Tất cả các tấm huy chương vàng, đối với Michael Phelps, là vô nghĩa cho đến khi anh tìm gặp được Chúa

128
Michael Phelps of the United States of America reacts during the awarding ceremony for men?s 4x200m freestyle relay final of swimming at the 2016 Rio Olympic Games in Rio de Janeiro, Brazil, on Aug. 9, 2016. The U.S. won the gold medal with 7 minute 0.66 seconds. / CHINA OUT
Các tấm huy chương cũng như việc được tung hê trên các phương tiện truyền thông, rốt cuộc chỉ là vô nghĩa, trống rỗng, và không tài nào lấp đầy sự trống rỗng vốn sẵn có bên trong anh, đưa đẩy anh tới chỗ nhiều lúc có ý muốn tự tử.

Kình ngư nổi tiếng Michael Phelps, vận động viên Olympic giật nhiều giải nhất mọi thời đại, 2 năm trước, suýt nữa đã tự tử. Thiên tài và những thành công thể thao nổi bật của anh đã khiến anh đượcrất nhiều người biết đến trong thập niên vừa qua, đến độ các kênh thể thao hầu như đã tôn vinh anh như một thần tượng, thế nhưng Phelps thực ra đang phải vật lộn, đấu tranh rất nhiều để tìm được sự bình an nội tâm.

Anh cảm thấy lòng mình chỉ toàn là trống rỗng, vô vị, và cố gắng khỏa lấp bằng ma túy và rượu, tất cả đã khiến anh bị sa sút nghiêm trọng. Năm 2009, anh bị cấm bơi 3 tháng do một tấm hình chụp anh đang dùng ma túy bị phát tán, nhưng điều đó chẳng khiến anh thôi tiệc tùng và sống bất cần. Quả vậy, mọi chuyện trở nên tệ hại hơn, và cao điểm là anh bị bắt vì lái xe trong tình trạng say xỉn lần thứ hai trong vòng 10 năm.

Cuộc sống của Phelps chạm đáy. Những ngày sau khi bị bắt, anh “tự kỷ” và tiếp tục say xỉn.

Anh đã thú nhận trong cuộc phỏng vấn dành cho kênh ESPN rằng, “Tôi chẳng còn hứng thú gì nữa. Thấy đời mình vô vị. Tôi thấy thế giới này tốt hơn nếu không có mặt tôi. Tôi tự nhủ, tốt nhất là tôi nên rồi đời, nên kết thúc cuộc sống của mình”.

Tất cả những tấm huy chương vàng mà anh đạt được không giúp anh khuây khỏa được chút nào, anh không còn thấy một chút định hướng cho cuộc đời của mình.

Chúa thương, gia đình và các bằng hữu của anh đã thuyết phục anh đến với một dưỡng viện để tìm cách điều trị những trục trặc của mình. Ban đầu, anh khá do dự không muốn giãi bày điều gì cả, nhưng sau đó ít lâu, anh bắt đầu biết chấp nhận và bắt đầu tiến trình điều dưỡng để cải thiện tình hình.

Phelps mang theo bên mình cuốn The Purpose Driven Life (ND: sách đã được xuất bản tại Việt Nam với tựa đề là:Sống có mục đích) của tác giả Rick Warren. Cuốn sách này do Ray Lewis, tiền vệ trước đây của đội Baltimore Ravens, tặng cho anh, và anh đã chẳng những đọc; nhưng còn bắt đầu chia sẻ những điều được viết trong cuốn sách với các bệnh nhân khác. Việc này đã khiến anh được mọi người tại dưỡng viện đặt cho một biệt danh là “Mike giảng thuyết”.

Anh rất tri ân tác giả Lewis vì cuốn sách, anh tâm sự, “Ông viết một cuốn sách quá đã! Cuốn sách cứ ám ảnh tôi mãi, nó đeo đẳng hoài, hoài…, và tôi biết tôi không thể nào cám ơn ông cho đủ được. Ông đã cứu mạng tôi”. Phelps đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, cuốn sách đã “giúp tôi tin tưởng rằng có một quyền năng còn mạnh mẽ hơn chính bản thân tôi, và rằng, tôi sống trên trần đời này là có mục đích”.

