Home Chuyện Đời Một Tình Yêu Không Bao Giờ Từ Bỏ

Một Tình Yêu Không Bao Giờ Từ Bỏ

32

Đức Giáo Hoàng Phanxicô suy niệm Thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô (1 Cr 13,7) trong Tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia)

  1. Tình yêu (đức mến) tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,7). Ở đây, chúng ta thấy rõ ràng sức mạnh văn hóa của một tình yêu có thể đối mặt với bất cứ điều gì có thể đe dọa nó.

Tình Yêu Tha Thứ Tất Cả

  1. Trước hết, Phaolô nói rằng tình yêu “tha thứ tất cả” (panta stégei). Đây không chỉ đơn giản là chịu đựng điều ác; nó còn liên quan đến việc sử dụng cái lưỡi. Động từ có thể có nghĩa là “giữ thinh lặng” về điều có thể sai trái của một người khác. Nó ám chỉ sự phán xét hạn chế, kiềm chế sự bốc đồng để đưa ra sự lên án cứng nhắc và tàn nhẫn: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán” (Lc 6,37). Cho dẫu, điều đó đi ngược lại với cách chúng ta thường sử dụng cái lưỡi của chúng ta, nhưng lời của Thiên Chúa nói với chúng ta: “Anh em đừng nói xấu nhau” (Gc 4,11). Sẵn sàng nói xấu người khác là một cách để khẳng định bản thân mình, trút oán hận và ghen tỵ mà không quan tâm đến những tai hại mà chúng ta có thể gây ra. Chúng ta thường quên rằng nói xấu (vu khống) có thể hoàn toàn là tội lỗi; nó là một sự xúc phạm nặng nề chống lại Thiên Chúa khi nó gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng tốt của người khác và gây ra thiệt hại khó sửa chữa. Vì thế, lời của Thiên Chúa tuyên bố cách thẳng thắn rằng cái lưỡi “là cả một thế giới của sự ác”, nó “làm cho toàn thân bị ô nhiễm” (Gc 3,6); nó là một “sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người” (3,8). Trong khi cái lưỡi có thể được sử dụng để “nguyền rủa những con người đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa” (3,9), còn tình yêu thì nuôi dưỡng danh tiếng tốt của người khác, ngay cả kẻ thù của một người. Trong việc cố gắng duy trì luật pháp của Thiên Chúa, chúng ta đừng bao giờ quên đòi hỏi cụ thể về tình yêu này.
  2. Các đôi vợ chồng gắn bó với nhau bằng tình yêu nói tốt về nhau; họ cố gắng thể hiện mặt tốt của vợ/chồng mình, chứ không phải điểm yếu và lỗi lầm của người phối ngẫu. Trong mọi trường hợp, họ giữ im lặng hơn là nói xấu về nhau. Đây không chỉ là cách hành xử trước mặt người khác; nhưng nó bắt nguồn từ một thái độ bên trong. Ngoài việc tuyên bố chân thành rằng mình không nhìn thấy những vấn đề và khuyết điểm của người khác, nhưng thấy những điểm yếu và lỗi lầm trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Họ nhận ra rằng những thất bại này là một phần của một bức tranh lớn hơn. Chúng ta phải nhận ra rằng tất cả chúng ta là một hỗn hợp phức tạp của ánh sáng và bóng tối. Người kia có giá trị nhiều hơn tổng số những điều nhỏ nhoi làm phiền đến tôi. Tình yêu thì không hoàn hảo đối với chúng ta để đánh giá nó. Người kia yêu tôi cách tốt nhất mà họ có thể, với tất cả giới hạn của họ, nhưng thực tế rằng tình yêu không hoàn hảo không có nghĩa là tình yêu không chân thành hay không có thật. Tình yêu là thật, mặc dù có giới hạn và trần tục. Nếu tôi mong đợi quá nhiều, người kia sẽ cho tôi biết, vì anh ta hoặc cô ấy không thể đóng vai Chúa mà phục vụ mọi nhu cầu của tôi. Tình yêu cùng tồn tại với sự không hoàn hảo. Tình yêu “tha thứ tất cả” và có thể duy trì sự bình an của nó trước những hạn chế của người tôi yêu thương.

