Trang phục bên trong

30

Nhiều thứ chia rẽ chúng ta: ngôn ngữ, chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, chính trị, hệ tư tưởng, văn hóa, đời tư, tính khí, các tổn thương, quan điểm đạo đức. Thật là khó khi đối diện với tất cả điều này để chấp nhận người khác là anh chị em mình; chấp nhận ai cũng là công dân quan trọng của thế giới này, ai cũng được Chúa yêu thương và đánh giá như nhau.

Vì thế chúng ta thường sống trong tình trạng ngờ vực nhau. Thật đáng buồn là chúng ta hay biến nhau thành quỹ dữ; thấy mối nguy hiểm nơi mà thật ra chỉ là khác nhau mà thôi. Lúc đó, chúng ta hoặc chống đối kịch liệt, hoặc đơn giản lánh xa và cảnh cáo cho những người thân yêu cẩn thận với người đó.

Do vậy, chúng ta sống trong một thế giới mà các nhóm khác nhau giữ khoảng cách với nhau: người bảo thủ người tự do, Tin lành Công giáo, Do Thái Ả rập, Ả-rập Ki-tô hữu, tín đồ Hồi giáo tín đồ Phật giáo, da trắng da đen, nhóm ủng hộ phá thai nhóm chống phá thai, nhóm ủng hộ nam nữ bình quyền nhóm theo chủ nghĩa truyền thống…

Những gì chúng ta nhận thức sai về các khác biệt này thật sự chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài mà thôi, những cái mà rốt cuộc chỉ là tình cờ và ngẫu nhiên đối với bản chất thật của chúng ta. Điều này có nghĩa là gì?

Chúng ta mặc bộ áo bên ngoài để che bản chất trần trụi bên trong, chúng ta che phủ trần trụi của mình bằng tính cách dân tộc đặc thù, ngôn ngữ, tôn giáo, nền văn hóa, đảng phái chính trị, hệ tư tưởng, quan điểm đạo đức riêng biệt, và toàn bộ những tổn thương riêng tư, những phẫn nộ. Những thứ này chính là trang phục bên ngoài của chúng ta.

Nhưng chúng ta cũng có một thứ trang phục ở bên trong sâu sắc hơn. Bản chất đích thật của chúng ta, bản sắc và khả năng hành động cao thượng nằm ở bên trong. Đâu là những điều không đúng nằm dưới  trang phục bên ngoài của chúng ta?

Trong phúc âm thánh Gio-an, đoạn Đức Giê-su rửa chân cho các môn đệ tại bữa Tiệc ly có viết: “Đức Giê-su biết rằng Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến và sắp trở  về cùng Thiên Chúa; nên bấy giờ Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.” (Gio-an 13: 2-5)

Khi thánh Gio-an mô tả Đức Giê-su “cởi áo ngoài ra”, không phải chỉ có nghĩa đen là cởi áo bên ngoài, mang chiếc khăn thắt lưng cúi xuống rửa chân cho đồ đệ. Nhưng với mong muốn làm cho chúng ta quên đi lòng kiêu hãnh ngăn không cho chúng ta cúi xuống rửa chân cho người khác, Đức Giê-su đã phải cởi bỏ nhiều thứ bên ngoài (lòng tự hào, quan điểm đạo đức, địa vị cao trọng, hệ tư tưởng, và phẩm giá) để chỉ mặc một thứ y phục bên trong.

Y phục bên trong của Người là gì? Như thánh Gio-an mô tả một cách nên thơ, y phục bên trong của Người chính là việc biết Người bởi Thiên Chúa mà đến và sắp trở về cùng Thiên Chúa, và vì thế Người có thể làm tất cả mọi việc, kể cả việc rửa chân cho kẻ sẽ phản bội Người.

Đó cũng là y phục thực sự bên trong của chúng ta, cái đích thực nằm sâu dưới chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, chính trị, hệ tư tưởng, đời tư với tất cả tổn thương và tự ái riêng. Những gì chân thật nhất là những gì nằm sâu nhất, thấp nhất, bên ngoài các thứ khác, các thứ nuôi dưỡng ký ức, dấu ấn, tình yêu, chân lý, các hiểu biết đầu tiên, như Đức Giê-su, chúng ta cũng đến từ Thiên Chúa và cũng sẽ trở về với Thiên Chúa, và vì thế, chúng ta cũng có khả năng làm bất cứ điều gì, kể cả việc yêu thương và rửa chân cho người  khác biệt với chúng ta. Y phục bên trong của chúng ta là mang trong mình hình ảnh giống Thiên Chúa.

Chỉ khi nhận ra điều này thì cuộc đời của chúng ta mới thật sự thay đổi, bởi vì chỉ khi đó, người bảo thủ người tự do, Tin lành Công giáo, Do Thái Ả rập, Ả-rập Ki-tô hữu, tín đồ Hồi giáo tín đồ Phật giáo, da trắng da đen, nhóm ủng hộ phá thai nhóm chống phá thai, nhóm ủng hộ nam nữ bình quyền nhóm theo chủ nghĩa truyền thống… mới có thể bắt đầu ngừng xem nhau là quỹ dữ, mới bắt đầu tiến lại gần nhau, bắt đầu đồng cảm với người khác, và bắt đầu cùng chung nhau xây dựng những điều tốt đẹp vượt lên các tổn thương và khác biệt.

Thỉnh thoảng trong những giây phút đẹp đẽ, chúng ta cũng làm được điều đó. Nhưng khổ thay, thường thường để có những giây phút tốt đẹp đó, chúng ta phải trải qua một nỗi buồn lớn lao, một bi kịch, một cái chết. Nhất là chỉ khi chúng ta đứng trước một nỗi bất lực chung, vô vọng, đau đớn, trong tang lễ thì chúng ta mới quên đi các khác biệt, cởi bỏ y phục bên ngoài và nhìn nhau như anh em.

Dường như điều này chẳng bao giờ khác nhau bao nhiêu. Như câu chuyện thánh Gióp trong Thánh Kinh, chỉ khi ông tuyệt vọng, bế tắt, khi chẳng còn gì để bám vào, khi đó ông mới cởi bỏ trang phục bên ngoài và thốt ra câu nói sống để đời: “Trần trụi, tôi đến từ lòng mẹ và trần trụi tôi quay về!”

Chúng ta nên cẩn thận lựa trang phục để không bị đau đớn buộc phải vứt đi như thánh Gióp.

J.B. Thái Hòa dịch

Previous articleSự quan trọng của làm dấu thánh giá
Next articleTrang phục bên trong