TỪ PHẬT GIÁO SANG CÔNG GIÁO – CHUYỆN CẢI ĐẠO CỦA MỘT NGƯỜI

42

TỪ PHẬT GIÁO SANG CÔNG GIÁO – CHUYỆN CẢI ĐẠO CỦA MỘT NGƯỜI

Paul Williams là Giáo Sư Danh Dự về Triết Ấn Độ và Tây Tạng tại Đại Học Bristol, Anh Quốc. Cho đến khi nghỉ hưu năm 2011, ông còn là giám đốc cho Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học của Đại Học này, và là cựu Chủ Tịch của Hiệp Hội Nghiên Cứu Phật Học UK

Tôi là một người Công Giáo, một người cải đạo. Thật vậy, hiện thời tôi là một phần tử của Dòng Đa Minh. Nhưng trong hai mươi năm qua tôi là một Phật tử, và ở đây tôi muốn tập trung đến Phật Giáo và tái sinh. Khi nói về Phật Giáo và tái sinh, tôi sẽ thực sự nói với bạn một chút về câu chuyện hoán cải của chính tôi, một câu chuyện dĩ nhiên về sự thay đổi, một sự thay đổi tuyệt vời, và tôi sẽ chứng minh đó là một sự thay đổi từ sự tuyệt vọng sang hy vọng.

Hành Trình Đến Phật Giáo

Tôi không phải là một Phật tử bẩm sinh. Như tôi có thể nhớ, gia đình gốc của tôi không có tôn giáo rõ rệt, tuy về phía cha tôi, họ là người Anh Giáo tích cực và những người bà con từng là các linh mục Anh Giáo. Về phía mẹ tôi, tôi không nhớ họ có lưu tâm gì đến tôn giáo không. Có lần tôi nghe bà ngoại tôi nói rằng bà sẽ là một Phật tử nếu bà là bất cứ gì. Gần đây tôi mới khám phá rằng gia đình bà ngoại của ông tôi là Công Giáo truyền thống, tuy ông đã từ bỏ đức tin này. Tôi không rõ lý do, nhưng vì vài lý do nào đó khi thật trẻ tôi đã gia nhập một ca đoàn Anh Giáo trong vùng. Tôi thích nhạc nhà thờ.

Trong thập niên 1960 tôi được chịu phép thêm sức trong Giáo Hội Anh Giáo bởi ĐGM ở Dover. Tôi trở nên một chú giúp lễ. Khi thập niên 1960 dần trôi càng ngày tôi càng thích lối sống và những gì bình thường của các con trai thời bấy giờ. Khi các bài thi càng nhiều, tôi từ bỏ ca đoàn, không còn giúp lễ, và mất liên lạc với nhà thờ. Tôi để tóc dài, và ăn mặc kỳ dị.

Tôi vào Đại Học Sussex để học Triết. Vào lúc ấy, thật phổ thông với nhiều người trong cuối thập niên 1960, tôi thấy thích thú với thiền định và những điều của Ấn Độ. Tôi tập trung sự ưa thích đặc biệt này vào triết Ấn Độ. Sau đó tôi lấy bằng tiến sĩ về triết lý Phật Giáo tại Đại Học Oxford.

Vào khoảng 1973, tôi đã bắt đầu nghĩ mình là một Phật tử. Sau cùng tôi quyết tâm chính thức trở thành một Phật tử, theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng của Đạt Lai Lạt Ma. Khi tôi dạy học tại Đại Học Bristol trong đầu thập niên 1980, cùng với những người khác tôi thành lập một nhóm ở Bristol mà bây giờ họ còn có trung tâm Phật Giáo. Tôi trở nên dính líu đến việc giảng dạy trong các trung tâm Phật Giáo. Về công việc học thuật của tôi trong triết lý Phật Giáo, tôi viết và diễn thuyết như một Phật Tử Tây Tạng trên các đài truyền hình, truyền thanh, và các đại hội. Tôi tham dự những cuộc đối thoại công cũng như tư với Kitô Hữu, kể cả To và Raimundo Pannikkar.