Tình Yêu Tin Tưởng Tất Cả

  1. Panta pisteúei. Tình yêu tin tưởng tất cả. Ở đây “niềm tin” không được hiểu theo ý nghĩa thần học nghiêm ngặt của nó, nhưng chủ yếu hiểu trong ý nghĩa của những gì chúng ta muốn nói là “tin tưởng”. Đi xa hơn, điều này chỉ đơn giản giả định rằng người kia không nói dối hoặc gian lận. Sự tin tưởng cơ bản này nhận ra ánh sáng của Thiên Chúa chiếu sáng bên ngoài bóng tối, giống như than hồng phát sáng bên dưới tro.
  2. Sự tin tưởng này làm cho mối quan hệ được tự do. Nó có nghĩa là chúng ta không phải kiểm soát người khác, để theo dõi từng bước của họ vì sợ rằng họ thoát khỏi sự kìm kẹp của chúng ta. Tình yêu tin tưởng, tình yêu làm cho người ta tự do, tình yêu không cố gắng để kiểm soát, không sở hữu và không thống trị mọi thứ. Sự tự do này, thúc đẩy sự độc lập, một sự mở ra với thế giới xung quanh chúng ta và với những kinh nghiệm mới mẻ, chỉ có thể làm giàu và mở rộng các mối quan hệ. Sau đó, hai vợ chồng chia sẻ với nhau niềm vui của tất cả những gì họ đã nhận được và học hỏi từ bên ngoài vòng tròn gia đình. Đồng thời, sự tự do này mang lại sự chân thành và trong sáng đối với những người biết rằng họ được tin tưởng và đánh giá cao, nhờ đó họ có thể được mở ra và không che giấu điều gì. Còn những người biết rằng vợ/chồng của họ luôn luôn nghi ngờ, phán xét và thiếu tình yêu vô điều kiện, họ sẽ có xu hướng giữ bí mật, che giấu những thất bại và điểm yếu của họ, và giả vờ là một người khác thay vì là chính họ. Mặt khác, một gia đình được ghi dấu bằng niềm tin yêu thương, những gì có thể xảy đến sẽ giúp các thành viên trở thành chính họ và tự động loại bỏ sự giả dối, dối trá và lừa lọc.

Tình Yêu Hy Vọng Tất Cả

  1. Panta elpízei.Tình yêu không thất vọng về tương lai. Tiếp theo những gì vừa nói, câu này nói về niềm hy vọng của người biết rằng những người khác có thể thay đổi, trưởng thành và tỏa ra một vẻ đẹp không mong đợi cũng như tiềm năng không thể nói hết. Điều này không có nghĩa là mọi thứ sẽ thay đổi trong cuộc sống. Nó hàm ý hiểu rằng rằng, cho dẫu có những điều có thể không luôn luôn xảy ra như lòng chúng ta mong ước, nhưng Thiên Chúa có thể biến những đường cong thành những đường thẳng và rút những điều tốt lành ra từ những điều xấu mà chúng ta phải chịu trong thế gian này.
  2. Ở đây niềm hy vọng thể hiện cách đầy đủ nhất, vì nó bao gồm sự chắc chắn của sự sống sau khi chết. Mỗi người, với tất cả những sự thất bại của mình, được mời gọi đến sự hoàn hảo của cuộc sống trên thiên đàng. Ở đó, họ được biến đổi hoàn toàn bởi sự phục sinh của Chúa Kitô, mọi khuyết điểm, bóng tối và sự yếu đuối sẽ qua đi. Có sự thật của con người sẽ tỏa sáng trong tất cả sự tốt lành và vẻ đẹp của nó. Nhận thức này giúp chúng ta, giữa những rắc rối của cuộc sống hiện tại, nhìn thấy mỗi người trong viễn cảnh siêu nhiên, trong ánh sáng của niềm hy vọng và chờ đợi sự viên mãn mà họ sẽ nhận được trên vương quốc thiên đàng, ngay cả khi nó chưa được nhìn thấy.

