CÁC PHƯƠNG SÁCH ĐỂ GIẢI THÍCH KINH THÁNH
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU
Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta đi vào một thế giới rất khác biệt với thế giới của chính chúng ta. Từ kiểu nói, ngôn ngữ, nội dung, ngay cả sự hiểu biết về các thực tại trong đời sống hàng ngày của thế giới ấy thì rất khác với những gì chúng ta cảm nghiệm ngày nay.
Nhưng đồng thời, Kinh Thánh là lời sống động của Thiên Chúa trong các cộng đồng đức tin ngày nay. Người ta đọc Kinh Thánh trong các thứ tiếng và ở những nơi mà tác giả nguyên thủy không hề biết đến. Kinh Thánh được ghi nhớ và trân quý bởi những người mà họ chưa bao giờ được nghe tiếng Hy Lạp hay Hebrew (cổ Do Thái), họ chưa bao giờ được nhìn thấy một người Ít-ra-en, người Ai Cập, người La Mã hoặc bất cứ nhân vật nào trong vô số nhân vật thời Kinh Thánh. Tuy vậy, bất kể khoảng cách biệt với thế giới Kinh Thánh, bằng cách nào đó Kinh Thánh đã vượt qua ngôn ngữ, văn hóa và thời gian để nói với chúng ta.
Với một số người, thường là những người đọc Kinh Thánh suốt cả đời, câu chuyện này thì quen thuộc, những chữ và ngữ điệu có trong thực tế, họ tìm thấy ý nghĩa của nó đơn giản để hiểu và áp dụng vào đời sống. Tuy nhiên trong khao khát để nghe thông điệp của Kinh Thánh và hiểu lời mời gọi của nó, đôi khi họ đã quên đi khoảng cách hiện thực giữa thế giới của Kinh Thánh và thế giới ngày nay. Hậu quả là xu hướng hiểu lầm và cho rằng Kinh Thánh thường nói lên những gì mà độc giả của thế kỷ hai mươi mốt chỉ nhìn thấy ở bề mặt.
Một thí dụ đơn giản có thể tìm thấy trong sự hiểu biết phổ thông ngày nay về Thánh Vịnh 121. Hai câu đầu của Thánh Vịnh này được dịch như sau: “Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi, ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao? Ơn phù hộ tôi đến từ ĐỨC CHÚA là Đấng dựng nên cả đất trời”.
Trong khu trượt tuyết phổ thông thuộc vùng đồi núi ở Oregon, câu này được viết trên một tấm bảng và đặt ngay ở chỗ đưa người trượt tuyết lên đỉnh núi. Hàm ý hiển nhiên là khuyến khích người trượt tuyết hãy nhìn đến sự hùng tráng vĩ đại của các rặng núi chung quanh và nhớ đến Thiên Chúa, đấng đã dựng nên vũ trụ mỹ miều. Đó là cách các độc giả ngày nay thường hiểu về câu này.
Tuy nhiên, người Ít-ra-en xưa sẽ “nghe” một vài điều rất khác. Câu này thuộc về một tổng hợp nhỏ của các thánh vịnh 120 – 134 được sử dụng bởi người hành hương đến Giêrusalem để dự các đại lễ hàng năm của người Do Thái. Mỗi thánh vịnh là một sưu tập có tựa đề “A Song of Ascents” (bài ca của người lên đền) và được dùng để bày tỏ niềm vui của người Ít-ra-en khi trên đường đến tham dự các nghi lễ ở đền thờ. Thay vì cảnh núi đồi vĩ đại, người Ít-ra-en sẽ nhớ đến các hình ảnh của thành Giêrusalem và đền thờ, là nơi đối chiếu để Thiên Chúa ngự ở dưới đất. Trong những lời của một bài ca người lên đền thờ:
“Như đồi núi bao quanh Giêrusalem, cũng vậy ĐỨC CHÚA bao quanh dân Người, từ bây giờ và đến muôn đời” (Tv 125:2).
Bài ca của người Ít-ra-en được cất lên trong tâm tình mong đợi được thờ phượng trong nhà của Đức Chúa, và bày tỏ sự tin tưởng của họ rằng, khi đối diện với sự bất an và những khốn khó trong đời, họ có thể tin tưởng vào sự chăm sóc yêu thương của Thiên Chúa. Nhìn đến sự cách biệt giữa thế giới của người trượt tuyết và thế giới xưa của người Ít-ra-en chúng ta phải tự hỏi về khả năng “lắng nghe” của chúng ta về những gì mà Kinh Thánh đã từng nói.
Một minh họa thứ hai có thể lấy từ Tân Ước. Nhiều Kitô Hữu ngày nay thì quen thuộc với lời của Đức Giêsu:
“Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng” (Luca 18:16).
Trong một nền văn hóa mà nó lý tưởng hóa thời thơ ấu, ngày nay đoạn văn này dễ gợi lên các tâm tình về những tưởng tượng thú vị hay sự tín thác đơn sơ của trẻ em và cho rằng Đức Giêsu đang khuyến khích người lớn có cùng những thái độ như thế, họ là những người đã đánh mất sự ngây thơ của con trẻ từ lâu.
Tuy nhiên, ngày xưa, thời thơ ấu khó được lý tưởng hóa theo cách này. Trẻ em chết nhiều hơn sống. Trong số những trẻ em sống qua được một năm đầu, một phần ba bị chết khi lên sáu tuổi. Trẻ em thường là nạn nhân đầu tiên của bệnh tật hay chiến tranh hay nghèo khổ, vì thế, đối với hầu hết người xưa, thời thơ ấu là một khởi đầu đầy lo sợ và bấp bênh. Trong hầm mộ của dòng họ ông Caipha, vị thượng tế thời Đức Giêsu, người ta đào xới được từ 40 đến 60 trẻ em dưới 12 tuổi.
Hy vọng của người xưa là sống đến thời trưởng thành, nhất là đến tuổi già, vì tuổi già là lý tưởng được tôn trọng của cộng đồng. Vì thế, lời của Đức Giêsu sẽ gợi lên một phản ứng rất khác biệt cho người xưa hơn chúng ta ngày nay. Có lẽ họ sẽ sửng sốt, ngay cả bàng hoàng, vì Đức Giêsu nói về một vương quốc của những người dễ bị tổn thương, yếu đuối, và bấp bênh. Có lẽ họ sẽ so sánh nhãn quan của Đức Giêsu với các vương quốc hùng mạnh mà hàng ngày họ va chạm, và họ tự hỏi làm thế nào một vương quốc của các nạn nhân lại có thể vươn đến bất cứ gì. Một lần nữa, khoảng cách biệt giữa thế giới chúng ta và Kinh Thánh có thể khiến chúng ta hiểu lầm về những gì Kinh Thánh nói cho thời ấy và ở nơi chốn ấy.
Tái Tạo Thế Giới Kinh Thánh
Trong nhiều phương diện, điều trớ trêu là Kinh Thánh thì khó hiểu đối với những người trong các xã hội học thức của thế giới kỹ nghệ hơn là những nông dân ít học trong các quốc gia thứ ba. Các nhà truyền giáo và những người phục vụ ở nước ngoài thường nhận xét rằng trong các xã hội nông nghiệp, nghèo nàn mà đời sống ngày nay thì cơ bản giống như thời Kinh Thánh, dường như người ta hiểu các ẩn dụ và lối nói tượng hình không quá khó khăn. Chỉ cần giải thích chút đỉnh, cũng không phải nỗ lực nhiều để “tái tạo” thế giới Kinh Thánh, bởi vì người dân các quốc gia này đang sống như thế hàng ngày.
Với tất cả tiến bộ và giáo dục hiện đại, chính chúng ta, những người sống trong thế giới kỹ nghệ lại gặp khó khăn lớn để hiểu Kinh Thánh. Với chúng ta, phải tìm ra nhiều cách để mở rộng kho dự trữ kinh nghiệm chung mà chúng ta chia sẻ với người thời Kinh Thánh bởi vì kinh nghiệm chung là nền tảng mà từ đó có được mọi sự hiểu biết.
Hãy dừng đôi phút để nhận xét về một “kho dự trữ kinh nghiệm chung”. Thật không khó để thấy rằng bất cứ cuộc đối thoại nào giữa hai người đều tùy thuộc vào nền tảng chung. Nó không chỉ là vấn đề nói cùng một thứ tiếng; nó còn phải biết đến các biến cố hiện thời để đem cho thế giới xưa các ý nghĩa mới, hoặc sự hiểu biết lịch sử để trả lời cho những ý tưởng mới. Nó có thể bao gồm ngay cả sự hiểu biết về những căng thẳng hay các quan niệm mà nó có thể gây nên một phản ứng nào đó. Ngay cả cuộc đối thoại đơn giản nhất cũng cần có nhiều sự hiểu biết chung để hai người có thể dựa vào đó mà hiểu nhau.
Như thế, khi một tác giả nhắc đến tên “Katrina” cho thính giả người Hoa Kỳ, họ không cần phải nói nhiều. Độc giả người Hoa Kỳ không khó khăn để hình dung ra cảnh tượng thích hợp, bởi vì trí nhớ của họ về trận bão đã tàn phá thành phố New Orleans vào năm 2005 là một phần của cảm nghiệm đời sống. Nếu không có một kho dự trữ cảm nghiệm chung, ý nghĩa đặc biệt đó bị mất đi.
Trong những chương sau, chúng ta sẽ tập trung đến các cách học hỏi Kinh Thánh mà nó giúp chúng ta vượt qua được sự cách biệt giữa thế giới Kinh Thánh và thế giới chúng ta. Mục đích của chúng ta sẽ là đưa hai thế giới này lại gần nhau trong một phương cách để việc lắng nghe xác thực có thể xảy ra, trong đó chúng ta để Kinh Thánh nói với chúng ta bằng chính ngôn ngữ của Kinh Thánh thay vì ngôn ngữ của chúng ta. Chúng ta sẽ cố gắng đối diện với những khó khăn vốn có trong một cuộc đối thoại giữa hai người mà họ không biết nhau nhiều. Đồng thời chúng ta nhìn nhận rằng vì tất cả sự cách biệt mà đôi khi chúng ta cảm thấy, vì mọi khó khăn khi đọc Kinh Thánh đôi khi xảy ra, ngày nay cũng như ngày xưa, Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa nói với dân của Thiên Chúa.
Như vậy, việc học hỏi sách này được nhằm để giúp mở rộng kho dự trữ cảm nghiệm chung của chúng ta và của các tác giả Cựu Ước và Tân Ước. Chúng ta không thể đi ngược thời gian để sống lại cảm nghiệm của họ, nhưng càng tìm hiểu về thế giới của họ, chúng ta càng hiểu rõ hơn những gì họ muốn nói. Thi hành việc học hỏi này có thể làm cho Kinh Thánh có vẻ ít “đơn giản” hơn trước, nhưng nó cũng sẽ giúp chúng ta nghe Kinh Thánh bằng thuật ngữ riêng của nó nhờ thăng tiến khả năng hiểu được ý định cuộc đối thoại của Kinh Thánh.
Hãy Để Kinh Thánh Diễn Giải Chúng Ta
Điều quan trọng, dĩ nhiên, phải nhớ rằng khi chúng ta thi hành việc này thì mục đích của nó không phải về lịch sử. Các học giả cổ sử có thể dùng Kinh Thánh như một nguồn tài liệu cho sự nghiên cứu lịch sử của họ, nhưng với cộng đồng đức tin, Kinh Thánh còn hơn một cuốn sách sử. Chúng ta có thể minh họa ý nghĩa của điều này qua sự phân định chung của các học giả Kinh Thánh, họ suy nghĩ để thấy sự khác biệt giữa ý nghĩa của một bản văn trước đây và bây giờ bản văn ấy muốn nói gì.
