Những thanh kiếm không đơn thuần chỉ là vũ khí mà còn là biểu tượng của quyền lực trong nhiều thế kỷ.
Thanh kiếm huyền thoại Joyeuse
Thanh kiếm cổ Joyeuse, hiện đang được lưu giữ trong bảo tàng Louvre ở Pháp, là một trong những thanh kiếm nổi tiếng nhất trong lịch sử. Theo sử sách ghi lại, thanh kiểm này thuộc về Charlemagne, Vua của người Frank cách đây 1.200 năm. Thanh kiếm Joyeuse thường được sử dụng để làm lễ đăng quang cho các vị vua Pháp và được gắn với nhiều truyền thuyết về ma lực của nó.
Thanh kiếm 7 ngạnh
Đền thờ Isonokami của đạo thần Nhật Bản được xây dựng vào năm thứ 4 sau Công nguyên dưới chân núi Tenri ở tỉnh Nara, Nhật Bản. Ngôi đền này là nơi cất giữ một số báu vật quốc gia, bao gồm thanh kiếm huyền thoại Nanatsusaya no Tachi hay còn được gọi là ‘thanh kiếm 7 ngạnh’. Thanh kiếm được vua Geunchogo của Baekje, một vương quốc cổ ở tây nam Hàn Quốc, cống nạp nhiều báu vật cho Đông Tấn. Nó được dùng trong nghi lễ chứ không phải cho chiến đấu.
Thanh kiếm xuyên đá
Bên trong tủ kính tại một nhà thờ nhỏ trên núi Montesiepi ở Tuscany (Italia) là một thanh kiếm từ thế kỷ thứ 12 xuyên vào đá. Theo truyền thuyết, thành kiếm được đặt tại đó bởi hiệp sĩ San Galgano, người đầu tiên được Giáo hội La Mã cử hành nghi lễ phong thánh chính thức. Truyền thuyết kể rằng, San Galgano đang đi bộ trên núi Montesiepi, thì thấy hình một ngôi đền với Đức chúa Jesus và Đức mẹ Mary và 12 tông đồ. Một giọng nói phát ra yêu cầu San Galgano từ bỏ mọi ham muốn. San Galgano đáp lại điều đó đơn gian như dùng kiếm chẻ đôi tảng đá. Sau đó, ông dùng kiếm đâm xuống 1 tảng đá và thanh kiếm mắc tại đó cho đến nay.
Thanh kiếm nghìn năm không han gỉ
Cách đây 50 năm, thanh kiếm Goujian được phát hiện trong một ngôi mộ ở Trung Quốc. Mặc dù được xác định có niên đại hơn 2.000 năm, nhưng nó không hề bị han gỉ. Lưỡi kiếm gây chảy máu khi một nhà khảo cổ học sử dụng ngón tay để kiểm tra độ sắc của nó. Bên cạnh chất lượng kỳ lạ, thanh kiếm cũng cho thấy sự khéo léo của những người thợ thủ công cách đây hàng nghìn năm. Thanh kiếm này được cho là báu vật quốc gia của Trung Quốc.
Thanh kiếm Honjo Masamune
Masamune Sengo là một người rèn kiếm Nhật Bản và làm việc từ năm 1288 đến 1328. Ông được xem là một trong những chuyên gia luyện kim tài ba nhất thế giới. Các thanh kiếm của Masamune nổi tiếng về vẻ đẹp và chất lượng tuyệt vời. Một trong những vũ khí nổi tiếng nhất của ông là thanh kiếm Honjo Masamune. Đây là thanh kiếm biểu tượng cho chế độ Mạc phủ, thời kỳ Edo của Nhật Bản. Nó là bảo vật được các tướng quân Shōgun truyền lại cho nhau từ thế hệ này đến thế hệ khác. Năm 1939, chính quyền Nhật Bản công nhận thanh kiếm là một báu vật quốc gia.
Thanh kiếm bí ẩn của người Viking
Khoảng 170 thanh kiếm Ulfberht của người Viking được phát hiện trên khắp châu Âu, với niên đại từ 800 đến 1000 năm sau Công nguyên. Chúng được làm từ kim loại siêu nguyên chất và được chế tác với độ tinh xảo cao. Điều này đã làm rất nhiều nhà khảo cổ học bối rối. Trong thời Cách Mạng Công Nghiệp, người ta nghĩ rằng công nghệ được sử dụng để rèn ra những thanh kim loại như vậy sẽ không thể được phát minh trong vòng 800 năm tới hoặc lâu hơn nữa.
Thanh kiếm của Sa hoàng Ivan IV
Trong cuộc khai quật trên bờ sông Om ở vùng Siberia của Nga vào năm 1975, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một thanh kiếm bí ẩn được chế tạo Đức nhưng được trang trí tại Thụy Điển. Các cuộc điều tra sau đó cho thấy thanh kiếm thừ thế kỷ thứ 12 này có thể thuộc về Sa hoàng Ivan IV như một món quà tặng. Sau đó, thanh kiếm được sử dụng bởi chiến binh huyền thoại Ivan Koltso trong các cuộc chiến đấu.
Thanh kiếm minh chứng người Trung Quốc đến Mỹ trước Christopher Columbus?
Tháng 7/2014, một thanh kiếm lạ có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được phát hiện trên bờ một dòng suối nhỏ ở bang Georgia, Mỹ. Các biểu tượng khắc trên thanh kiếm bao gồm đầu rồng và mặt nạ kỳ cục thường được sử dụng nhưng đồ dùng bằng ngọc bích ở nhiều triều đại phong kiến khác nhau ở Trung Quốc. Thanh kiếm này cung cấp thêm bằng chứng cho giả thuyết người Trung Quốc tới Bắc Mỹ trước nhà thám hiểm Christopher Columbus.
Thanh kiếm tinh xảo của người Ấn Độ
Các nhà khoa học đến từ châu Âu vô cùng ngạc nhiên của về độ tinh xảo của thanh kiếm cong một lưỡi có nguồn gốc từ Ấn Độ. Kiểu kiếm này được người Ba Tư thiết kế và sau đó được sử dụng rộng rãi trên khắp châu Á. Nó được làm từ thép nguyên chất Wootz. Loại thép nguyên chất này được sử dụng tại Ấn Độ và Trung Á để tạo ra những thanh kiếm chất lượng cao và những vật dụng cao cấp khác.
Thanh kiếm huyền bí Durandal
Hàng trăm năm qua, thanh kiếm huyền bí Durandal bị gắn vào trong các vách đá phía trên nhà thờ nhỏ Notre Dame ở Rocamadour, Pháp. Theo các tu sĩ tại đây, nó là bảo kiếm của hiệp sĩ Roland. Theo truyền thuyết, Roland đã ném thanh kiếm của mình vào vách đá để nó không rơi vào tay kẻ thù.
Kể từ thế kỷ XII, nhà thờ nhỏ Notre Dame đã trở thành một điểm trong cuộc hành hương thiêng liêng của các tín đồ. Năm 2011, giới chức trách đã di chuyển thanh kiếm khỏi vách đá và bảo quản, trưng bày nó ở Bảo tàng Cluny, Paris, Pháp.