Tôi thích triết học, nhưng tôi cũng thích thiền và những kỳ lạ Đông Phương. Nhiều người chúng tôi thấy Phật Giáo thì hấp dẫn bởi vì trong các điều khác, đạo này dường như hợp lý hơn nhiều lựa chọn khác (nhưng cũng nhiều điều kỳ lạ hơn). Đặc biệt, Phật giáo dường như có cảm giác hơn (và kỳ lạ) hơn một tôn giáo hữu thần như Kitô Giáo. Phật tử không tin vào Thượng Đế. Chúng tôi nghĩ dường như không có lý do để tin vào Thượng Đế, và sự hiện diện của yêu tinh đem cho chúng tôi một lý lẽ tích cực chống với sự hiện hữu của Thượng Đế. Những người như chúng tôi được lớn lên là Kitô Hữu thì chán ngán với việc bảo vệ sự hiện hữu của Thiên Chúa trong một thế giới lãnh đạm chống với những người dèm pha. Khi chúng tôi lùi lại và cố gắng càng khách quan nếu có thể, dường như Thiên Chúa càng ít có thể. Trong Phật giáo người ta có cả một hệ thống rất phức tạp (và kỳ lạ) về luân lý, linh đạo và triết lý mà nó không cần có Thượng Đế một chút nào. Chỉ cần một nét, những khó khăn liên quan đến việc chấp nhận sự hiện hữu của Thượng Đế bị bỏ qua. Thật vậy, khi trở nên một Phật tử, (chúng tôi nghĩ) người ta có thể trở nên một người hành thiền với các Phật tử, những người thực sự biết về thiền.

Tái Sinh

Tuy nhiên, sau nhiều nhiều năm là một Phật tử, càng ngày tôi càng cảm thấy áy náy về đạo Phật của tôi. Chính yếu cho sự bứt rứt của tôi có liên quan đến Phật giáo là những lo lắng về sự tái sinh và những lo lắng phụ về giáo lý nghiệp chướng (karma). Phật tử tin có sự tái sinh, đó là, như được hiểu rộng rãi là sự luân hồi. Và, Phật giáo cho rằng, không có sự khởi đầu theo thời gian cho những chuỗi sự sống quá khứ. Tất cả chúng ta được tái sinh trong một số lần vô hạn. Không cần Thượng Đế để khởi sự các chuỗi này – bởi vì đơn giản là không có khởi đầu. Mọi thứ đã từng có (ở đâu đó) vĩnh viễn.

Bây giờ, niềm tin vào sự tái sinh (và thật sự là nghiệp chướng – tôi sẽ nói về điều đó) dường như thật phổ thông ngay cả trong những người không tự nhận là Phật tử hay tín đồ Ấn giáo. Người ta có thể tìm thấy ngay cả các Kitô Hữu cũng nói rằng họ tin vào sự tái sinh. Nhưng sự tái sinh thì được biết nhiều trong thời Hy Lạp và La Mã xưa, và nó không bao giờ là một phần của Kitô Hữu chính thống. Và có những lý do tốt cho điều này. Tái sinh thì không phù hợp với các giáo lý chính yếu của Kitô Giáo, kể cả giá trị ước lượng của mỗi một người, và sự công bình của Thiên Chúa. Nếu sự tái sinh có thật, về thực tế chúng ta thực sự không có hy vọng. Đó là một giáo lý tuyệt vọng. Là một Phật tử, tôi bắt đầu nhận thấy tôi không có hy vọng. Hãy để tôi giải thích.

Có ai muốn tái sinh là một con dán thì xin cho biết.