Ý nghĩa trước đây của bản văn, bất kể mức độ nào mà chúng ta khám phá ra, là một đề tài thuần túy lịch sử theo một phương cách. Một tác giả Kinh Thánh viết xuống điều gì đó, nó được cho rằng điều đó sẽ được hiểu bởi một loại độc giả riêng trong một phương cách riêng. Nhưng khi chúng ta đặt câu hỏi, bây giờ bản văn ấy muốn nói gì, chúng ta đang tìm hiểu vai trò của nó trong đời sống hiện tại của chúng ta. Bản văn được tra cứu để thấy được ý nghĩa hiện đại cũng như quá khứ. Chính ở điểm này nó bắt đầu trở nên thần học thay vì chỉ là lịch sử.
Chúng ta phải rõ ràng là việc nghiên cứu ý nghĩa thần học của Kinh Thánh là mục tiêu tối hậu của chúng ta. Nếu chúng ta không bắt đầu với lịch sử, sự rủi ro là chúng ta không để Kinh Thánh nói với chúng ta bằng thuật ngữ riêng của nó. Nhưng nếu chúng ta chỉ dừng lại ở lịch sử và không tiếp tục tra vấn ý nghĩa thần học mà bản văn muốn nói với chúng ta bây giờ, chúng ta đã không hiểu được điều Giáo Hội luôn muốn nói khi gọi Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa.
Nói cách khác, chúng ta có thể đề nghị rằng mục đích của việc nghiên cứu Kinh Thánh thì không chỉ là sự học hỏi Kinh Thánh – như thể Kinh Thánh là một môn chính cần lưu tâm. Đúng hơn, mục đích là để Kinh Thánh diễn giải chúng ta, để thấy rằng khi đào xới và tìm kiếm trong Kinh Thánh, bỗng dưng chúng ta khám phá rằng người dẫn giải trở nên được dẫn giải. Trong ý nghĩa đó, việc phong phú hóa sự hiểu biết Kinh Thánh là phong phú hóa sự hiểu biết về chính chúng ta và những gì Thiên Chúa đang nói trong cuộc đời của chúng ta.
Nhìn Đến Trước
Bây giờ là lúc nói về kế hoạch tiếp theo. Chúng ta sẽ dùng nhiều phương sách được các học giả Kinh Thánh phát triển để giúp chúng ta mở rộng kho dự trữ cảm nghiệm chung về Kinh Thánh và bắt đầu nghe Kinh Thánh nói trong phương cách riêng. Tuy nhiên, thay vì thảo luận những điều này trong sự trừu tượng, chúng ta sẽ vừa học hỏi khi vừa thực sự làm việc trên các đoạn Cựu và Tân Ước. Trong khi chúng ta tìm cách lắng nghe những gì bản văn này đã nói trước đây, tương tự chúng ta cũng sẽ tìm hiểu điều mà các bản văn ấy đang nói cho đời sống chúng ta. Chúng ta sẽ để các khả năng học hỏi được giúp chúng ta trong cả hai nỗ lực này.
Trong thực tế, các khả năng này là một loạt câu hỏi mà các học giả Kinh Thánh đã tìm cách đưa vào từng bản văn hay từng tác giả, độc giả, hay hoàn cảnh mà từ đó nó xuất phát. Quan trọng nhất là những câu hỏi về cách hoạt động thế nào của bản văn trong cộng đồng đức tin sống động. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem tác giả/biên tập viên hy vọng đạt được điều gì, hoặc bản văn này có được sử dụng trong nhiều trường hợp không, mà mỗi trường hợp có những hy vọng hay mong đợi khác nhau. Mỗi khi chúng ta giới thiệu một phương sách mới hay một loạt câu hỏi mới, chúng ta sẽ dựa vào công việc đã thực hiện được. Khi chúng ta đến cuối việc nghiên cứu, các dụng cụ phải có ở trong tay chúng ta để mở rộng kho dự trữ cảm nghiệm chung với các tác giả Kinh Thánh và các độc giả, họ là những người đầu tiên nghe hay đọc những gì được viết xuống. Vì thế, phần lớn mục đích của chúng ta là phát triển khả năng tự mình nghiên cứu Kinh Thánh.
CHƯƠNG II – KINH THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỨC TIN
Sơ Lược
Từ những thời tiên khởi, Kitô Hữu hiểu Kinh Thánh là lời sống động của Thiên Chúa. Trong những hoàn cảnh mới, họ thấy rằng những câu chuyện và những giảng dạy của Kinh Thánh thì không chỉ được nhắm đến độc giả nguyên thủy, người nghe Kinh Thánh đầu tiên, nhưng còn cho họ. Đôi khi họ giải thích Kinh Thánh, đôi khi họ áp dụng Kinh Thánh vào đời sống, và đôi khi họ dùng Kinh Thánh như một phương tiện để hiểu được những gì đang xảy ra cho họ.
Chúng ta dùng Kinh Thánh trong cộng đồng đức tin ngày nay theo một truyền thống mà nó đi ngược về thuở ban đầu. Chúng ta làm như thế không để học hỏi các bài lịch sử trong quá khứ, nhưng để hiểu được ý định của Thiên Chúa ngay bây giờ, trong đời sống của chính chúng ta.
Nếu chúng ta vội vàng đi ngay vào một chuỗi nghiên cứu qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh hiện nay, chúng ta sẽ gặp nguy cơ là đưa việc nghiên cứu Kinh Thánh vào bối cảnh sai lầm. Các dụng cụ để nghiên cứu Kinh Thánh thì đầy dẫy, và chúng ta sẽ tìm hiểu giá trị của chúng vào đúng lúc. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc nghiên cứu Kinh Thánh như để theo đuổi học thuật và sử dụng nó trong cộng đồng đức tin.
Vì thế, trước khi giới thiệu thêm các dụng cụ học thuật và kinh viện, chúng ta hãy thử cảm nhận về các cộng đồng đức tin mà họ đã viết ra các sách Cựu và Tân Ước, đã sử dụng truyền thống và Kinh Thánh như thế nào trong thời đó để Thiên Chúa nói với họ trong đời sống. Mục đích của chúng ta là có một thế đứng trực tiếp liên tục với các bậc tiền bối khi chúng ta tìm cách dẫn giải Kinh Thánh.
Trong ba thí dụ sau, chúng ta sẽ thấy các văn gia Kinh Thánh dùng công trình của người đi trước và áp dụng chúng vào hoàn cảnh mới như thế nào trong đời sống của chính họ. Nhờ xem xét việc họ làm, chúng ta sẽ có được một cảm nhận về các đường lối mà trong đó họ tìm cách hiểu biết những gì Thiên Chúa đang thi hành ở giữa họ. Khi kết thúc sự học hỏi này, chúng ta sẽ rút ra một vài hiểu biết sâu sắc để có thể hướng dẫn phần còn lại của việc học hỏi.
Rượu Mới trong Bầu Da Cũ
Thí dụ thứ nhất về cách sử dụng truyền thống của Giáo Hội tiên khởi được lấy từ các Phúc Âm nhất lãm (Mátthêu, Máccô và Luca). Chúng ta sẽ so sánh việc sử dụng cùng một bản văn trong các Phúc Âm này, cố để tìm hiểu xem mỗi cuốn sử dụng câu chuyện của Đức Giêsu theo một đường lối như thế nào để đề cập đến các nhu cầu đặc biệt của một cộng đồng mà sách được viết cho cộng đồng ấy. Hãy đọc kỹ sự so sánh sau:
Máccô 2:22 | Mátthêu 9:17 | Luca 5:37-39 |
---|---|---|
Và không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; nếu không, rượu sẽ làm nứt bầu, và rượu thì mất mà bầu cũng hư; nhưng người ta đổ rượu mới vào bầu da mới. | Rượu mới cũng không được đổ vào bầu da cũ; nếu không, bầu bị nứt, và rượu thì trào ra, và bầu bị phá hủy; nhưng rượu mới thì được đổ vào bầu da mới, và như thế cả hai được duy trì. | 37 Và không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; nếu không, rượu mới sẽ làm nứt bầu và sẽ bị trào ra, và bầu sẽ bị phá hủy. 38 Nhưng rượu mới phải được đổ vào bầu da mới. 39 Và không ai sau khi uống rượu cũ lại muốn rượu mới, nhưng nói, “Rượu cũ thì ngon.” |
Để làm nền cho sự thảo luận, hãy nhận xét rằng Máccô là phúc âm ngắn nhất trong ba Phúc Âm. Đây là một trong vài lý do nhiều học giả nghĩ rằng phúc âm Máccô được viết đầu tiên. Người ta không chắc là Mátthêu và Luca có được một bản sao của Máccô, nhưng trong sự học hỏi chúng ta sẽ chấp nhận sự thừa nhận này. Khi chúng ta quan sát những thay đổi trong các bản văn song song ở trên, chúng ta sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc về việc mỗi một “cộng đồng Phúc Âm” trong ba cộng đồng hiểu thế nào về các truyền thống nhận được.
Chủ đề thảo luận trong từng bản văn là rượu mới của Phúc Âm. Giống như rượu mới và vẫn còn lên men, sự bành trướng của Phúc Âm đe dọa các cơ cấu và kiểu cách suy nghĩ cũ. Nó như thể Đức Giêsu nhìn thấy tác vụ của mình như ghi dấu một đứt đoạn quan trọng đối với lối sống hiện thời của người Ít-ra-en. Bản văn Máccô 2:22 phát biểu điều đó cách rõ ràng và thẳng thắn, theo kiểu điển hình của Máccô.
Tuy nhiên, việc xem xét kỹ bản văn của Mátthêu cho thấy có một sự thêm vào bản văn Máccô cách rõ rệt. Mátthêu thêm những chữ: và như thế cả hai được duy trì.
“Cả hai” ở đây ám chỉ rượu cũ là di sản của Ít-ra-en và rượu mới Phúc Âm. Mátthêu xuất phát từ lý lịch của một Kitô Hữu gốc Do Thái và ông lo rằng những hàm ý của Phúc Âm có thể tạo ra một kiểu cách mà nó sẽ làm di sản Do Thái yêu quý của ông rơi vào quên lãng. Thật vậy, bởi vì sự lưu tâm này về việc duy trì tuyền thống Do Thái được thấy hiển nhiên trong Phúc Âm Mátthêu, dường như nó được viết cho một cộng đồng Kitô Hữu gốc Do Thái, trong đó sự hiện diện ngày càng đông của Dân Ngoại tòng giáo thì không an tâm và có thể gây ra sự tranh luận công khai. Thí dụ, điểm đáng chú ý là chỉ có Mátthêu mới tường thuật Đức Giêsu nói rằng: Đừng nghĩ rằng Thầy đến để bãi bỏ luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn (5:17).
Một thắc mắc trở nên vấn đề lớn trong nhiều cộng đồng Kitô Hữu tiên khởi (chúng ta thấy điều đó rất thường trong sách Công Vụ và các thư của Phaolô) là vấn đề tuân giữ luật Do Thái. Điều đó có buộc Kitô Hữu không? Tất cả Kitô Hữu hay sao? Hay chỉ những người gốc Do Thái? Giữa sự căng thẳng như thế, Mátthêu muốn trấn an độc giả Kitô Hữu gốc Do Thái rằng Đức Giêsu không có ý định tiêu hủy truyền thống cũ. Vì thế có câu: “… và như thế cả hai được duy trì.” Điều Mátthêu thực hiện là nói rõ hàm ý của rượu và bầu đựng rượu trong một lối trực tiếp đề cập đến nhu cầu của nhóm mà Phúc Âm được viết cho họ.
Khi quay sang cách sử dụng bản văn này của Luca, chúng ta thấy câu này được viết lại một cách kinh ngạc, gần như bỡn cợt. Luca thêm vào những chữ: Và không ai sau khi uống rượu cũ lại muốn rượu mới, nhưng nói, “Rượu cũ thì ngon.”
