CHỈ KHI CON VẬT CUỐI CÙNG CHẾT ĐI VÀ KHI DÒNG SÔNG CUỐI CÙNG BỊ ĐẦU ĐỘC VÀ CON CÁ CUỐI CÙNG BỊ ĐÁNH BẮT THÌ CHÚNG TA MỚI NHẬN RA MÌNH KHÔNG THỂ ĂN ĐƯỢC TIỀN.

223

Với những người yêu và quan tâm đến động vật hoang dã, ngày hôm qua 20/3 thực sự là một ngày buồn khi chú tê giác trắng đực Bắc Phi cuối cùng qua đời. Cách đây một năm, nhà sinh vật học Daniel Schneider đã đăng tải bức hình Sudan cùng lời kêu gọi ủng hộ tìm phương pháp phối giống khiến mọi người không khỏi sửng sốt. Vậy mà một năm sau, Sudan đã qua đời tại trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Kenya.

Nhìn bức ảnh người kiểm lâm Zacharia Mutai ôm thi thể Sudan, không ai có thể cầm được nước mắt. Có lẽ, những người kiểm lâm đã sống chung cùng với Sudan trong suốt bao nhiêu năm qua là người hiểu được nỗi đau này hơn ai hết. Sudan qua đời ở tuổi 45 khiến bao người đau đớn. Trong số những người kiểm lâm này, đâu đó có những người đã theo Sudan khéo cũng nửa đời người.

Thông báo từ khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya cho biết từ hôm chủ nhật, các cơ bắp và xương của Sudan bị thoái hóa nặng, da nó có nhiều vết thương rộng. Chú tê giác trắng cuối cùng không thể tự đứng dậy, lộ rõ sự đau đớn cùng cực.

Sự ra đi của Sudan là nỗi buồn của bao nhà bảo tồn động vật hoang dã trên thế giới khi chú tê giác trắng Bắc Phi này chính là cá thể đực cuối cùng nhằm cứu loài tê giác trắng khỏi nạn tuyệt chủng cùng với 2 cá thể tê giác trắng cái còn sống – con gái Najin và cháu gái Fatu.

Trong những ngày cuối đời, tuổi già khiến sức khỏe Sudan xuống cấp trầm trọng, chú tê giác đã phải trải qua các cơn đau đớn dữ dội bởi những vết loét và càng không thể giao phối. 2 cá thể cái còn lại của loài này là Najin và Fatu, cũng chính là con gái và cháu gái của Sudan. Bảy năm trước, loài tê giác đen Tây Phi đã tuyệt chủng và hiện nay, số phận của 5 loài tê giác còn lại cũng đang trong tình trạng nghìn cân treo sợi tóc.

“Chúng tôi mong rằng sự mất mát của Sudan sẽ là bài học cho mọi người trên thế giới và sẽ dùng mọi biện pháp để chấm dứt các giao dịch thương mại liên quan đến sừng tê giác. Mặc dù giá của sừng tê giác có dấu hiệu giảm dần ở Trung Quốc và Việt Nam, việc săn trộm để lấy sừng vẫn là nguyên nhân đe dọa sự tồn vong của loài tê giác”, Peter Knights, giám đốc điều hành Tổ chức bảo vệ môi trường WildAid, cho biết.

Previous article.ĐỐI DIỆN VỚI ĐỒNG TIỀN, THẾ GIAN CÓ 4 THÁI ĐỘ , BẠN THUỘC KIỂU NÀO?
Next article… thiện tâm sinh trái ngọt