Nhà thờ cổ kiểu Byzantine cực đẹp của đại gia Sài Gòn xưa

376

Nhà thờ cổ kiểu Byzantine cực đẹp của đại gia Sài Gòn xưa

Việc lựa chọn kiến trúc Byzantine khiến nhà thờ Hạnh Thông Tây có kiến trúc khác lạ so với đại đa số các nhà thờ cổ ở Việt Nam.

Tọa lạc tại số 53/7 Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM, nhà thờ Hạnh Thông Tây (tên hiệu: Nhà thờ Thánh Giuse) là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng nhất của Sài Gòn xưa.

Nhà thờ do ông Lê Phát An (1868-1946), một nhân vật có thể lực của Nam Kỳ Lục Tỉnh đầu thế kỷ 20 bỏ tiền ra xây dựng.

Ông Lê Phát An là con của ông Lê Phát Đạt (tức Huyện Sỹ) – một trong “Tứ Đại Phú Hộ” của Nam Bộ thời đó. Ông An cũng là cậu ruột của hoàng hậu Nam Phương.

Dưới sự chủ trì của ông Lê Phát An, nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng từ năm 1921-1924.

Công trình hai nhà thầu Baader và Lamorte của Pháp thi công.

Về tổng thể nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine.

Nguyên mẫu của công trình này là Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở thành phố Ravenna, Italia.

Việc lựa chọn kiến trúc Byzantine khiến nhà thờ Hạnh Thông Tây có kiến trúc khác lạ so với đại đa số các nhà thờ cổ ở Việt Nam – thường mang phong cách kiến trúc Gothic hoặc Roman.

Nhà thờ có chiều dài 40 mét, rộng 14 mét, cao 16 mét, vòm 20 mét.

Tháp chuông nhà thờ ban đầu cao 30 mét, năm 1952 giảm xuống còn 19,5 mét vì lý do an ninh hàng không.

Chi tiết trang trí trên tháp chuông.

Các cửa số vòm tròn kiểu Byzantine.

Phía trên cửa trước nhà thờ Hạnh Thông Tây có tượng Thánh Denis là thánh quan thầy của ông Denis Lê Phát An.

Toàn cảnh không gian bên trong thánh đường nhà thờ,

Trên nóc vòm nhà thờ được trang trí tranh khảm theo phong cách Byzantine mô tả cảnh Chúa Giêsu chết trên thập giá cùng một số hình ảnh các vị thánh khác.

Ngoài ra, nhà thờ còn có hai mộ tượng của ông bà Lê Phát An nằm đối diện nhau, do hai nhà kiến trúc và điêu khắc Pháp nổi tiếng thực hiện. Hai ngôi mộ đều khắc bằng đá cẩm thạch và hoa cương vô cùng đẹp và sống động theo phong cách Phục Hưng.

Mộ của ông Lê Phát An thì có cái tượng bằng cẩm thạch của vợ mặc áo dài quỳ gối dâng bó hoa và cầu nguyện cho ông, còn bên mộ vợ thì có tượng cẩm thạch của chồng mặc áo dài quỳ phục dâng bó hoa và cầu nguyện cho bà.

Chi tiết trang trí trên các vòm trần.

Đền các thánh tử đạo Việt Nam phía sau nhà thờ.

Tượng Đức Mẹ phía trước nhà thờ.

Cổng nhà thờ.

Previous articleCÁO PHÓ Bà Cố ANNA NGUYỄN THỊ NHI
Next articleNhiều bạn lúng túng chỉ biết giơ tay chữ V, nhiếp ảnh gia dạy bạn 20 tư thế chụp ảnh đẹp