Ở đây, lúc đầu điều không rõ là có phải rượu cũ được ca ngợi hay không. Tuy nhiên, vì nhận xét này trực tiếp trái với ý định của lời Chúa Giêsu nói, dường như rất có thể câu “ưa thích rượu cũ” là một giải thích của Luca về sự thiếu sót của Phúc Âm Kitô Giáo trong những người Do Thái. Phúc Âm Luca dường như trực tiếp nhắm đến độc giả Dân Ngoại, và ông giải thích cho Dân Ngoại biết tại sao người Do Thái tẩy chay Đức Kitô, đó là vì họ yêu thích truyền thống cũ (rượu cũ). Như thế câu thêm vào của Luca là một loại nhận xét được xen vào để giải thích câu nói của Đức Giêsu cho cộng đồng đặc biệt này.
GHI CHÚ
Hai bản Tân Ước viết tay xưa nhất bằng tiếng Hy Lạp thì không có câu 39. Có phải nó được thêm vào sau này chứ không có từ nguyên thủy? Hoặc sau này các luật sĩ lấy câu ấy đi vì khó hiểu? Không may, chúng ta không được biết.
Điều dạy chúng ta từ sự nghiên cứu nhỏ bé này là cách sáng tạo mà các văn gia Phúc Âm sửa đổi và giải thích truyền thống về Đức Giêsu để đáp ứng với các nhu cầu của cộng đồng đức tin của họ. Như chúng ta sẽ thấy trong các học hỏi về sau, họ thường làm như thế với sự tự do thật kinh ngạc. Tuy nhiên họ làm như vậy vì tin rằng những lời của Đức Giêsu có thể được dùng để nói với các hoàn cảnh mới trong chính đời sống của họ.
Ngay cả Máccô, theo cách ông kết hợp tài liệu truyền thống, ông là một người dẫn giải về câu chuyện của Đức Giêsu. Mátthêu và Luca, với tài liệu thêm vào, họ đã đi xa hơn, và chúng ta có thể thấy rõ họ giúp cộng đồng của họ hiểu được thông điệp của Đức Giêsu và cách áp dụng thông điệp ấy vào đời sống như thế nào.
ĐIỂM ĐÁNG GHI NHẬN
Điều quan trọng là hiểu rằng ở mỗi giai đoạn trong việc sử dụng truyền thống, các người dẫn giải thừa nhận rằng những lời của Đức Giêsu có thể nói lên lời của Thiên Chúa bằng cách khác.
CHƯƠNG III – KHÁM PHÁ KHUNG CẢNH LỊCH SỬ
Sơ Lược
Điều rất quan trọng là đặt bản văn Kinh Thánh vào khung cảnh lịch sử mà từ đó chúng xuất phát. Như thế chúng ta có thể hiểu được những gì chúng muốn nói với người dân thời bấy giờ và tránh đưa vào các bản văn những thông điệp không có thật.
Bài thánh ca vĩ đại về sự sáng tạo trong sách Sáng Thế 1, một trong những bản văn quan trọng nhất trong tất cả Kinh Thánh, nói về sự siêu việt của Thiên Chúa khi đối diện với những toan tính của người Babylon khi họ cho rằng các thần thánh của dân tộc họ thì cao cả nhất. Khi bài thánh ca này được người Ít-ra-en hát lên, trong sự lưu đầy cay đắng ở Babylon, nó nhắc nhở họ rằng Thiên Chúa là Chúa và Tạo Hóa của tất cả.
GIỚI THIỆU PHƯƠNG SÁCH
Khi Phúc Âm Luca (2:7) tường thuật về cha mẹ của Đức Giêsu không thể tìm thấy phòng trống trong “quán trọ” ở Bêlem, hầu hết người ở Hoa Kỳ không khó để mường tượng ra khung cảnh này. Chúng ta hình dung ra những khách sạn không còn chỗ trong những địa điểm thu hút du khách. Như thế, chúng ta cho rằng bà Maria và ông Giuse có lẽ đến Bêlem trễ nên phải chấp nhận những gì có thể tìm được.
Tuy nhiên, hình ảnh đó thì hoàn toàn không thích hợp và người Hoa Kỳ không thể hiểu. Họ không biết rằng Bêlem thời xưa không có khách sạn, việc giữ chỗ trước là một hiện tượng chưa từng có, quan trọng hơn, phòng trống trong bất cứ làng nào thì được dựa trên tình bà con hay giai cấp xã hội hơn là ai đến trước thì được. Không tìm thấy “chỗ” có nghĩa rằng ai đó đến Bêlem ngày hôm ấy thì có giai cấp cao hơn cha mẹ của Đức Giêsu và như thế họ được quyền lấy chỗ trống ấy.1
1. Chữ “quán trọ” được dịch từ tiếng Hy Lạp thực sự có nghĩa “phòng trên cao” (upper room), đó là, một phòng phụ trong căn nhà của ngôi làng mà khách có thể nghỉ ngơi ở đây.
Suy nghĩ một chút, bạn có thể thấy là một bản văn được viết trong thế giới Hy-La ở thế kỷ thứ nhất thì không thể hiểu theo cùng một cách như tài liệu ngày nay. Cũng vậy, một bản văn ở Giêrusalem thế kỷ thứ sáu trước Tây Lịch (TTL) thì không thể hiểu một cách chính xác như bản văn sáng tác ở Rôma năm 60. Với khoảng cách thời gian, lời lẽ thay đổi ý nghĩa, các ý niệm được hiểu khác đi, ngay cả những chữ đầy cảm xúc cũng có thể bị thay đổi tận gốc. Chúng ta đã thấy chữ “đồi” có một ý nghĩa đối với người Ít-ra-en xưa và nó lại thật khác với người trượt tuyết ở Oregon. Qua thời gian, ý nghĩa của chữ có thể thay đổi.
Các biến cố lịch sử cũng làm thay đổi thái độ. Thái độ của người Do Thái đối với người La Mã đã thay đổi đáng kể vào năm 63 TTL khi Pompey Đại Đế chinh phục Ít-ra-en và biến nó thành một tỉnh của La Mã. Cũng vậy, thái độ của người Hoa Kỳ đối với người Đức và Nhật ngày nay thật khác so với thập niên 1940. Nếu ai đó cách xa bây giờ một ngàn năm và đọc văn chương của Hoa Kỳ thế kỷ hai mươi, điều quan trọng là phải biết bản văn ấy được viết trước hay sau Thế Chiến II. Như thế, thời điểm và nơi chốn lịch sử là nền tảng quan trọng cho bất cứ ai muốn hiểu được một bản văn.
Luận đề của chúng ta trong chương này là khi đưa bản văn ra khỏi khung cảnh lịch sử thích hợp, nó có thể thay đổi ý nghĩa. Những gì đúng với Kinh Thánh thì cũng đúng với những gì chúng ta viết ngày nay.
Bài Ca của Giavê ở Đất Khách Quê Người: Sáng Thế 1:1 – 2:4a
Nếu ai đó cầm lấy sách Sáng Thế và đọc câu chuyện tạo dựng chương 1 và đó là lần đầu tiên họ đọc, nhất là nếu đọc lớn tiếng. Kiểu cách và ngôn ngữ trịnh trọng của nó tạo được một ấn tượng sâu đậm. Trong bản văn, chúng ta đọc đi đọc lại câu, “Và Thiên Chúa phán…” – mỗi lần được lập lại với câu, “và đã xảy ra như thế.” Sáu lần chúng ta được bảo rằng Thiên Chúa đã nhìn đến công trình của Người và thấy nó tốt đẹp. Sau khi chấm dứt toàn thể sự tạo dựng, chúng ta thấy “Thiên Chúa nhìn ngắm mọi sự Người thực hiện, và kìa, nó rất tốt đẹp.” Hơn nữa, sự sáng tạo mỗi ngày được tổng kết với những chữ nhịp nhàng, “Và đó là một buổi chiều và một buổi sáng, một … ngày.” (Ngày của người Do Thái bắt đầu khi mặt trời lặn và kéo dài cho đến khi mặt trời lặn ngày hôm sau).
Ngôn ngữ như thế là ngôn ngữ của kinh cầu, của bài thánh ca trong giáo đoàn. Đặc tính phụng vụ của nó trong tiếng Hebrew thì nổi bật hơn tiếng Việt. Đó là ngôn ngữ của hàng tư tế, của người hát, của thơ văn. Nó vượt trên mọi ngôn ngữ thuộc về thờ phượng, được vươn cao như một bài chúc tụng Đấng Tạo Hóa là Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy tạm gọi bản văn này là một “thánh ca sáng tạo.”
Chúng ta chọn thánh ca sáng tạo này làm thí dụ cho nhận thức quan trọng về bối cảnh lịch sử của bản văn Kinh Thánh chính là vì đoạn này chịu đau khổ nhiều hơn hết khi nó bị vặn vẹo ra khỏi thời gian và nơi chốn đã phát sinh ra nó. Với nhiều người ngày nay, nó trở nên khởi điểm cho những tranh luận về sự tiến hóa và “thuyết tạo dựng của khoa học.” Nó thường được nêu lên hay bị bác bỏ bởi những người mà đối với họ vấn đề nóng bỏng là làm thế nào thế giới có như ngày nay và cần phải bao lâu mới xuất hiện – một vấn đề đã tốn rất nhiều giấy bút hơn là nó đáng được. Vấn đề tạo dựng là một đề tài chúng ta để cho người khác. Khi đặt trong khung cảnh lịch sử thích hợp, điều đó cũng đủ để thấy rằng bài thánh ca này đề cập đến vấn đề tôn giáo rất khác với bất cứ vấn đề nào được khoa học hiện đại nêu lên.
KHUNG CẢNH LỊCH SỬ
Nếu các học giả Kinh Thánh đúng, và hiện chỉ có một sự đồng lòng rất rộng rãi, bài thánh ca sáng tạo trong Sáng Thế 1 là kết quả của hàng tư tế Ít-ra-en vào thời lưu đầy ở Babylon trong thế kỷ thứ sáu TTL. Để thấy sự quan trọng của điều này, chúng ta cần biết chút đỉnh về lịch sử Ít-ra-en.
Việc người Ít-ra-en lưu đầy sang Babylon là một tai họa thật đảo lộn. Thực sự việc trục xuất xảy ra trong ba giai đoạn, thứ nhất vào năm 597 TTL và kéo dài 15 năm. Hậu quả là một phần rất lớn dân Ít-ra-en bị bắt, xa quê cha đất tổ đến hàng trăm dặm. Trong cuốn 2 Các Vua 24:14 chúng ta được bảo rằng, “Vua bắt toàn thể Giê-ru-sa-lem, mọi tướng lãnh và mọi dũng sĩ đi đày, tất cả là mười ngàn người phải đi đày, cùng với mọi thợ rèn và thợ làm khoá; không sót lại một ai, trừ dân cùng đinh trong xứ.”
Dụng ý là, khi lấy đi các công dân tài giỏi nhất, dân Ít-ra-en không còn là một đe dọa trầm trọng đối với vua Babylon là Nebuchadnezzar. Bị tách khỏi quê nhà và sống nơi đất khách quê người, những người Ít-ra-en lưu đầy này sống trong sự giam cầm cho đến khi người Ba Tư chinh phục Babylon và cho phép họ trở về quê nhà khoảng năm 537 TTL.
Chúng ta hé nhìn vào sự cay đắng của những người Ít-ra-en này trong những năm dài lưu đầy bởi đọc Thánh Vịnh 137:1-6:
Bên bờ sông Ba-by-lon, chúng ta ngồi đó và nức nở khi tưởng nhớ Xi-on.
Trên những cành dương liễu, chúng ta treo cây thụ cầm.
Vì ở đó bọn lính canh đòi chúng ta hát xướng,
và lũ cướp này yêu cầu chúng ta hãy vui lên:
“Hãy hát cho bọn tao nghe một bài của Xion!”
Làm sao chúng ta hát nổi bài ca của Đức Chúa nơi đất khách quê người?
Đó chính là vấn đề khó khăn. Làm thế nào họ có thể hát bài ca của Đức Chúa ở ngoài Giêrusalem? Làm thế nào họ có thể hát mà không có đền thờ? Hơn thế nữa, làm thế nào họ ngăn cản được sự mất mát di sản và đức tin của người Do Thái khi ở giữa những người Babylon bao quanh?
