Đức Mẹ có được cứu độ không? Đức Mẹ có cần phải được cứu độ không?

152

Đức Mẹ có được cứu độ không? Đức Mẹ có cần phải được cứu độ không?

Đức Maria được cứu bởi sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ trong lòng bà thánh Anna [mẹ của Đức Maria], còn tất cả mọi người được cứu vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Đó là một phần trong ý muốn ơn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa. Cách thức điều ấy được áp dụng cho mỗi linh hồn riêng biệt phụ thuộc vào cách thức linh hồn ấy cộng tác với ý muốn của Thiên Chúa, và ân sủng Ngài ban cho linh hồn ấy.

Đức Maria, vốn là một phần của nhân loại, mà nhân loại ấy đã được sinh ra trong tội nguyên tổ. Đúng ra, Mẹ phải chịu đau khổ do tội nguyên tổ. Nhưng Mẹ đã không phải chịu những điều ấy vì sự kiện kỳ diệu của Thiên Chúa mà ở đó Ngài tiên báo sự cứu độ của Con của Ngài, và Ngài đã áp dụng ơn cứu độ ấy cho linh hồn Đức Maria ngay từ khi được thụ thai trong lòng bà thánh Anna. Điều này cho thấy Đức Maria đã được cứu độ như thế nào.

Người Kitô hữu Công giáo và ngoài Công giáo cùng được cứu độ như nhau nhờ nước của Phép Rửa. Phép Rửa loại bỏ những vết nhơ của nguyên tội. Dấu chỉ bên ngoài của Phép Rửa là nước, phương tiện vật chất để chuyển máu của Đức Kitô chảy trên thập giá đến linh hồn. Một khi mà cái tiêu cực bị loại bỏ đi, thì có chỗ cho điều tích cực. Đó là ân sủng. Ân sủng siêu nhiên là sự sống của Thiên Chúa ở bên trong linh hồn, cũng được biết đến như hồng ân thánh hiến. Con đường duy nhất làm hồng ân thánh hiến bị mất đi là tội riêng dẫn đến sự chết. Con đường ấy được phục hồi lại nhờ Bí tích Hoà Giải qua máu Chúa Kitô cùng với lời xá tội của Ngài trên thập giá.

Với Đức Maria, mọi sự diễn ra ngay trong thời khắc Mẹ được thụ thai, vì thế Mẹ mới có được tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đó là tín điều của Giáo Hội khi cho rằng: Đức Maria đã không bao giờ phạm tội riêng từ khi tới tuổi khôn. Vì thế, để sống xứng đáng với sự sống của ân sủng, Đức Maria đã hết lòng gắn bó với Thiên Chúa đến nỗi Mẹ đã chẳng bao giờ muốn đánh mất ân sủng thánh hiến ấy. Khi Tổng lãnh Thiên thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Maria rằng Mẹ sẽ là mẹ của Thiên Chúa. Thiên thần đã chào Đức Maria: “Kính chào Maria đầy ơn phúc.” Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã từng giải thích trường hợp phép lạ này bởi tình trạng: “Linh hồn Đức Maria giống như một chiếc ly đầy nước vốn không còn chỗ cho bất cứ điều gì khác nữa.” Đầy đủ ân sủng của Thiên Chúa, không còn chỗ cho tội lỗi, tội nguyên tổ cũng như tội riêng. Vì thế, Đức Maria có thể hạ sinh Đức Giêsu có bản tính nhân loại mà không bị nhơ uế và không tỳ vết.

Thánh Gioan Tẩy Giả là khả thể duy nhất trong nhân loại được sinh ra mà không có tội nguyên tổ; thế nhưng, ngài đã được thụ thai theo cách thế bình thường của con người. Điều này có nghĩa là bởi bản tính nhân loại, Gioan Tẩy Giả cũng kế thừa tội nguyên tổ theo sự thụ thai. Thánh Kinh nói với chúng ta rằng khi đang có Đức Giêsu trong cung lòng, Đức Maria đến viếng thăm bà Elizabeth cũng đang cưu mang Gioan Tẩy Giả trong lòng, thì hài nhi trong lòng bà Elizabeth nhảy lên vì vui sướng. Nhiều thần học gia dám chắc rằng đây là lúc Gioan Tẩy Giả được “rửa tội” khỏi mọi ảnh hưởng của tội nguyên tổ. Thiên Chúa Cha thực hiện những trường hợp cứu độ của Con của Ngài còn trong lòng Đức Maria và đặt để ơn cứu độ ấy cho Gioan Tẩy Giả. st