Ba Lan, lá phổi thiêng liêng của Âu châu?

70

Người công giáo Ba Lan 20160726

Đất nước công giáo nhất Âu châu chuẩn bị đón Đức Phanxicô từ 27 đến 31 tháng 7 nhân dịp Ngày Thế Giới Trẻ tổ chức tại đây. Với việc giữ đạo vững mạnh, Ba Lan là hình ảnh ngoại lệ của thế giới Phương Tây ngày càng không theo kitô giáo. Nhưng chính xác là gì?

Các con số thật hùng hồn, theo Viện thống kê Ba Lan công bố năm 2014 thì có 92,2% người dân tuyên bố mình là người công giáo, khoảng 40% đi lễ ngày chúa nhật.

Dù con số ấn tượng như vậy nhưng việc giữ đạo đã xuống thấp. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1980, con số người đi lễ chúa nhật xuống thấp dưới 40%, chính xác là 39,1%. Từ năm 2003, Giáo hội mất 2 triệu người giữ đạo. Tình trạng không giống nhau theo từng địa phận. Các cộng đoàn năng động nhất là địa phận Cracovia, nơi một nửa dân số đi lễ đều ngày chúa nhật. Ở địa phận Koszalin chỉ có 25% đi lễ ngày chúa nhật.

Âm thầm bỏ đạo

“Nếu bạn tham dự một thánh lễ ở Ba Lan, bạn có thể sẽ ngạc nhiên, các nhà thờ đông chật,” Cô Agnieszka Huszcz de Lublin giải thích. Cô Lublin là cô giáo trẻ 34 tuổi, cô nhận thấy có một sự biến đổi ngầm. “Nước Ba Lan không tránh được phong trào thế tục hóa. Trong những năm 1980, đi nhà thờ là một hành vi kháng cự. Tất cả người Ba Lan đều đi nhà thờ vì để chống chế độ cộng sản”.

Kẻ thù ngày nay thì khó nhận diện. Nó mang nét của chủ nghĩa vật chất

Nhưng ngày nay, gần như Giáo hội Ba Lan thiếu kẻ thù cụ thể. “Dưới chế độ cộng sản, các giám mục và linh mục đều đứng lên phản đối, linh mục Slawomir Kawecki giải thích, cha là cựu giám đốc cơ quan Truyền giáo Ba Lan ở Thụy Sĩ, hiện nay cha ở Genève. Tôi nghĩ đến Đức Gioan-Phaolô II hay Đức hồng y Stefan Wyszynski, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan từ năm 1948 đến năm1981. Họ là các biểu tượng của quốc gia Ba Lan. Có những người khác còn bị tử đạo như linh mục Jerzy Popieluszko”.

Theo cô Agnieszka, kẻ thù ngày nay thì khó nhận diện, nó mang nét của chủ nghĩa vật chất.  “Đối với nhiều người trẻ tôi gặp, đi lễ thì không ưu tiên bằng có một vài hình thức tiện nghi nào đó. Điều quan trọng là phải có một mức sống cao, đi nghỉ hè, có xe riêng. Não trạng đã thay đổi nhanh và trên toàn đất nước”. Gần như nước Ba Lan hậu cộng sản không tránh được tình trạng “âm thầm bỏ đạo” mà Đức Gioan-Phaolô II đã tố cáo.

Một độ dài chậm lụt

Dù vậy cũng còn nhiều người trẻ tiếp tục đi lễ ngày chúa nhật. Họ đến với Giáo hội không phải vì các lý do xã hội; họ giữ đạo với một đức tin sống động. Cũng như cô Agnieszka, họ có mặt trong nhiều phong trào công giáo để nuôi dưỡng và chia sẻ đức tin của mình. “Chúng tôi ý thức sự hiện diện của Chúa giữa chúng tôi, chúng tôi gặp Ngài qua Giáo hội”.

Tuy nhiên thể chế không đáp ứng tất cả mong chờ của họ. Nó hơi chậm lụt với các biến đổi gần đây. “Càng ngày tôi càng thấy có nhiều chia rẽ trong các gia đình. Một vài bạn tôi ly dị, trong khi họ là thành viên của nhiều phong trào công giáo. Và Giáo hội không có gì nhiều để giúp họ. Họ cảm thấy mình bị loại trừ. Khi còn học tiểu học, tôi không thấy có một ai có cha mẹ ly dị. Bây giờ, một phần ba các hôn nhân bị thất bại”.

Một giáo hoàng ưu việt

Chắc chắn không phải chuyện ngẫu nhiên mà Đức Phanxicô nhắc đến tầm quan trọng của gia đình trong ngày 19 tháng 7 vừa qua. “Sức khỏe tinh thần và thiêng liêng của một quốc gia được nhìn thấy nơi các gia đình”, ngài khẳng định trong video ngài gởi các người trẻ một tuần trước ngày Đại hội JMJ. Ngài nhắc đến Đức Gioan-Phaolô II và tầm quan trọng ngài đã dành cho các cặp đính hôn, cho các cặp vợ chồng trẻ và cho gia đình. “Các con hãy tiếp tục đi trên con đường này!”, ngài kêu gọi họ và nói thêm: “Cha sốt ruột gặp các con!”

Và cũng một cách cố ý, Đức Phanxicô đã chọn cho cuộc gặp gỡ với người trẻ này dưới dấu hiệu của lòng thương xót. “Thiên Chúa luôn chờ chúng ta, ngài viết lời nhắn này ngày 15 tháng 8-2015 trong lần gặp thứ 31 Ngày Thế giới Trẻ. Khi chúng ta  quay về với Chúa, Chúa sẽ đón chúng ta như những người con của Ngài trong nhà, vì ngài luôn chờ chúng ta trong từng giây phút với một tấm lòng yêu thương”. Không nuối tiếc, lời nhắn của Đức Phanxicô là lời nhắn của một bối cảnh đón nhận, cùng với sự tiến hóa của Giáo hội Ba Lan.

Previous articleCác điểm khác biệt và điểm chung giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo
Next articleNhững chuyện kỳ thú ở JMJ 2016