Không phải là đời sống lưu đầy vô cùng khốn khổ. Kinh Thánh và cả chứng tích khảo cổ học cho thấy người Ít-ra-en sống ở Babylon thì thịnh vượng. Nhưng chính sự thịnh vượng ấy là một phần của vấn đề. Khi đối diện với sự thoải mái và hài lòng với đời sống ở Babylon, giao ước của Thiên Chúa với Abraham sẽ ra sao? Và giao ước ở Xinai? Và đất hứa? Hoặc những hy vọng về sự chu toàn lời hứa của Thiên Chúa trong tương lai? Trong giai đoạn đó sự tin tưởng vào các thần thánh trong vùng thì bao trùm tất cả, người Ít-ra-en lưu đầy phải kết luận thế nào? Có phải Giavê không hơn gì một vị thần địa phương? Có phải lãnh thổ của Người chỉ giới hạn ở Palestine? Có phải bây giờ người Ít-ra-en chịu ảnh hưởng bởi thần Marduk của người Babylon?
So với thành Giêrusalem, các đền thờ lộng lẫy và văn hóa phong phú của Babylon ở thế kỷ thứ sáu quả thật tráng lệ. Vì thế, sự cám dỗ đối với người Ít-ra-en lúc bấy giờ là đi đến kết luận rằng Marduk của Babylon, chứ không phải Giavê của Ít-ra-en, là thần đáng thờ lậy. Sự nguy hiểm lớn nhất là sau một thời gian, đức tin tôn giáo của Ít-ra-en, sau khi bị cắt lìa khỏi nền tảng lịch sử ở Giêrusalem và đền thờ Thiên Chúa, nó sẽ bị tràn ngập bởi sự đồng hóa của người dân vào văn hóa Babylon.
Do đó, không phải là tình cờ các tư tế Ít-ra-en thu thập, đối chiếu, viết lại và xếp đặt các truyền thống của Ít-ra-en trong thời kỳ lưu đầy ở Babylon. Phần lớn bộ sách mà chúng ta gọi là Ngũ Thư (năm cuốn đầu của Kinh Thánh) thì được thu thập và chỉnh sửa trong giai đoạn này, như một cách để giữ cho di sản của Ít-ra-en được tồn tại. Với những tường thuật lịch sử xưa hơn, các tư tế thêm vào các tài liệu văn hóa, luật pháp, và phụng tự mà bây giờ rải rắc khắp các sách Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số và Thứ Luật. Một trong nhiều điều họ thêm vào là một bài thánh ca mỹ miều về Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo. Đúng vậy, đã có một câu chuyện tạo dựng trong bộ sưu tập (Sáng Thế 2:4b – 3:24), nhưng bài thánh ca mới này không chỉ được thêm vào, nó còn được xếp vào phần đầu của toàn bộ sưu tập. Lý do tại sao thì có thể được thấy từ bối cảnh lịch sử như chúng ta đã diễn tả.
Ý TƯỞNG TẠO DỰNG CỦA NGƯỜI BABYLON
Câu chuyện tạo dựng của người Babylon gần như chắc chắn có ảnh hưởng nguy hại đến đức tin của dân lưu đày. Nó được gọi là Enuma Elish và được đọc hàng năm trong ngày lễ Tân Niên của thành Babylon. Đó là một trong những huyền thoại phổ thông nhất thời xưa, và nó trực tiếp đối nghịch với sự hiểu biết về tôn giáo của người Ít-ra-en về sự tạo dựng thế giới.
Trong Enuma Elish, thế giới được tạo dựng như kết quả của một cuộc chiến vĩ đại giữa các thần nam nữ của đền thờ ở Babylon. Tiamat, nữ thần đại dương vĩ đại, bị giết bởi thần mặt trời Marduk, chúa tể của thành Babylon. Từ xác của Tiamat tạo ra các tầng trời và trái đất, và từ máu của Kingu, một đầy tớ của nữ thần, loài người được tạo ra để thi hành công việc tầm thường cho các thần.
Tất cả các thần Babylon đều có thần tính. Có các thần mặt trời, mặt trăng và tinh tú, cánh đồng và lúa thóc, gần như mọi thứ trong thế giới thiên nhiên mà người Babylon gặp gỡ. Hàm ý của điều này là vì thiên nhiên được sùng bái như thần, thiên nhiên trở nên một thực tại tối hậu mà trên đó đời sống phải sống như vậy. Trong mắt của người Babylon, điều gì là thiên nhiên, điều đó đã từng đúng. Hơn nữa, vì sự sống được coi là một tiến trình tự nhiên, nó được mong đợi là minh chứng cho những thảm họa xảy ra trong thế giới tự nhiên. Nếu các động lực thiên nhiên xung đột, thật tự nhiên là các lực lượng con người cũng thi hành giống vậy. Hầu hết các xung đột diễn tả trong Enuma Elish là sự chiến đấu giữa các thần nam nữ, đó là, giữa các quyền thần nam nữ ở tâm điểm vũ trụ theo quan niệm của người Babylon. Như vậy, người ta còn mong đợi gì khác ngoài những loại xung đột giống như thế giữa loài người?
Chính trên nền tảng này mà các tư tế của Ít-ra-en đưa ra bài thánh ca tạo dựng của Đấng Tạo Hóa trên muôn loài. Vấn đề đối với họ thì không phải là một tường thuật khoa học về cách tạo dựng thế giới, nhưng là sự đe dọa của việc sùng bái mù quáng các thần của văn hóa Babylon đối với đức tin của Ít-ra-en. Một cái nhìn cặn kẽ về nội dung của bài thánh ca này sẽ cho thấy nó lên tiếng thật mạnh mẽ dường nào với thời gian và nơi chốn lịch sử đó.
“LÚC KHỞI ĐẦU…”
Điều đầu tiên chúng ta thấy trong tường thuật Sáng Thế là sự phân biệt rõ ràng giữa Tạo Hóa và tạo vật. Chỉ có Thiên Chúa thì “từ khởi đầu”. Hơn nữa, Thiên Chúa thì không phải là thế giới và thế giới không phải là Thiên Chúa. Ngay lập tức, thiên nhiên bị hạ bệ và bị vạch trần. Có thể nó ảnh hưởng đến chúng ta, nhưng nó không phải là tình trạng đời sống sau cùng và chúng ta cũng không phải là người trách nhiệm sau cùng đối với nó. Thiên Chúa của Sáng Thế đứng một mình, siêu việt, ngay lúc khởi đầu. Toàn thể tạo vật phải ở dưới một mình Thiên Chúa.
Không chỉ thiên nhiên bị hạ bệ mà Marduk cũng thế – với hàm ý là dân tộc của nó cũng vậy (Marduk là thần mặt trời của người Babylon). Trong Sáng Thế 1, mặt trời không phải là thần, nhưng chỉ là một tạo vật của Giavê. Sự sùng bái thiên nhiên cách mù quáng của người Babylon đưa đến sự sùng bái đế quốc. Babylon, Ai Cập, Assyria, và các đế quốc vĩ đại khác đã từng nghiền nát Ít-ra-en liên tục trong suốt lịch sử cay đắng của dân tộc này, tất cả đã diễn tiến theo giả thiết rằng điều gì đúng nơi các tầng trời thì cũng đúng ở dưới đất. Nếu Marduk chiến thắng các cuộc chiến với các thần trên trời, thì Babylon cũng sẽ và phải chiến thắng trong những tranh giành ở dưới đất. Sự sùng bái thiên nhiên mau chóng trở thành sùng bái dân tộc.
Trong ý nghĩa này, điều hiển nhiên là thánh ca Sáng Thế về sự tạo dựng, ngay từ dòng thơ đầu tiên, là một khiển trách sâu sắc về chính trị cũng như tôn giáo của người Babylon. Không ai siêu việt ngoại trừ một mình Thiên Chúa. Ít-ra-en có thể bị bại trận, nó có thể bị đưa đi thật xa với những ngọn đồi thân yêu ở Xion, nhưng Thiên Chúa của Ít-ra-en vẫn là Chúa Tể của toàn thế giới. Không đế quốc chính trị nào, ngay cả như Babylon hùng mạnh, có thể đứng ngoài vòng kiềm tỏa của Tạo Hóa.
Hãy để ý trong Sáng Thế 1, các thần của Babylon lần lượt bị bác bỏ theo thứ tự của việc tạo dựng như thế nào. Vào ngày thứ nhất, những gì được gọi là thần ánh sáng và bóng tối thì bị hạ bệ. Vào ngày thứ hai, đó là các thần của bầu trời và biển cả, các thần chiến tranh của Enuma Elish. Vào ngày thứ ba đó là các “thần” của đất và thực vật bị truất phế. Vào ngày thứ tư, mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao, những thần nam nữ chính yếu của các thành Babylon, bị mất chỗ. Vào ngày thứ năm và thứ sáu, các phần tử của thế giới động vật (các thần chính của Ai Cập!) được đưa vào đúng chỗ của nó. Và sau cùng, nhân loại, tạo vật kiêu hãnh dễ tự phong thần, được đưa vào thứ tự của sự tạo dựng. Lần lượt các thần tượng của văn hóa Babylon bị hạ thấp, và nhân loại được dành để phục vụ một mình Thiên Chúa.
Có thể đưa ra một điểm chính khi so sánh thánh ca Sáng Thế với Enuma Elish. Trong sử thi của người Babylon, nhân loại được dựng nên bởi vì các thần bại trận trong cuộc chiến trên trời phải mệt mỏi phục vụ các thần chiến thắng. Con người được dựng nên để thế chỗ cho những thần bại trận như những đầy tớ của các thần chiến thắng, một tình trạng ám chỉ phẩm giá thấp kém của loài người. Trái lại, trong Sáng Thế, con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Họ không phải là Thiên Chúa, cũng không phải là nô lệ cho thiên nhiên thay đổi bất thường.
Trong sự trực tiếp chối bỏ vũ trụ quan của người Babylon, nhân loại được trao cho quyền thống trị trên toàn thể những gì Thiên Chúa đã dựng nên. Họ cũng không đánh nhau. Nam và nữ được bình đẳng dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, và không đâu ám chỉ rằng giữa họ có sự thù địch. Sự xung đột có thể xảy ra trong lĩnh vực con người, nhưng điều đó là hậu quả của tội như được kể trong câu chuyện tạo dựng của Sáng Thế 2 (2:4b – 3:24). Đó không phải là cách mọi sự được dựng nên; bởi thế nó không thể được coi là “tự nhiên”. Nhân loại được ban cho một loại phẩm giá mà người Babylon không biết đến. Một lần nữa, Enuma Elish bị thách đố trực tiếp.
THÁNH CA TẠO DỰNG VĨ ĐẠI
Nhìn đến bài thánh ca phi thường này trong bối cảnh lịch sử thích hợp của nó, điều đó tạo ra một sự khác biệt cơ bản về cách chúng ta giải thích Sáng Thế. Nếu chúng ta hỏi bài hát nào sẽ được hát ở Babylon, câu trả lời của các tư tế Ít-ra-en là chúng tôi phải hát bài này. Không phải bất cứ bài nào khác; bài này. Đó không phải là một tường thuật khoa học về bất cứ gì, lại càng không phải cách thế giới được khởi đầu. Đó là một bài thánh ca phụng vụ dành cho sự thờ phượng của Ít-ra-en, dành cho người Ít-ra-en lưu đầy bị cám dỗ bởi sự hiện diện tràn ngập của văn hóa Babylon. Nó có nghĩa là một phương cách để tuyên xưng đức tin đích thực nơi Thiên Chúa, là Chúa của Ít-ra-en, Babylon, và mọi thứ ở giữa.