Các vận động viên hôn lên các tấm huy chương, vì chúng ghi nhận những công khó của họ, nhưng các tấm huy chương không thể hồi đáp lại cho họ tình mến hay sự yêu thương. Các phương tiện truyền thông thì giống như những cơn gió dật dờ, đổi chiều luôn. Tình thương mang lại sự tin tưởng, và sự tỉnh táo. Ngoài việc tìm lại được niềm tin trong quá trình điều trị, Phelps cũng nhận ra rằng, đa số những bất an của anh có nguồn cơn từ sự thiếu vắng tình cha trong cuộc đời của anh. Cha mẹ anh ly dị nhau khi Phelps lên 9, và để khỏa lấp sự trống vắng ấy, anh đã đi bơi. Khi đã chinh phục được các bể bơi, thì chỉ còn trơ ra nỗi đau thấm thía.

Khi dưỡng viện tổ chức một Tuần Dành Cho Gia Đình (Family Week), Phelps đã hòa giải được với cha của mình, và thực ra, đó cũng là dịp để cả hai được chữa lành. Lần đầu tiên sau nhiều năm ròng, họ ôm nhau, và trải nghiệm này đã giúp Phelps bình phục rất nhanh.

Sau nhiều tháng tại dưỡng viện, Phelps cầu hôn người bạn gái quen thân từ lâu của mình là Nicole Johnson. Họ đã đính hôn, và đám cưới dự tính sẽ được tổ chức sau Rio Olympics. Chẳng bao lâu sau khi đính hôn, hai người biết được Nicole đã có em bé, và việc đứa con của họ mới hạ sinh dịp gần đây đã trở thành một khúc quanh trong cuộc đời của Phelps.

Ôm đón lấy đứa bé trong tấm nệm ấm, Phelps bật khóc. Anh nói với kênh tin ESPN rằng, “Tôi đứng sững sờ, tôi không cho rằng mình ủy mị đâu, nhưng tôi rất cảm động, cảm động lắm: ‘Đây là đứa con của chúng tôi.’ Và bạn bất ngờ ngộ ra được, tình yêu đích thực là gì.”

Với trách nhiệm mới dành cho gia đình, cuộc đua tối nay có thể là cuộc đua sau cùng của anh. Phelps đã từng chia sẻ rằng, anh dự định giải nghệ sau dịp Rio Olympics. Tuy nhiên, gần đây trong một cuộc phỏng vấn, anh lại nói rằng, “Để đứa con đầu lòng của tôi có thể xem tôi thi đấu – tôi xin công bố rằng, khi tôi quay trở lại thi đấu, thì có thể đó mới là Olympics cuối cùng của tôi. Vậy nên các bạn thân mến, các bạn đừng đánh cho tôi nhừ tử, nếu tôi quay trở lại thi đấu nhé, tôi chỉ muốn nói rằng: Tôi muốn con tôi xem bố nó thi đấu những trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp của mình, tôi rất háo hức để chia sẻ cho con tôi điều ấy”.

Ơn Chúa, Phelps đã được phục hồi và cứu thoát khỏi hố thẳm của đời anh. Có lẽ Phelps chẳng hoàn hảo, nhưng đức tin Kitô giáo mới tìm lại được của anh, đã giúp anh có một hướng đi mới mẻ trong đời. Những thành công vẫn khiến anh được công chúng chú ý tới, các phương tiện truyền thông tiếp tục tung hê anh như thần như thánh, nhưng giờ đây Phelps có lẽ đã biết được mình thực sự là ai, giữa tất cả những hào nhoáng, hoành tráng, anh đã biết được cái gì thực sự can hệ. Anh nhận ra rằng, tất cả các tấm huy chương vàng bạc, dù có nhiều, thật nhiều đi nữa cũng chẳng thể nào cứu chuộc được ai cả.

Previous articleTình yêu là Hi vọng
Next article11 nguyên tắc để được yêu thích