Tôi muốn bạn tưởng tượng rằng bạn được cho biết là sẽ bị hành quyết không đau đớn vào sáng sớm. Bạn kinh hoàng. Bạn không kinh hoàng vì sự đau đớn, vì sẽ không đau đớn gì cả. Vậy tại sao bạn kinh hoàng? Có lẽ bạn sợ là vì mọi kế hoạch tương lai của bạn sẽ chấm dứt – tiểu sử chấm dứt. Hoặc bạn không muốn từ giã vĩnh viễn các bạn hữu và gia đình. Hoặc bạn sợ cái trống rỗng vĩ đại, một sự hư không. Chính xác, điều gì làm bạn lo sợ?

Bây giờ tôi muốn bạn hãy tưởng tượng là người lý hình dịu dàng ôm bạn và nói bạn đừng có lo. Thực sự không quá tệ. Tuy bạn sẽ bị hành quyết, điều được khám phá không chút nghi ngờ rằng sau cùng người Ấn Giáo và Phật Giáo thì đúng. Bạn sẽ được tái sinh ngay lập tức. Thật vậy, bạn được tái sinh là một con dán ở Nam Mỹ!

Tôi giả sử rằng bạn vẫn còn kinh hoàng. Thật vậy, có lẽ bạn càng kinh hoàng hơn nữa. Nhưng tại sao bạn là quá kinh hoàng như thế? Là một con dán, điều đó trả lời cho tất cả sự sợ hãi trong tâm trí bạn khi nghe biết sự hành quyết gần kề. Chắc chắn các con dán có các kế hoạch cho tương lai, có đủ thực phẩm, đầu độc con người, hay bất cứ gì con cái chúng vui vẻ thi hành cả đời. Sẽ vui thích, một khi bạn quen với điều đó. Dĩ nhiên, là một con dán vẫn có nghĩa bạn phải từ giã người thân quen và gia đình, nhưng trong đời sống, bạn vẫn thường từ giã người thân và gia đình như vậy mà. Gia đình và bạn hữu có thể tách biệt chúng ta bởi lưu vong, chiến tranh, gây gỗ hay bất cứ gì. Hoặc nếu họ chết, thay vì bạn, nó có cùng một hiệu quả. Vậy tại sao về diện này chúng ta lại kinh hoàng về cái chết của chính chúng ta hơn là cái chết của những người thân yêu? Hơn nữa, là một con dán, bạn sẽ có rất nhiều bạn hữu và gia đình, rất nhiều bạn dán và gia đình dán để thay thế cho những người bạn đã mất. Bạn sẽ quen đi. Không quá tệ như bạn nghĩ. Và là một con dán thì không phải là hư không. Nó không giống như một sự trống rỗng vĩ đại. Nó cũng là một đời sống. Bạn vẫn sống.

Vậy tại sao chúng ta không thấy khuây khỏa với tất cả những điều này? Tại sao chúng ta vẫn không hứng thú với ý tưởng hành quyết khi bình minh, được theo sau với mọi vui thú của một con dán ở Nam Mỹ? Có lẽ bạn nói, con dán là con vật ghê tởm, xấu xa. Ai mà muốn thành con dán? Nhưng điều đó không đúng sao? Có lẽ các con dán tự nó thì không ghê tởm và xấu xa. Nói cho cùng, tôi nghĩ là các xác ướp yêu thích chúng.

Có thể nào bạn hình dung mình là một con dán? Có thể nào bạn mường tượng sống như một con dán? Chắc chắn không. Chúng tôi không yêu cầu bạn hãy hình dung bạn tỉnh dậy trong một thân thể của con dán (như Kafka nói với chúng ta, trong cuốn Metamorphosis của ông). Chúng tôi không yêu cầu bạn hãy hình dung ra bạn thỏa thuận sống trong thân thể chật hẹp của con dán. Điều đó không gì vui lắm. Bạn có khó khăn với các đôi chân đó, tối thiểu trong một thời gian, và bạn sẽ ghét xác con dán đến gần bạn. Nó thì quá rùng rợn! Nhưng sẽ không giống như thế, có phải không? Bạn sẽ yêu thích xác con dán của bạn, vì (tôi cho rằng) mọi con dán thì yêu thích xác của nó. Vì bạn cũng sẽ là một con dán. Bạn không thể hình dung ra là một con dán thì như thế nào bởi vì bạn sẽ không là chính bạn bên trong xác một con dán. Bạn sẽ là một con dán. Và ai biết được những tưởng tượng, ước mơ, của một con dán có thể như thế nào.