THẾ GIỚI CỦA HỌ – THẾ GIỚI CHÚNG TA
Khám phá bối cảnh lịch sử của một bản văn Kinh Thánh thì đồng thời là một thực tập trong việc tạo ra khoảng cách và vượt qua khoảng cách ấy. Ngày nay chúng ta không sống trong các khu xóm theo vũ trụ quan của người Babylon; như thế chúng ta không thể sử dụng thánh ca Sáng Thế thật giống như cách những tổ tiên Ít-ra-en đã sử dụng. Chúng ta sống một khoảng cách thật xa với thế giới đa thần đó.
Tuy vậy, cùng lúc với việc tìm hiểu quan điểm của người Babylon và thánh ca tạo dựng của Sáng Thế, sự thách đố là lắng nghe Kinh Thánh nói với thế giới thực tế trong một thời gian và nơi chốn thực tế. Chúng ta đã nghe biết ý định cuộc đối thoại của Kinh Thánh theo thuật ngữ riêng của nó, thấy được kiểu nói riêng của nó đối với các nhu cầu và vấn đề theo thời gian của nó. Chúng ta có thể tránh hiểu bản văn theo những gì mà bề ngoài có vẻ như muốn nói với độc giả của thế kỷ hai mươi mốt, thay vào đó chúng ta có thể đặt câu hỏi: bản văn này nói gì với những người mà đầu tiên nó được viết xuống. Hơn nữa, khi thi hành điều đó, chúng ta có thể tiếp tục hỏi rằng những gì bản văn này đã từng lên tiếng trong quá khứ, có phải đó là điều nó tiếp tục nói với thế giới chúng ta ngày nay hay không.
Bài thánh ca tạo dựng của Sáng Thế minh họa thật hay hai đặc tính này khi lưu tâm đến bối cảnh lịch sử. Càng tìm hiểu những vấn đề của thời kỳ lưu đầy, chúng ta càng xa với thế giới của bản văn. Nhưng khi hiểu được các vấn đề đó là gì, chúng ta ở vào một vị thế để cho Kinh Thánh lại lên tiếng nói về cùng những vấn đề ấy. Chúng ta có thể tránh áp đặt những vấn đề giả dối lên bản văn này (Làm thế nào vũ trụ có ở đây và nó phải mất bao lâu?) và để Kinh Thánh nói với chúng ta trong thuật ngữ riêng của nó.
Và rồi chúng ta có thể khám phá thấy rằng bản văn này đi ngược trở về thế giới của chúng ta một cách rất mau chóng. Nó bắt đầu phát biểu những gì mà các tác giả muốn nói thay vì những gì chúng ta muốn nghe. Nhiều vấn đề mà bài thánh ca tạo dựng phát biểu thì rất sống động trong thời nay. Theo cách đó, nó không được chú ý nhiều bởi những ai bị kẹt trong cuộc tranh luận về sự tiến hóa, hoặc những người đọc bản văn này mà không lưu tâm gì đến bối cảnh lịch sử nguyên thủy.
Hãy nghĩ về vấn đề siêu việt của Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa không phải là thế giới này, và nếu không có gì trong thế giới là Thiên Chúa, những kỳ vọng gì của chúng ta có thể hạ bệ? Có phải nhân loại ngày nay cũng có cùng khuynh hướng như người Babylon là thần thánh hóa cơ cấu chính trị của mình hay cho rằng họ được phúc lành của Thiên Chúa? Không phải là chúng ta cũng có chiều hướng mù quáng sùng bái các xã hội loài người hay sao?
Và vấn đề nhân phẩm thì sao? Thế giới chúng ta có thể không coi loài người là thần thánh nhưng những đe dọa đối với phẩm giá con người thì đầy dẫy. Chúng ta có thể tự hỏi điều đó có nghĩa gì khi được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và những ứng dụng gì về cách con người đối xử với nhau ngày nay.
Rồi còn vấn đề thiên nhiên. Có lẽ chúng ta ít bị nguy hiểm vì không chống nổi tính cách thất thường của thiên nhiên (một sự sợ hãi thường xuyên trong các điều kiện thời tiết của Babylon xưa) hơn là để sự chi phối thiên nhiên của chúng ta ngoài tầm kiểm soát. Có lẽ chúng ta đã vượt ngoài những giới hạn của sự chi phối đó trong những kiểu cách mà một lần nữa, nó cho thấy hiển nhiên rằng chính Thiên Chúa, không phải chúng ta, có quyền kiểm soát tối hậu.
Sau cùng, nằm trong sự mâu thuẫn giữa Sáng Thế và vũ trụ quan của người Babylon là vấn đề to lớn rằng, có phải những gì là thiên nhiên thì đúng. Phải không? Có phải chúng ta đo lường đời sống chúng ta qua cách tự nhiên thi hành mọi sự? Hay bởi thánh ý của Thiên Chúa? Người Babylon thừa nhận rằng vì thiên nhiên là thần thánh nên cả hai là một và giống nhau. Nhưng các tư tế Ít-ra-en, khi nhìn thấy sự khác biệt triệt để giữa Thiên Chúa và tạo vật, họ hiểu rằng chúng ta có trách nhiệm đối với Thiên Chúa mà thôi. Một luân lý “tự nhiên” thừa nhận rằng những ai được sinh ra với một thân xác mạnh mẽ nhất và tâm trí sắc bén nhất thì phải cai trị theo lẽ tự nhiên. Trong Ít-ra-en, sự cai trị chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHUNG CẢNH LỊCH SỬ
Đưa bài thánh ca tạo dựng Sáng Thế này vào thế giới của thế kỷ thứ sáu TTL thì không làm mất đi tầm quan trọng của nó đối với thời đại tân tiến của chúng ta. Đúng hơn, nó làm sáng tỏ những gì bản văn thực sự muốn nói. Một khi chấp nhận điều đó, chúng ta ở trong một vị thế để bản văn lên tiếng về thông điệp của chính nó thay vì thông điệp mà chúng ta muốn du nhập vào.
Sự nghiên cứu cho thấy việc học hỏi bối cảnh lịch sử của một bản văn Kinh Thánh thì quan trọng nếu chúng ta muốn mở rộng kho hiểu biết chung với các tác giả Kinh Thánh. “Bối cảnh lịch sử” là một trong những dụng cụ quan trọng nhất giúp chúng ta giải thích Kinh Thánh cách hợp lý. Trong công việc kế tiếp, chúng ta sẽ thừa nhận nó như một phần thiết yếu của công việc phải làm.
CHƯƠNG IV – KHÁM PHÁ BỐI CẢNH VĂN HỌC VÀ ĐỘC GIẢ
Sơ Lược
Các tác giả thường theo một dòng tư tưởng. Điểm này theo sau một điểm khác trong một cách hợp lý để độc giả có thể theo dõi. Thông thường một dòng tư tưởng được hình thành đặc biệt để đáp ứng với nhu cầu của một loại độc giả nào đó mà tác giả muốn thông tin. Mátthêu và Luca, cả hai, đều làm công việc đó một cách khéo léo.
Mátthêu đặt bút viết khi ông nghĩ đến các phần tử bơ vơ, xa lạ của cộng đoàn của ông. Vì thế ông kể chuyện con chiên lạc theo một cách. Luca lưu tâm đến những người ở bên ngoài, nhất là người yếu ớt và dễ bị tổn thương, nên ông kể cùng câu chuyện này theo một cách khác. Cả hai đều trình bày Đức Giêsu cho nhu cầu của một loại độc giả đặc biệt.
GIỚI THIỆU PHƯƠNG SÁCH
Chúng ta bắt đầu học hỏi Kinh Thánh bằng sự gợi ý về cách cộng đồng đức tin sử dụng và tái sử dụng những truyền thống cũ để nói với các hoàn cảnh mới mà họ gặp. Người ta thấy các bản văn cũ có thể được sử dụng trong nhiều phương cách rộng rãi và mỗi lần bản văn được tái thích ứng, họ nghe Thiên Chúa nói một cách khác. Một kết luận được rút ra từ sự học hỏi này đó là ngày nay chúng ta cũng trong cùng một vị thế như những người nhận được truyền thống này trước chúng ta. Kinh Thánh cũng là lời của Chúa nói với chúng ta.
Việc học hỏi về bối cảnh lịch sử trong chương trước cho thấy rõ ràng là ý nghĩa của một bản văn thì tùy thuộc rất nhiều vào bối cảnh mà trong đó nó được sử dụng. Dĩ nhiên, sự thảo luận đầy đủ về bối cảnh lịch sử của bất cứ bản văn Kinh Thánh nào là một vấn đề rộng và phức tạp, bởi vì có nhiều điều ở đằng sau mỗi chữ và mỗi câu. Tuy vậy, với nỗ lực bình thường khi học hỏi chúng ta sẽ thấy được rõ ràng giá trị của việc nhìn các sự kiện trong bối cảnh.
Tuy nhiên, như chúng ta sẽ khám phá trong việc học hỏi Kinh Thánh, chữ “bối cảnh” có thể áp dụng cho nhiều loại đề mục. Có các bối cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội, bối cảnh văn chương, bối cảnh văn hóa, và ngay cả bối cảnh thần học mà chúng có thể có lợi để học hỏi. Khi nhìn vào bối cảnh lịch sử, chúng ta đã phác họa với một cây cọ tương đối lớn. Tuy vậy chữ “bối cảnh” có thể được dùng để ám chỉ các đề mục hẹp hơn, riêng biệt hơn đáng được đặc biệt lưu ý.
Thí dụ, chúng ta có thể đặt một bản văn vào bối cảnh lịch sử rộng lớn của vùng Palestine thế kỷ thứ nhất. Vào lúc ấy, Palestine gồm người Ít-ra-en và cả dân ngoại, có nhóm nói tiếng Ả Rập và nhóm nói tiếng Hy Lạp. Một ngôn ngữ, văn hóa có ảnh hưởng đến phương cách mà người của nó hiểu về sự vật. Ngay cả trong một nhóm đơn độc, người Ít-ra-en, có nhiều loại thần học, nhóm xã hội, vân vân. Mỗi nhóm nhỏ này có phương cách đặc biệt riêng để nhìn đến sự vật và vì thế mỗi nhóm là một “bối cảnh” với quyền lợi riêng của nó. Bởi thế chữ “bối cảnh” là một thuật ngữ có thể được hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp.
Hai Loại Bối Cảnh Đặc Biệt
Để thuật ngữ được ngay thẳng, điều quan trọng là cho biết loại bối cảnh nào mà chúng ta ám chỉ đến trong việc học hỏi. Trong chương trước, chúng ta đã dùng chữ “bối cảnh” để ám chỉ bối cảnh lịch sử rộng lớn. Trong chương này chúng ta sẽ đặc biệt nói về hai loại bối cảnh mà chúng có ảnh hưởng đến cách đọc một bản văn.
Trước hết chúng ta sẽ nghiên cứu bối cảnh văn hóa: đưa một bản văn vào dòng tư tưởng của tác giả. Chúng ta sẽ thấy những gì tác giả nói trước và sau một điều gì đó thì sẽ đem lại một mấu chốt quan trọng để hiểu điều họ muốn nói.
Kế tiếp chúng ta sẽ nhìn đến một bản văn bị ảnh hưởng thế nào bởi độc giả riêng biệt của nó: bối cảnh mà trong đó bản văn được lắng nghe. Điều quan trọng cần nhận biết là bạn có thể nói cùng một điều với hai độc giả khác nhau và có thể được hiểu trong các phương cách hoàn toàn khác biệt.
Một lý do để học hỏi hai mục này cùng với nhau – bối cảnh văn hóa và độc giả – là vì độc giả thường bị ảnh hưởng bởi văn hóa. Tác giả thường đưa bản văn vào dòng tư tưởng theo phương cách họ dùng để đến với độc giả riêng biệt. Như thế bối cảnh văn hóa và độc giả đan kết với nhau mà việc học hỏi cả hai cùng một lúc thì có thể làm sáng tỏ những gì tác giả đang thi hành trong những phương cách đặc biệt.
