao trong xã hội thậm chí cả Tổng giám đốc các Công ty xuyên quốc gia các Tổng thống, Thủ tướng và gia đình họ đều không tránh khỏi sự cám dỗ của tiền bạc. Tham nhũng làm cho ngân sách Nhà nước cạn kiệt, làm cho các công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng, các dự án phải bỏ dở, còn con người thì trượt dài về mặt nhân phẩm, đạo đức, lối sống và cuối cùng đi đến chỗ đánh mất bản thân mình, gia đình mình và cả Tổ quốc mình nữa.

Nạn tà giáo xuất hiện tràn lan trong loại toàn cầu hoá như một nghịch lý trong cho thời đại cách mạng khoa học và cách mạng công nghệ. Nhiều vấn đề về vũ trụ, thế giới tự nhiên và bản thân con người hiện chưa được khoa học làm sáng tỏ, cho nên con người phải tìm lời giải đáp và nơi ẩn náu trong các tôn giáo, tín ngưỡng kể cả trong các loại tà giáo. Tà giáo xuất hiện không phải chỉ ở các quốc gia chậm phát triển, mà trớ trêu thay, còn ngay cả ở các nước phát triển.

Do chiến tranh và do các nguyên nhân dân xã hội khác như sự phân cực giàu nghèo mà tình trạng di dân rộng lớn giữa các nước trong bối cảnh toàn cầu hóa mà cộng đồng thế giới phải tìm cách giải quyết.

Bên cạnh đó, sự gia tăng tội phạm và tội ác, đặc biệt là nạn khủng bố quốc tế cũng đang làm mất ổn định xã hội. Kể từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay mức độ tội áccác dạng này tăng hàng năm là 5%. Các loại tội ác như nạn hải tặc tăng lên một cách đột biến, đặc biệt ở vùng biển Đông Nam Á và Châu Phi. Một loại tội ác mới là tin tặc và máy tính tặc, chúng tạo ra và phát tán những loại virus phá hoại hệ thống máy tính điện tử thế giới đang đe dọa làm trì trệ nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong thời đại văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp.

Gần đây việc giải mã bộ gen của con người là một cuộc cách mạng vĩ đại trong sinh học. Nó mở ra những triển vọng to lớn cho con người và loài người trong việc chế ngự các loại bệnh tật di truyền. Tuy nhiên, tại nhiều nước, cũng chính thành công này đang dẫn đến các cuộc thí nghiệm đe dọa đến đạo đức, đến giống nòi của nhân loại. Tình trạng đồng tính luyến ái, sự phá vỡ chức năng gia đình truyền thống… đang là những vấn đề xã hội to lớn nảy sinh trong toàn cầu hoá.

Như vậy, có thể nói rằng, toàn cầu hoá đang đặt ra hàng loạt những thách thức hết sức khó khăn cho tất cả các nước. Đó chính là những vấn đề toàn cầu mà nhân loại đang và sẽ phải đối mặt. Nhận thức cho được các vấn đề này và tìm ra đối sách để giải quyết chúng là nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng đó lại là việc không thế không làm một cách tích cực, từng bước và làm một cách khoa học. Có vượt qua được những thách thức đó, chúng ta mới có cơ hội phát triển nhanh hơn trong tương lai. Vì vậy, “nắm bắt cơ hội: vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sông còn đối với Đảng và nhân dân ta”.

Previous articleBa người thầy vĩ đại
Next article9 ưu điểm từ người hướng nội