Tái Sinh Có Nghĩa Chấm Dứt Con Người Tôi

Điểm chính của tôi là gì? Điểm chính của tôi là: Điều kinh khủng khi bị hành quyết và tái sinh là một con dán thì thật đơn giản, thật minh bạch, nó kết thúc tôi. Tôi không thể mường tượng việc tái sinh là một con dán bởi vì chẳng có gì để hình dung. Đơn giản là tôi sẽ không ở đó. Nếu tái sinh là có thật, thì chính tôi hay bất cứ người thân yêu nào có thể thoát chết. Với sự tái sinh, đối với tôi – một con người thực sự – đời tôi thực sự chấm dứt. Có lẽ một sinh vật khác đang sống một cuộc đời có liên quan đến kiếp trước của tôi (bị ảnh hưởng bởi cái nghiệp của tôi), nhưng với tôi, không còn gì nữa. Chỉ có vậy. Không còn gì để nói về tôi nữa.

Tự nó, điều này không có nghĩa là lập trường Phật giáo thì sai. Nhưng nó có nghĩa rằng, nếu lập trường Phật giáo đúng, cái chết của chúng ta ở đời này thì thực sự, thực sự, là cái chết của chúng ta. Sự chết sẽ là sự chấm dứt của chúng ta. Theo truyền thống, tối thiểu ở mức độ hàng ngày, các Phật tử và những người chấp nhận sự tái sinh có khuynh hướng che khuất sự kiện này trong việc dùng ngôn ngữ của họ bởi đề cập đến ‘sự tái sinh của tôi’, và ‘lưu tâm đến các kiếp sống tương lai của mình’. Nhưng thực sự bất cứ sự tái sinh nào (tỉ như, một con dán ở Nam Mỹ) sẽ không còn là chính mình, và vì thế có một câu hỏi nghiêm trọng là tại sao người ta phải lo lắng về sự tái sinh tương lai ‘của mình’.

Tôi bắt đầu thấy rằng nếu Phật giáo đúng thì, trừ phi tôi đạt được sự giác ngộ (niết bàn) hay điều gì đó trong đời này, mà sau cùng toàn thể chu kỳ tái sinh sẽ được kết thúc hoàn toàn, tôi sẽ không có hy vọng. Hiển nhiên, tôi không đạt được sự giác ngộ ở đời này. Mọi Phật tử sẽ có khuynh hướng chấp nhận điều đó là sự thật cho mọi người. Giác ngộ là một thành đạt tối cao và cực kỳ cho các anh hùng linh đạo, không phải những người như chúng ta – chắc chắn không phải tôi. Do đó, tôi (và mọi bạn hữu và gia đình tôi) không có hy vọng nơi chính mình. Không chỉ có thế. Thực sự, từ một quan điểm Phật Giáo theo thang bậc thời gian vô hạn, ý nghĩa của mỗi người chúng ta, là một con người, dẫn đến sự hư không. Vì mỗi người sống rồi diệt vong. Mỗi người trong chúng ta – là con người – bị tiêu hủy đời đời. Phật giáo đối với tôi thì không có hy vọng. Nhưng có phải là tôi đã từng tin rằng Phật giáo thì đúng? Như T. Phaolô biết rất rõ, tối thiểu Kitô Giáo đem lại hy vọng.