Một Mấu Chốt Quan Trọng
Khi xoay sang Kinh Thánh, điều quan trọng cần nhớ là phần lớn những gì trong Kinh Thánh thì được bắt đầu với truyền khẩu. Vào thời Kinh Thánh, rất ít người biết đọc, và hầu hết được truyền khẩu và được nhớ trong đầu. Sống trong một nền văn hóa cao, đôi khi chúng ta quên rằng các sách trong Kinh Thánh nguyên thủy có ý định là được đọc lớn tiếng cho những ai không biết đọc (xem 2 Các Vua 23:2 và Khải Huyền 1:3).
Nghệ thuật nhớ và tài kể chuyện được phát triển mạnh trong hoàn cảnh này. Ngay cả ngày nay ở Trung Đông, người ta hãnh diện khi có thể kể lại một cách chính xác. Tuy nhiên, truyền khẩu thì trôi chẩy hơn văn viết. Các câu chuyện khó được kể lại đúng như vậy vào những lần sau. Những người kể chuyện khác nhau dùng những cử điệu khác nhau, nhấn mạnh những chữ khác nhau, hoặc dùng những chữ để tô mầu ý nghĩa khác nhau.
Nói cho cùng, các dụ ngôn của Đức Giêsu được truyền khẩu. Câu chuyện là để nghe và nhớ. Nhưng những hoàn cảnh mà sau này các dụ ngôn được chia sẻ lại bởi Kitô Hữu tiên khởi đã không tránh được việc hình thành cách hiểu câu chuyện. Trong bài tập kế tiếp, chúng ta phải thận trọng về việc mong tìm thấy hình thức “nguyên thủy” của Dụ Ngôn Con Chiên Lạc. Mỗi lần kể lại câu chuyện này là một cơ hội để truyền đi những gì từng được nghe trước đây và cho phép nó được nghe và được nhớ trong một bối cảnh mới.
Một Câu Chuyện Kể Hai Lần
Dụ ngôn chúng ta chọn để học hỏi thì quen thuộc với nhiều người: Dụ Ngôn Con Chiên Lạc. Nó được kể hai lần trong Tân Ước, trong các Phúc Âm của Mátthêu và Luca. Đây là hai ấn bản của dụ ngôn này được xếp song song để dễ so sánh:
Mátthêu 18:10-14 | Luca 15:3-7 |
---|---|
Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc. Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất. | Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này: “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: ‘Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.’ Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”. |
Hãy cẩn thận đọc hai bản văn và so sánh từng chữ. Dùng bút mầu để tô những chữ giống nhau trong hai bản văn. Những khác biệt trong từng bản văn sẽ nổi bật để xem xét kỹ. Trước khi chúng ta thắc mắc về bối cảnh ảnh hưởng thế nào đến việc kể lại câu chuyện, chúng ta cần vạch rõ phần nội dung độc đáo riêng của từng bản văn. Khi bạn so sánh xong, hãy làm một danh sách những gì độc đáo trong từng câu chuyện.
Một Ghi Chú Quan Trọng
Hầu hết các bản dịch hiện nay bỏ câu Mátthêu 18:11 (vì Con Người đến để cứu những gì đã hư mất) ra khỏi câu chuyện của Mátthêu. Câu này không có trong bản Tân Ước sớm nhất bằng tiếng Hy Lạp. Trong Luca 19:10 có một câu giống như Mátthêu 18:11. Những người ghi chép thời Trung Cổ hiển nhiên nghĩ rằng câu này phải được bao gồm trong Mátthêu, và vì Mátthêu không có câu tương tự với Luca 19:1-10, họ thêm câu này vào dụ ngôn.
Nội Dung Độc Đáo của Mátthêu | Nội Dung Độc Đáo của Luca |
---|---|
——————————————- ——————————————- ——————————————- ——————————————- |
——————————————- ——————————————- ——————————————- ——————————————- |
Bây giờ bạn hãy so sánh các ghi chú và tóm lược sự nhận xét của chúng ta.
- Hai Phúc Âm giới thiệu câu chuyện này thật khác biệt. Sau khi nhận xét về việc Đức Giêsu ăn uống với “người tội lỗi,” Luca đơn giản cho biết về dụ ngôn. Mátthêu đi trước câu chuyện với một nhận xét về việc đừng khinh miệt những kẻ bé mọn.
- Trong Luca, con chiên bị mất. Trong Mátthêu, con chiên “đi lạc”, ám chỉ rằng nó làm như vậy bởi hành động riêng.
- Trong Luca, người chăn chiên đi tìm “cho đến khi tìm thấy”. Trong Mátthêu, hoàn cảnh có tính cách thăm dò. “Nếu” tìm thấy con chiên, người chăn chiên sẽ có thể vui mừng.
- Trong Luca, phần kết của câu chuyện hình dung ra sự vui mừng trong cộng đồng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối. Trong Mátthêu, cộng đồng này không được nhắc đến. Hơn nữa, niềm vui thì không phải là một người từ bên ngoài gia nhập cộng đồng. Nó phát sinh từ việc đón nhận lại người từng ở bên trong và đi lạc ra ngoài.
- Trong Mátthêu, nhận xét trong câu 14 (về việc Thiên Chúa không muốn bất cứ “người bé mọn” nào bị hư mất) cho thấy rõ là ông coi dụ ngôn này như một cách cảnh cáo những ai trong câu 10, được cho là khinh miệt những kẻ bé mọn mà Mátthêu muốn đón nhận lại.
Có những khác biệt nhỏ giữa hai bản văn, nhưng có những khác biệt lớn đáng lưu ý. Nói chung, dường như Mátthêu đề cập đến vấn đề khinh miệt những người mà trước đây từng ở trong cộng đồng và sau này xa lạc. Trái lại, Luca chú trọng đến niềm vui đơn giản hơn khi thấy một người tội lỗi sám hối.
CHƯƠNG V – NHẬN DIỆN NHỮNG HÌNH THỨC TRUYỀN KHẨU VÀ VĂN HÓA
Sơ Lược
Trong các xã hội đều có những quy ước bằng lời nói và chữ viết mà mọi người đều biết. Chúng ta dễ phân biệt được các lá thư, thơ văn, chuyện tiếu lâm, giao kèo và vân vân. Điều này cũng đúng với thời xưa, và các tác giả Kinh Thánh tận dụng các loại quy ước văn hóa này.
Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy có các bài giảng, Thánh Vịnh, dụ ngôn, tường thuật, thi ca, bài hát, gia phả và nhiều loại khác. Chúng ta không thể đọc mọi thứ giống như nhau.
GIỚI THIỆU PHƯƠNG SÁCH
Trong một thời đại mà đa số dân chúng có thể biết đọc, biết viết, chúng ta dễ trở nên quen thuộc với các đặc tính “tiêu chuẩn” của một loại ngôn ngữ. Hầu hết chúng ta miệt mài dưới mái trường để học văn phạm, ngữ vựng để thầy cô hài lòng, và tất cả đều đọc không ngừng trong các sách báo. Từ từ chúng ta trở nên quen thuộc với các quy ước và kỳ quặc của văn chương.
Bạn có còn nhớ một số quy tắc không? Mỗi đoạn phải có một câu mở đầu. Đừng dùng quá nhiều đại từ ngôi thứ nhất trong các bài luận văn chính thức. Một mở đầu tốt sẽ giúp độc giả biết những gì được mong đợi, và một kết luận tốt thì tóm lược các điểm chính. Với một số trong chúng ta, các quy ước này thì chật hẹp thay vì giúp cho sự hiểu biết.
Khi thời gian trôi qua, bất cứ độc giả nào cũng nhận thấy các loại văn có quy ước riêng của nó, thay đổi nhiều so với tiêu chuẩn. Loại thi ca cho phép cách dùng câu ngoại lệ. Loại giả tưởng thường dùng các tiếng lóng, và ít khi các tác giả này bận tâm về văn phạm. Một số quy ước còn có thời gian và nơi chốn đặc biệt mà chúng được coi là thích hợp. Thí dụ, bạn có thể kết thúc một lá thư:
Thân mến,
Giang
Nhưng nếu người mà bạn gửi thư cho họ là một người xa lạ, phần kết thúc này sẽ làm cho họ tự hỏi không biết bạn có hiểu được cảm xúc trong sự tương giao như thế nào không.
Các quy ước chữ viết phổ thông thế nào trong xã hội thì quy ước lời nói cũng vậy. Thật vậy, sự nhạy cảm với quy ước lời nói thì rộng rãi hơn trong hầu hết xã hội so với sự nhạy cảm chữ viết. Thí dụ, nếu bạn nghe ai đó bắt đầu, “Ngày xửa ngày xưa…”, bạn hiểu ngay đó là một truyện cổ tích được kể lại. Hơn nữa, bạn sẽ biết trước câu truyện ấy chấm dứt thế nào: “… và họ sống hạnh phúc với nhau đến trọn đời.” Đó chỉ là cách kể lại truyện cổ tích trong xã hội chúng ta, và ai ai cũng biết các quy ước của nó.
Như hầu hết các xã hội, chúng ta có một danh sách dài các quy ước lời nói và chữ viết. Tất cả chúng ta đều biết một lá thư mở đầu với “Giang thân mến” là gì. Hầu hết chúng ta đều biết các hình thức của các loại ghi nhớ, hay lá thư buôn bán, hoặc chuyện khôi hài. Chúng ta hiểu rằng có những trường hợp làm cho các quy ước này không thích hợp, trong khi trường hợp khác lại thích hợp không khó khăn. Ngay cả một đứa bé cũng biết rằng bạn không thể khôi hài trong đám tang, hay lo lắng về văn phạm khi la ó trong một trận đấu banh.
Các độc giả Kinh Thánh đương thời thường quên rằng Kinh Thánh không được viết theo các tiêu chuẩn văn phạm ngày nay. Các bản dịch tân thời thường làm cho nó có vẻ như thế, nhưng sự thật là nó bao gồm nhiều quy ước phổ thông của thế kỷ thứ nhất, mà tất cả dễ được nhận biết bởi các độc giả mà họ được nhắm đến.
Một số quy ước trong Kinh Thánh thì nguyên thủy là lời nói, và các bản văn trong hình thức này thường được nhớ lại trước khi chúng được viết xuống. Như thế các hình thức lời nói được duy trì bởi các tác giả Kinh Thánh nguyên thủy. Các bản văn khác được sửa đổi khi chúng được đưa vào các trang giấy. Và lại có những cách khác, tỉ như các thư của T. Phaolô, chỉ cho thấy các quy ước chữ viết thời đó bởi vì ngay từ đầu, chúng không bao giờ có trong hình thức lời nói.
Trong Kinh Thánh chúng ta thấy các bài giảng, Thánh Vịnh, dụ ngôn, tường thuật, thơ, bài hát, phả hệ và nhiều loại khác. Và vì không phải tất cả đều được đọc giống như nhau (các học giả gọi là thể loại), sự hiểu biết các hình thức xưa và khung cảnh trong đó được áp dụng là một bước quan trọng để tìm cách mở rộng kho dự trữ cảm nghiệm chung với các tác giả Kinh Thánh.
Các Quy Ước Kinh Thánh
Khi chúng ta bắt đầu học hỏi về các quy ước lời nói và chữ viết trong Kinh Thánh, thật hữu ích để nhìn đến một vài quy ước để thấy chúng được sử dụng như thế nào và sự hiểu biết về các quy ước này giúp cho độc giả hiểu biết như thế nào. Vì một số hình thức trong Kinh Thánh thì thật quen thuộc với các độc giả ngày nay (tỉ như, dụ ngôn, phả hệ, thư của T. Phaolô, v.v.), chúng ta sẽ dùng những minh họa ít được biết đến.
CÔNG BỐ CÁC CÂU CHUYỆN
Sự giảng dạy của Đức Giêsu là một bắt đầu tốt. Các độc giả Kinh Thánh thường không để ý rằng phần lớn những gì Đức Giêsu nói thì được “gói trọn” trong các hình thức nổi tiếng để giúp người nghe chú ý thích hợp đến những gì đang nói.
Một thí dụ của hình thức này là điều mà một số học giả gọi là một “công bố câu chuyện”, được tìm thấy trong Máccô 2:15-17.
