Chuyên gia mách bạn thực phẩm vàng này!

80

Vừa làm thuốc chữa bệnh, vừa giúp da, tóc bóng khỏe: Chuyên gia mách bạn thực phẩm vàng này!

Không chỉ dừng lại ở việc làm món ăn sáng bổ dưỡng, ăn ngô thường xuyên còn giúp bạn làm đẹp da, tóc. Đặc biệt loại hạt này còn chữa được nhiều loại bệnh.

Ngô – Thực phẩm quen thuộc, bổ dưỡng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt

Trong các loại lương thực, ngũ cốc, ngô luôn là một trong những loại lương thực quen thuộc với chúng ta. Vào những ngày mưa gió, trời se se lạnh, chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi được cầm bắp ngô luộc còn nóng hổi vừa ăn vừa xuýt xoa, hít hà luồng không khí lạnh vào tận cuống họng.

Trong các loại lương thực, ngũ cốc, ngô luôn là một trong những loại lương thực quen thuộc với chúng ta.

Ở nhiều vùng của Việt Nam, người ta gọi ngô là bắp, bẹ, từ xa xưa, ngô được gọi là ngọc mễ. Ngô Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập cư vào Việt Nam nhờ cụ Phùng Khắc Khoan. Cây ngô có thể mọc cao tới 2,5m với thân cây đặc, dày, lá to, rộng, mép có nhiều lông mi ráp, quả hình trứng hay nhiều góc, xếp sít nhau tạo thành 8-10 dây dọc. Hạt cứng, bóng, có màu sắc thay đổi.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Râu ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng prothombin trong máu tăng.

Đông y thường sử dụng ngô cũng như các bộ phận của cây ngô để chữa viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, xơ gan, cổ trướng, viêm túi mật, sỏi mật, viêm gan, huyết áp cao, tiểu đường… Có thể nói, công dụng chữa bệnh của ngô không hề nhỏ bé chút nào.

Ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm.

Nghiên cứu trong y học hiện đại cho thấy, trong hạt ngô rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như mannit, kalium, calcium, glucose, maltose, các hydrocarbua trung hoà, acid oleic, linoleic, stearic, palmitic. Râu ngô chứa 4-5% chất khoáng giàu muối kali, đường, lipid (2,8%) kèm theo các sterol (sitosterol, stigmasterol), tanin, các vết tinh dầu, allantoin.

Theo Stylecraze, ngô có chứa khoáng chất mangan giúp tăng cường mô liên kết, giữ mức đường trong máu ổn định, phá vỡ carbs và chất béo để cung cấp năng lượng. Một chén ngô cung cấp khoảng 12% giá trị mangan được khuyến cáo mỗi ngày. Ngô cũng chứa một lượng lớn khoáng chất như magiê, sắt, đồng và phốt pho cần thiết để xương khỏe mạnh.

Ngô có chứa khoáng chất mangan giúp tăng cường mô liên kết, giữ mức đường trong máu ổn định và phá vỡ carbs và chất béo để cung cấp năng lượng.

Chưa hết, ngô còn là một thực phẩm giàu vitamin C, thiamin và niacin – những chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc da, tóc. Ngô vàng là một nguồn beta-carotene phong phú tạo thành vitamin A là yếu tố quan trọng để duy trì làn da, mái tóc khỏe mạnh. Vitamin C và lycopene là những chất chống oxy hóa tiềm năng ngăn ngừa tia tử ngoại tạo ra các gốc tự do làm hư da và tăng sản xuất collagen giúp duy trì làn da mịn màng.

Những bài thuốc, món ăn thuốc chữa bệnh từ ngô

Ngô rất giàu dinh dưỡng với nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, từ lâu, trong Đông y đã sử dụng loại hạt này để chế biến thành những món ăn, bài thuốc chữa bệnh cực tốt. Không chỉ hạt ngô mà rất nhiều bộ phận khác của cây ngô cũng được sử dụng triệt để làm thuốc chữa bệnh cũng như phòng chống bệnh tật. Chưa hết, chị em phụ nữ cũng có thể tận dụng triệt để một số món ăn làm đẹp da, đẹp tóc từ ngô. Cụ thể:

Đông y đã sử dụng ngô để chế biến thành những món ăn, bài thuốc chữa bệnh cực tốt.

– Bệnh nhân mỡ máu cao, huyết áp cao, động mạch vành: Lấy 60g bột ngô đem khuấy với lượng nước vừa đủ thành bột loãng, sau đó đem nấu chín. Bạn cho thêm dầu mè, gừng, hành và gia vị vừa miệng rồi ăn. Mỗi ngày ăn một lần như vậy. Ăn liên tục một liệu trình kéo dài 2-3 tháng sẽ rất tốt cho người muốn giảm mỡ máu, giảm huyết áp, điều trị bệnh nhân động mạch vành tích cực.

– Mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ: Lấy râu ngô tươi đem nấu với tim lợn. Món ăn này rất tốt cho tim mạch. Sử dụng một thời gian, bạn sẽ thấy tim khỏe hơn, hô hấp khỏe mạnh và ngủ sâu hơn, dễ ngủ hơn.

– Lợi tiểu, giảm huyết áp: Uống nước luộc ngô, sử dụng râu ngô luộc lấy nước uống hàng ngày. Đây là giải pháp chữa bệnh rất quen thuộc trong dân gian ta.

Ăn ngô thường xuyên giúp mịn da, tóc óng ả hơn, do đó giúp phụ nữ trẻ lâu hơn nhờ giàu vitamin E, C, A…

– Chữa yếu sinh lý: Lấy hạt ngô nấu canh xương lợn, hầm thật nhừ rồi ăn thường xuyên sẽ có tác dụng chữa yếu sinh lý nam giới cực tốt.

– Bệnh gan mật, vàng da, sỏi gan, sỏi mật: Râu ngô, nhân trần có lượng tương đương nhau, đem sắc lấy nước uống thay nước uống hàng ngày.

– Người mắc bệnh dạ dày: Nấu cháo hạt ngô, uống nước râu ngô sẽ giúp cải thiện những chứng bệnh dạ dày như ợ chua, đầy bụng không tiêu, sa dạ dày.

– Chữa viêm thận, viêm bàng quang: Râu ngô tươi 100g, rau má 50g, ý dĩ 50g, mã đề thảo 50g, sài đất 40g. Sắc uống ngày 1 thang.

Người gặp dị ứng sau khi ăn ngô cần dừng lại và đến thăm khám bác sĩ.

– Chị em phụ nữ muốn làm đẹp da, tóc: Ăn ngô thường xuyên giúp mịn da, tóc óng ả hơn, do đó giúp phụ nữ trẻ lâu hơn nhờ giàu vitamin E, C, A… Ngoài ra, sử dụng bột ngô để đắp mặt, ăn cháo ngô… cũng là cách làm đẹp được lưu truyền từ lâu đời đến nay rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Lưu ý: Người có chức năng tiêu hóa kém, thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu, khả năng miễn dịch kém, người già và trẻ nhỏ không nên ăn ngô hoặc hạn chế ăn thực phẩm này. Người gặp dị ứng sau khi ăn ngô cần dừng lại và đến thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Tiểu Nguyễn

Previous articleTuổi thanh xuân đẹp vì ngoại hình, tuổi lão niên đẹp vì khí chất
Next articleMỗi ngày cơ thể đều tích lũy độc tố, chúng ta cần thải chúng bằng cách nào?