Tình Yêu Chịu Đựng Tất Cả

  1. Panta hypoménei. Điều này có nghĩa là tình yêu chịu đựng tất cả mọi thử thách với thái độ tích cực. Tình yêu kiên vững trong những môi trường bị chống đối. “Sự chịu đựng” này không chỉ liên quan đến khả năng chịu đựng những “sự quấy rầy” nào đó, nhưng còn là điều gì đó lớn hơn: sự sẵn sàng kiên định đối diện với bất cứ thách đố nào. Đó là một tình yêu không bao giờ từ bỏ, ngay cả trong giờ phút tối tăm nhất. Tình yêu cho thấy một đức tính anh hùng cực kỳ, một sức mạnh chịu đựng mọi chiều hướng tiêu cực, một sự dấn thân hết mình cho điều tốt lành. Ở đây. tôi nghĩ đến những lời của Vua Martin Luther, người đã gặp mọi thứ thử thách và đau khổ với tình yêu huynh đệ: “Người ghét bạn nhất, nơi họ vẫn có điều tốt; ngay cả quốc gia ghét bạn nhất thì vẫn có điều tốt nơi nó; ngay cả chủng tộc ghét bạn nhất thì vẫn có điều tốt nơi họ. Và thậm chí, một lúc nào đó bạn nhìn vào mặt một người và nhìn sâu vào bên trong anh ta mà Kinh Thánh gọi là “hình ảnh của Thiên Chúa”, bạn sẽ bắt đầu yêu thương anh ta bất kể chuyện gì. Không quan trọng anh ta làm gì, bạn đều nhìn thấy khuôn mặt của Thiên Chúa nơi anh ta. Có một yếu tố tốt lành là anh ta không bao giờ có thể gạt ra được… Một cách khác bạn có thể yêu thương kẻ thù là: Khi cơ hội xuất hiện để bạn có thể đánh bại kẻ thù, đó là lúc bạn không được làm điều đó… Khi bạn đạt đến một mức độ yêu thương với sức mạnh và lòng cao thượng lớn lao, bạn sẽ cố gắng đánh bại những thế lực sự dữ. Các cá nhân thường rơi vào thể chế sự dữ đó, còn bạn yêu thương, nên bạn cố gắng đánh bại thể chế đó… Thù ghét vì thù ghét chỉ làm gia tăng sự hiện hữu của sự thù ghét và sự dữ trong thế giới này. Nếu tôi đánh bạn và bạn đánh tôi, rồi tôi lại đánh bạn và bạn đánh lại tôi và cứ tiếp tục như thế, bạn xem, sự thù ghét đó sẽ đi đến vô tận. Nó không bao giờ kết thúc. Ở đâu đó, người ta phải có một chút ý thức và đó là người mạnh mẽ. Người mạnh mẽ là người có thể cắt bỏ xiềng xích của sự thù ghét, xiềng xích của sự ác … Ai đó phải có đủ niềm tin và đủ đạo đức để cắt đứt những xiềng xích xấu xa đó và đưa yếu tố uy quyền và mạnh mẽ của tình yêu vào trong mọi cấu trúc của vũ trụ này” (Bài giảng được trình bày ở Montgomery, Alabama, 17-11-1957).
  2. Trong cuộc sống gia đình, chúng ta cần nuôi dưỡng sức mạnh của tình yêu nói trên, tình yêu đó có thể giúp chúng ta chiến đấu với mọi sự ác đang đe dọa hạnh phúc gia đình của chúng ta. Tình yêu không mang lại sự oán hận, không khinh miệt những người khác hoặc ước muốn làm hại hay đạt được một vài ích lợi nhỏ nhen. Lý tưởng Kitô giáo, đặc biệt trong các gia đình, là một tình yêu không bao giờ từ bỏ. Đôi khi tôi ngạc nhiên khi thấy những người nam hoặc người nữ đã phải chia tay với người phối ngẫu của họ để bảo vệ chính bản thân họ, dù sao, bởi vì tình yêu vợ chồng vĩnh viễn của họ, tôi vẫn cố gắng giúp họ, ngay cả bằng cách nhờ cậy đến những người khác, trong những lúc bệnh tật, đau khổ hoặc thử thách. Ở đây, chúng ta cũng nhìn thấy một tình yêu không bao giờ từ bỏ.

Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia) với Sự Hướng Dẫn Học Hỏi (The Word Among Us Press, 2016) có sẵn tại wau.org/books

The Joy of Love (Amoris Laetitia) with Study Guide (The Word Among Us Press, 2016) is available at wau.org/books

nh

Previous articleBạn có đang “nguyền rủa” con mình mà không nhận biết?
Next articleMẹ Tôi Là Một Vị Thánh