Khung Cảnh → | 15. Và khi Người ngồi ăn tại nhà ông Lêvi, nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ngồi ăn với Đức Giêsu và các môn đệ – vì có nhiều người đi theo Người. |
Hành Động → | 16. Khi các kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, họ nói với các môn đệ của Người, “Sao ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” |
Lời Sắc Bén → | 17. Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói với họ: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần; Tôi không đến để kêu gọi người công chính, nhưng người tội lỗi.” |
Như bạn thấy, có ba phần trong hình thức này: (1) một khung cảnh, (2) hành động (đôi khi là đối thoại), và (3) một lời sắc bén vào lúc kết. Trong tiếng Hy Lạp, hình thức này được gọi là Chreia, và những người học cách viết kiểu này trong các trường Hy-La thì dùng các cẩm nang được gọi là Progymnasmata. Sự kiện rằng các truyền thuyết về Đức Giêsu dùng hình thức Hy-La này là một chứng cớ tốt cho thấy những câu chuyện này đã đi vào thế giới Dân Ngoại rất sớm.
Các câu chuyện về Đức Giêsu được khuôn đúc trong “hình thức” này bởi các tác giả tiên khởi là để thu hút sự lưu ý đến những lời sống động và sắc bén của Người. Chúng có thể dễ nhớ lại khi được đặt trong phương cách này trong những hoàn cảnh sống động. Sự công bố các câu chuyện thường ít chi tiết để như thế không làm lạc hướng nhắm đến dòng chữ sắc bén ở kết luận.
Những câu chuyện ba phần như thế thì phổ thông trong các Phúc Âm và là một hình thức dạy bảo phổ thông trong thời của Đức Giêsu. Bạn có thể nhìn đến một thí dụ khác trước khi đi tiếp, hãy nhớ rằng hình thức này được nhằm để tập trung sự chú ý đến lời sắc bén – nhưng trong bối cảnh của một tình huống đời sống có thật. Bạn sẽ tìm thấy chúng trong các Phúc Âm của Mátthêu, Máccô, và Luca, nhưng không trong Phúc Âm Gioan. Thí dụ, hãy nhìn đến Mátthêu 12:8, Máccô 2:28, Luca 6:5, và sau đó là Mátthêu 19:14, Máccô 10:14, Luca 18:16. Bạn có thể tìm thấy một thí dụ khác không? Hãy lưu ý rằng trong khi các chi tiết của các truyền thuyết này có thể thay đổi tùy Phúc Âm, dòng chữ sắc bén thường được giữ cùng một hình thức trong cả ba Phúc Âm.
CÁC TÍN ĐIỀU
Một hình thức khác có thể nhìn đến thì đáng được chú ý chỉ vì nó là một hình thức quá khác biệt mà chúng ta quen thuộc trong Giáo Hội ngày nay. Khi các xã hội tây phương viết các tín điều, tìm cách nói lên những gì chúng ta tin vì là Kitô Hữu, ngay lập tức chúng ta có khuynh hướng nghĩ về những ý tưởng mà chúng ta tin là các yếu tố thiết yếu của đức tin Kitô Giáo. Chúng ta đưa ra những tuyên bố như, “Tôi tin kính Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, Đấng tạo thành trời đất, và tin Đức Giêsu Kitô, là Con duy nhất và là Chúa chúng tôi…” Như chúng ta thấy, các tín điều có mục đích đưa ra những tuyên bố đức tin về các ý tưởng chúng ta tin là đích thật. Đó là “hình thức” mà trong đó “các tín điều” của chúng ta được viết.
Thứ Luật 26:5 – 10a
Một cách tương phản, hãy xem kỹ những gì có lẽ là một trong những tín điều sớm nhất được sử dụng trong đời sống người Ít-ra-en xưa:
Ông tổ tôi là người A-ram phiêu bạt, đã xuống Ai-cập và trú ngụ tại đó cùng với một số người ít ỏi; tại đó, người đã trở thành một dân tộc lớn, mạnh và đông. Người Ai-cập đã ngược đãi, hành hạ chúng tôi và đặt ách nô lệ trên vai chúng tôi. Bấy giờ chúng tôi đã kêu lên cùng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông chúng tôi; Người đã nghe tiếng chúng tôi, đã thấy cảnh khổ cực, lầm than, áp bức chúng tôi phải chịu. ĐỨC CHÚA đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền, đã gây kinh hồn táng đởm và thực hiện những dấu lạ điềm thiêng, để đưa chúng tôi ra khỏi Ai-cập. Người đã đưa chúng tôi vào đây, ban cho chúng tôi đất này, đất tuôn chảy sữa và mật. Và bây giờ, lạy ĐỨC CHÚA, này con xin dâng sản phẩm đầu mùa của đất đai mà Ngài đã ban cho con.
Như bạn có thể thấy rõ, đây không phải là một danh sách những ý tưởng mà người ta tuyên xưng điều tin tưởng. Đúng hơn, đó là một câu chuyện, trong hình thức tóm lược, về những gì Thiên Chúa đã thi hành để giải thoát tổ tiên dân Ít-ra-en. Như Thứ Luật 26 cho biết, sự xác nhận này được thi hành vào lúc các nông dân Ít-ra-en đem hoa quả đầu mùa cho các tư tế. Sự cống hiến này là một hành vi thờ phượng, và nó được đi theo bởi một sự xưng thú đức tin dưới hình thức một câu chuyện.
1 Côrintô 15:3-7
Kể chuyện như một cách xưng thú đức tin của một người thì không chỉ là một hiện tượng trong Cựu Ước. Chúng ta có thể có một thí dụ trong Tân Ước về hình thức tín điều này:
Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Gia-cô-bê, rồi với tất cả các Tông Đồ.
Đoạn này phản ánh câu chuyện được hình thành của Giáo Hội – sự tưởng nhớ về cái chết, sự phục sinh và những xuất hiện sau phục sinh của Đức Giêsu. Nó cũng là một xưng thú đức tin của Giáo Hội.
Hãy để ý trong những câu 8-11 cách ông Phaolô thêm vào câu chuyện này cảm nghiệm của chính ông với Đức Giêsu phục sinh, như thể nó cũng là một phần của câu chuyện được thích hợp trao truyền trong cộng đồng đức tin:
Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non. Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi. Tóm lại, dù tôi hay các vị khác rao giảng, thì chúng tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như vậy.
Như vậy, ở đây là hai thí dụ, một từ Cựu Ước và một từ Tân Ước, của một hình thức mà các tín điều được đưa vào Kinh Thánh. Đó là những tường thuật về những gì Thiên Chúa đã thực hiện, và chúng được trao truyền lại cùng với một hình thức ngày càng cố định như chúng được dùng và tái sử dụng trong cộng đồng đức tin. Bởi nhìn nhận chúng là các công thức tín điều đã truyền lại từ Phaolô và tác giả sách Thứ Luật, chứ không phải được họ sáng tác, chúng ta thấy các tác giả này tự coi mình như một phần của truyền thống đức tin sống động chứ không phải tác giả nguyên thủy. Các độc giả của họ, khi nhận biết các công bố đức tin của cộng đồng mình trong các bài viết này, cũng sẽ hiểu như thế.
CÁC THÁNH VỊNH NGỢI KHEN
Sách các Thánh Vịnh gồm thể thơ, một hình thức hay qui ước theo đúng nghĩa của nó, thì nổi tiếng đối với hầu hết những ai đọc Kinh Thánh. Điều ít được biết là các loại thơ trong Thánh Vịnh thì có các “dạng” riêng của nó, và nhiều dạng thì đặc biệt thích hợp với cách thờ phượng của Ít-ra-en.
Một thí dụ điển hình của các bài thơ được dùng đặc biệt là tập Thánh Vịnh 113-118. Tập này đôi khi được gọi là “Egyptian Hallel,” bởi vì đó là những bài ca ngợi Thiên Chúa vì đã giải thoát Ít-ra-en khỏi tay người Ai Cập. Giống như các Thánh Vịnh “Hallel” khác (chữ Hebrew có nghĩa “ngợi khen”), chúng có một hình thức đặc biệt để dùng trong sự thờ phượng tại các dịp lễ lớn của người Do Thái. Dần dà, trong phụng vụ Do Thái, tập này được coi như một Thánh Vịnh và vì thế được thuộc lòng để sử dụng chung trong việc thờ phượng. Tuy nhiên, lúc đầu nó được dùng trong dịp lễ Vượt Qua, các Thánh Vịnh 113 và 114 được hát trước bữa ăn và Thánh Vịnh 115 và 118 sau bữa ăn.
Thánh Vịnh ngắn nhất trong Kinh Thánh là Thánh Vịnh 117, một bài trong tập Hallel. Nhìn đến dạng thức của bài cho thấy một khuôn mẫu dường như có vẻ tự nhiên đối với người Ít-ra-en xưa cũng là dạng phổ thông của bài thánh ca ngày nay đối với chúng ta (có vài câu, mỗi câu được tiếp theo bằng một điệp khúc).
Thánh Vịnh 117
Kêu gọi đến thờ phượng | Muôn nước hỡi, nào ca ngợi CHÚA! Ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người! |
Động lực để ca ngợi | Vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt, lòng thành tín của Người bền vững muôn năm. |
Tóm lược | Hãy ca ngợi CHÚA! |
Tuy Thánh Vịnh này rất ngắn, khuôn mẫu nó trình bày là một kiểu có thể tìm thấy trong hầu hết các Thánh Vịnh Hallel. Một số Thánh Vịnh kiểu này, giống như Thánh Vịnh “Egyptian Hallel”, đầu tiên được sử dụng trong thời gian phụng tự đặc biệt của Ít-ra-en. Các bài khác là các Thánh Vịnh ca ngợi tổng quát có thể được dùng trong nhiều trường hợp. Điều quan trọng ở đây là sự nhận biết dạng thức này để chúng ta có thể xếp loại Thánh Vịnh vào khung cảnh thờ phượng thích hợp.
Các Thánh Vịnh khác, trình bày các dạng khác nhau, thuộc về các trường hợp khác. Có những Thánh Vịnh vương giả được dùng cho lời cầu của ông vua, Thánh Vịnh cảm tạ cho cá nhân cũng như toàn thể dân tộc, các bài để hát khi leo lên đồi hướng về đền thờ, và nhiều loại khác. Một số Thánh Vịnh có thể truy nguồn về các biến cố lịch sử nào đó. Một số khác có thể truy nguồn về các dịp thờ phượng trong những phần đặc biệt của quốc gia. Biết được các dạng thức này có thể là sự trợ giúp lớn lao cho chúng ta để hiểu ý nghĩa của những lời thơ.
GIÁ TRỊ CỦA SỰ HIỂU BIẾT DẠNG THỨC
SỰ LẬP LẠI TẠO THÀNH “DẠNG THỨC”
Sự lập lại là điều tạo nên dạng thức. Làm điều gì đó lập đi lập lại thì giống như khắc một “đường rãnh” mà trong đó mọi thứ luôn đi theo cùng một hướng. Thật dễ để đi vào các khuôn mẫu như thế và lập lại đúng một dạng thức. Như thế, nhìn thấy các dạng thức trong Kinh Thánh phải dạy chúng ta một vài điều về việc phổ thông sử dụng truyền thống này trong Giáo Hội. Đó là một chứng cớ thêm nữa về cách Giáo Hội hình thành Kinh Thánh và Kinh Thánh hình thành Giáo Hội.
Trong bài này chúng ta nhìn đến ba loại văn chương Kinh Thánh: công bố các câu chuyện, các tín điều, và Thánh Vịnh Hallel. Mỗi loại phát sinh trong những hoàn cảnh khác nhau và mỗi loại được dùng trong những dịp thích hợp.