Nghiệp Chướng (Karma)

Bây giờ để tôi nói vài điều về lý thuyết thường song hành với sự tái sinh, lý thuyết về nghiệp chướng. Đây là lý thuyết rằng những hành động tốt và xấu có hậu quả tương ứng hoặc thú vị hoặc đau đớn cho chúng ta. Như thế, nếu tôi bị vấp hòn đá và làm gẫy ngón chân út, cảm nghiệm đau đớn đó là hậu quả của một việc xấu được tôi thi hành trong quá khứ. Nếu điều tôi nói là đúng thì nguyên tắc nghiệp chướng khi được áp dụng cho toàn thể cuộc đời phải có nghĩa rằng, một số người thoát khỏi tối thiểu một số hậu quả của hành vi xấu xa của mình, và những người khác nhận được các cảm nghiệm không thú vị là hậu quả của những hành vi xấu mà họ không làm.

Hãy suy nghĩ điều sau: Giả sử một nhà độc tài khủng khiếp khi gần chết đã ra lệnh hành quyết một ngàn người cách đau đớn. Nhà độc tài đó chết, cũng như người đó – nhà độc tài – không bao giờ lãnh nhận hậu quả hiểm ác ông phải chịu qua nghiệp chướng. Chắc rằng sẽ có một người khác, ‘sự tái sinh của ông’ là người sẽ lãnh nhận các hậu quả khủng khiếp đó. Nhưng, trước hết, điều gì xảy ra cho nhà độc tài đó? Và, kế đến, rõ ràng là người khác (sự tái sinh) sẽ đau khổ khủng khiếp vì hậu quả của điều mà họ đã không thi hành. Thí dụ, ý tưởng cho rằng một em bé đau khổ vì bệnh tật bởi vì điều gì đó người khác đã làm, ngay cả em bé này trong ý nghĩa nào đó là sự tái sinh của người đó, hiếm khi có thể được trình bày là sự chuộc tội hay công bằng. Như một số người tuyên bố, chắc chắn rằng nó không thể là câu trả lời được nhấp nhận nhiều nhất cho vấn đề sự dữ. Bé thơ này đơn giản không phải là người đã thi hành việc độc ác, không hơn gì con dán nhỏ là tôi sau khi bị hành quyết.

Phật tử không chủ trương có Thượng Đế, nhưng nếu có một Thượng Đế, chắc chắn thuyết nghiệp chướng sẽ không phù hợp với sự công bằng của Người. Như thế, cũng vậy, sự tái sinh sẽ quăng người ta vào đống rác lịch sử.

Kitô Hữu Có Hy Vọng

Dường như đối với tôi hiển nhiên rằng nếu tôi được tái sinh là con người thì đời sống của tôi ở đời này phải chấm dứt. Điều này thì rõ ràng nếu tôi tái sinh là một con dán ở Nam Mỹ. Chúng ta không thể nói rằng tôi cùng một người như một con dán ở Nam Mỹ. Có thể nào chúng ta nói thêm rằng tôi sẽ cùng một người nếu sự tái sinh của tôi liên quan đến một phôi thai loài người ở Phi Châu? Hoặc ở Bristol, trong chính gia đình của tôi không? Và lập trường tiêu chuẩn của Phật tử (chính xác) công khai từ chối rằng sự tái sinh (kiếp sau) thì cùng một người như người đã chết. Như thế sự tái sinh thì không phù hợp với giá trị vô hạn của con người.

Nhưng Kitô Giáo là tôn giáo về giá trị vô hạn của con người. Con người chúng ta, hay có thể trở thành, thì không tình cờ đối với chúng ta, và không phải không quan trọng. Mỗi người là một sự tạo dựng cá biệt của Thiên Chúa, vì vậy được yêu thương và được quý giá bởi Thiên Chúa. Dựa trên điều này là toàn thể luân lý Kitô Giáo, từ giá trị của gia đình cho đến sự vị tha và từ bỏ chính mình của các thánh. Bởi vì chúng ta có giá trị vô hạn đối với Thiên Chúa nên Chúa Giêsu đã chết để cứu mỗi một người chúng ta. Người không chết để cứu một chuỗi các tái sinh, hay các bản thể luân hồi. Người chết để cứu chúng ta. Và chúng ta là những con người, là các cá nhân có thể xác với tiểu sử, gia đình và bạn hữu của chúng ta. Trái với huyền thoại cho rằng Kitô Hữu ghét bỏ vật chất và thân xác, thực sự Kitô Giáo còn là tôn giáo của sự hiện thân và sự tốt lành thiết yếu của mọi tạo vật có thể chất.

Từ tất cả những điều này, điều tiếp theo là sự tái sinh sẽ hoàn toàn đối lập với toàn bộ chiều hướng của Kitô Giáo. Nếu có sự tồn tại sau cái chết – và đức tin của Kitô Hữu, xuất phát từ chính sự phục sinh của Chúa Kitô, được dựa trên điều đó – nó không thể dưới dạng tái sinh. Sự tái sinh và giá trị vô hạn của con người thì không phù hợp. Quan điểm Kitô Giáo về sự chết là một hy vọng, thực sự một chiến thắng, vì (ngoài bất cứ gi khác) nó coi cái chết không phải là sự trống rỗng, một hư không. Tiểu sử thì chưa chấm dứt cho những con người chúng ta, và chúng ta có thể hy vọng rằng chúng ta không bị mãi mãi xa lìa các bạn hữu và gia đình của chúng ta. Nhưng nhiều hơn thế, chúng ta tin rằng, trong Thiên Chúa cái chết của chúng ta sẽ đầy ý nghĩa cho mỗi một người chúng ta – từng người một – theo các phương cách vượt quá sự tưởng tượng của chúng ta và ngay cả bây giờ nó kích thích niềm hy vọng của chúng ta và kéo dài đời sống chúng ta.

Kết Luận

Chính những suy nghĩ như thế này từ từ dẫn tôi ra khỏi Phật Giáo. Với tôi, Phật Giáo thì không có hy vọng. Kitô Hữu có hy vọng. Do đó tôi muốn có thể trở nên một Kitô Hữu. Tôi đã trở lại, nhìn lại những gì mà tôi từng từ bỏ trong thời gian đức tin sơ sài trước đây. Tôi viết chi tiết các giai đoạn của cuộc hành trình này trong cuốn sách của tôi The Unexpected Way (T&T Clark/Continuum: 2002). Qua ơn sủng tôi lại đến với Thiên Chúa. Tôi tin rằng thật hợp lý để tin vào Thiên Chúa, hơn là cùng với các Phật tử tin rằng không có Thiên Chúa. Khi tin vào Thiên Chúa, tôi không còn là một Phật tử. Tôi phải là một người hữu thần. Khi thận trọng nhìn đến chứng cớ và tôi ngạc nhiên khi thấy rằng sự phục sinh của Chúa từ cõi chết sau khổ hinh thập giá của Người là sự giải thích hợp lý nhất về những gì phải xảy ra. Điều đó, tôi cảm thấy nó làm cho Kitô Giáo là sự chọn lựa hợp lý nhất trong các tôn giáo hữu thần. Và là một Kitô Hữu, tôi kết luận rằng sự ưu tiên phải được trao cho Giáo Hội Công Giáo La Mã. Tôi cần một lý do tốt để được nhận vào Giáo Hội Công Giáo. Trong cuốn sách nói trên, tôi khảo sát một vài lý lẽ mà người ta đưa ra cho tôi để chống với việc trở nên một người Công Giáo, và tôi kết luận rằng họ thất bại thuyết phục tôi. Do đó tôi được nhận vào Giáo Hội Công Giáo.

Bây giờ tôi sống trong sự biết ơn và hy vọng. Và tôi không bao giờ hối tiếc về quyết định của tôi, dù chỉ một giây phút.

PHỤ LỤC

Đọc thêm về Phật Giáo và Công Giáo do Paul Williams đề nghị:

  • The Unexpected Way,Continuum, 2002
  • Buddhism from a Catholic Perspective, Catholic Truth Society, 2006
  • ‘Buddhism’, in Gavin D’Costa (ed.) The Catholic Church and the World Religions: A Theological and Phenomenological Account,Continuum, 2011