Công bố các câu chuyện là kiểu giảng dạy bán chính thức – có lẽ theo kiểu chreia của Hy Lạp khi đến lúc được viết xuống. Những lời nói của Chúa Giêsu mà họ duy trì là những nhận xét đơn giản, dễ nhớ, được hiểu tốt nhất là trong tình cảnh nhận thế nào thì trao lại như vậy. Sự kiện là một lời nói của Chúa Giêsu đôi khi được đi kèm với các giai thoại khác nhau bởi các tác giả khác nhau, điều đó gợi ý về sự linh động của truyền thống tiền-Phúc Âm, từ đó xuất phát các bài viết về các câu chuyện này. Nhưng sự nổi bật của dạng thức này trong các Phúc Âm là một minh chứng tốt cho thấy loại dạng thức này thì hữu ích để giúp những người nghe hay các độc giả đầu tiên dễ hiểu và dễ nhớ.
Các tín điều, như một bài trong Thứ Luật, được dùng để cho biết sự đúng đắn trong hành vi thờ phượng. Các bài khác, như trong 1 Côrintô 15, xuất hiện trong bối cảnh lời chú giải thần học về ý nghĩa Phúc Âm. Chúng là những trợ giúp cho việc phát triển sự hiểu biết thần học của dân Chúa chính bởi vì chúng là những câu chuyện – câu chuyện tiếp diễn – về những gì Thiên Chúa đang thi hành trong dân của Người. Với hầu hết các tác giả Kinh Thánh, tài liệu về tín điều mà chúng ta xem xét đã góp thành các chương nối tiếp trong câu chuyện dài về sự cứu chuộc của Thiên Chúa. Chúng có thể được truy nguồn ngược trở về thời tiên khởi của Ít-ra-en, hay đi vào ngay trong thời gian và cuộc đời của một người bây giờ.
Các Thánh Vịnh Hallel, trên tất cả, là các bài ca ngợi. Chúng không thể được đọc như những công bố câu chuyện – như thể chúng ta tìm kiếm những câu mạnh mẽ như cú đấm hay những hiểu biết sâu sắc tóm gọn. Các Thánh Vịnh này cũng không có ý định để giảng dạy theo nghĩa hẹp. Hơn thế nữa, thật hiển nhiên là tuy nhiều Thánh Vịnh Hallel nhắc đến các biến cố vĩ đại trong lịch sử Ít-ra-en, chia sẻ các đặc tính đó với những câu chuyện đáng tin, ca ngợi Thiên Chúa trong sự thờ phượng, chúng không thực sự cùng một điểm là sự xác định chúng ta là ai bởi vì những gì Thiên Chúa đã thực hiện.
Tín điều chúng ta nhìn đến trong Thứ Luật 26 làm sáng tỏ điều này. Nó được sử dụng khi một nông gia dâng hoa quả đầu mùa cho Thiên Chúa. Nó xác định lý do ông ta thi hành – vì biết ơn Thiên Chúa đã ban đất đai cho ông và người dân. Đây là một hành vi thờ phượng, mặc dù cá nhân. Các Thánh Vịnh Hallel, ngược lại, được sử dụng khi giáo đoàn đông đảo tụ tập trong đền thờ để cất lời ca ngợi. Chúng là những bài hát cho toàn thể dân chúng. Điểm nhấn mạnh của chúng là sự cử hành đúng hơn là sự xác định.
HAI ĐIỂM SAU CÙNG
- Trước hết, không cách chi chúng ta có thể học hết mọi dạng thức văn chương hay lời nói trong Kinh Thánh trước khi chúng ta bắt đầu đọc và để Kinh Thánh nói lời Chúa cho cuộc đời chúng ta. Tuy nhiên, nhạy cảm với sự hiện diện của các dạng thức này thì có thể giúp chúng ta tiếp tục tìm kiếm những gì chúng ta có thể học hỏi như các dạng thức mới được nhận diện và nghiên cứu. Khi nghĩ về biết bao cách nói và viết ngày nay thuộc thông tin hiện đại, thật rõ ràng là bạn có thể mở rộng kho tàng kiến thức chung với các văn sĩ và độc giả của Kinh Thánh bởi học hỏi các dạng thức mà trong đó họ viết và nói.
- Sau cùng, chúng ta phải vạch ra rằng thông thường cấu trúc của một bản văn nào đó cho biết dạng thức hay qui ước được sử dụng. Trong bài này chúng ta đã thấy điều đó hiển nhiên nhất trong Thánh Vịnh 117. Chính cấu trúc ba phần (mời gọi thờ phượng, động lực để ca ngợi, tóm lược) mà nó được nhận diện là một Thánh Vịnh kiểu Hallel. Cấu trúc là một trợ giúp cho việc nhận diện dạng thức. Trong bài tới, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách sâu đậm hơn những dạng thức có thể, nhưng không tìm kiếm quá nhiều một dạng thức đặc biệt vì dòng tư tưởng của văn sĩ sử dụng để nói lên điểm của họ. Nó sẽ là một bước quan trọng khác khi để các bản văn này nói với chúng ta trong phương cách độc đáo của nó.
CHƯƠNG VI – PHÂN TÍCH CẤU TRÚC
Sơ Lược
Phương cách tác giả kết cấu một bản văn có thể nói với chúng ta rất nhiều điều về mục đích và ý định của họ. Câu chuyện có các tình tiết phải được theo dõi để thấy điểm chính. Các bài thơ thường có khuôn khổ và nhịp điệu để truyền đạt cảm xúc đến người đọc.
Nhiều tác giả Kinh Thánh dùng cấu trúc để chuyển đạt hay củng cố những thông điệp mà họ muốn diễn tả. Không ai khéo léo hơn Mátthêu. Các cấu trúc rập khuôn và những lập lại thì đầy dẫy trong Phúc Âm của ông. Ngay cả ông xếp đặt Phúc Âm của ông theo một đường lối như thể đó là một bộ luật Tôra mới, được ban ra bởi Đức Giêsu, một Môsê mới và vĩ đại hơn.
GIỚI THIỆU PHƯƠNG SÁCH
Một trong những điều đầu tiên một họa sĩ phải thi hành khi bắt đầu vẽ một bức tranh là hình dung ra cấu trúc hay kiểu cách cho công trình mong đợi. Đó là vì sự mỹ miều của một tấm tranh được tỏ lộ không chỉ qua đường nét và mầu sắc nhưng còn ở vị trí của các yếu tố sáng tạo mà nó định hình cho bức tranh.
Bức họa nổi tiếng của Michelangelo về sự dựng nên ông A Dong trên trần của Nguyện Đường Sistine là một minh họa tuyệt hảo. Trong tranh này, nghệ nhân diễn tả giây phút Thiên Chúa đem sự sống cho một tạo vật được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Cánh tay vươn dài của Thiên Chúa chạm đến đầu ngón tay của A Dong, hành động ban sự sống trong một giây phút sáng tạo vừa phi thường vừa bí ẩn.
Điểm quan trọng để hiểu bức tranh này là cách nghệ nhân kết cấu sự tương quan giữa hai nhân vật chính: A Dong và Thiên Chúa. Đôi mắt của A Dong nhìn thẳng đến nhân vật uy nghi là Thiên Chúa – đây cũng chính là điều Michelangelo muốn khán giả chú ý đến. Đôi mắt của Thiên Chúa, ngược lại, tập trung đến sự va chạm của các ngón tay vào giây phút tạo dựng, trong đó quyền ban sự sống của Thiên Chúa được truyền đến nhân loại. Thật tự nhiên, trước hết, mắt của chúng ta nhìn đến A Dong, nhưng cấu trúc của bức tranh dẫn chúng ta đến Thiên Chúa, và sau cùng, đến điểm chính của toàn thể bức tranh là giây phút tạo dựng thật bàng hoàng kính sợ.
Dĩ nhiên cấu trúc không chỉ là dụng cụ của họa sĩ nhưng còn có nghệ thuật văn hóa nữa. Các câu chuyện có tình tiết, nhân vật, và đối thoại. Chúng có kết luận, thường được bất ngờ xếp đặt một cách nghệ thuật qua các tình tiết. Các bài thơ thường có khuôn khổ và dùng nhịp điệu để chuyển tải một cảm xúc độc đáo. Cách cấu trúc có thể dẫn chúng ta đến một cực điểm hay giúp chúng ta nhận ra những ý nghĩa chính. Một yếu tố trong bản văn thì cũng quan trọng như một công trình nghệ thuật.
Trong khi hầu hết văn sĩ phần nào ý thức đến cấu trúc của sáng tác, không ai để ý đến điều này nhiều hơn tác giả Phúc Âm Mátthêu. Trong các tác giả Kinh Thánh, ông dùng cấu trúc với một nghệ thuật độc đáo và vì thế đem cho chúng ta một cái nhìn về cách cấu trúc được sử dụng để có thể làm gia tăng hay chuyển tải ý nghĩa. Phúc Âm của ông là một lựa chọn lý tưởng cho chúng ta nghiên cứu.
Khi chúng ta nhìn đến cách Mátthêu thận trọng xếp đặt tài liệu của ông, tốt nhất là bắt đầu với hình ảnh rộng lớn hơn và từ từ đi đến những đơn vị nhỏ hơn đã bao gồm nó. Vì thế, trước hết chúng ta sẽ nhìn đến cấu trúc tổng quát của Phúc Âm Mátthêu, sau đó tiết đoạn của Mátthêu mà trong đó có bản văn chúng ta muốn nghiên cứu và các đoạn văn được sáng tác, và sau cùng, nhìn đến khuôn mẫu của từng câu trong đoạn này.
Cấu Trúc của Mátthêu
Ngay cả một độc giả bình thường của Phúc Âm Mátthêu cũng phải ngạc nhiên bởi xu hướng cấu trúc của tác giả. Phả hệ của Đức Giêsu trong chương 1 được chia gọn thành ba phần 14 tên, cho thấy sự khác biệt đáng kể so với phả hệ trong Luca 3:23 và sau đó. Ông thu thập các dụ ngôn trong một chương (13) và đặt toàn thể những chuỗi lời nói về các luật sĩ và Biệt Phái trong một chương khác (23). Đầy những lập đi lập lại các câu và khuôn mẫu các đoạn văn.
Một trong những khuôn mẫu cấu trúc kinh ngạc trong Mátthêu là việc ông xếp đặt thân bài chính thành năm “cuốn sách”, mỗi cuốn kết thúc với một công thức tuyên bố cho thấy Đức Giêsu đã “chấm dứt” một sưu tập các lời nói. Hãy để ý rằng trước cơ cấu năm phần này, Mátthêu đưa vào tường thuật về sự sinh hạ của Đức Giêsu, sau đó tiếp theo là những câu chuyện về sự chết và sự phục sinh. Do đó, nói chung, sách này có bảy phần (dấu hiệu trọn vẹn hay tuyệt hảo của người Do Thái).
Trong thân bài chính của sách, mỗi một đoạn trong năm đoạn giảng dạy thì được đi trước bởi một phần tường thuật, diễn tả những gì Đức Giêsu đã làm. Như thế hành động xen kẽ với giảng dạy trong một khuôn mẫu cơ cấu được thận trọng xếp đặt. Nói cách khác, cấu trúc được dùng ở đây để nhấn mạnh đến một trong những chủ đề được Mátthêu ưa thích: những lời cần phải thể hiện bằng hành động cũng như được lắng nghe.
Cấu Trúc của Mátthêu | Công Thức Kết Thúc | ||
Mở Đầu | 1:1 – 2:23 | Tường thuật sinh hạ | |
CUỐN I | 3:1 – 4:25 5:1 – 7:28 |
Mở đầu sứ vụ Bài giảng trên núi |
7:28 |
CUỐN II | 8:1 – 9:34 9:35 – 11:1 |
Những việc lạ lùng của Đức Giêsu Các bài thuyết giáo |
11:1 |
CUỐN III | 11:2 – 12:50 13:1-58 |
Sự tẩy chay Đức Giêsu Các dụ ngôn về vương quốc |
13:53 |
CUỐN IV | 14:1 – 17:27 18:1 – 19:2 |
Thành lập cộng đồng mới Các quy luật của cộng đồng này |
19:1 |
CUỐN V | 19:3 – 23:39 24:1 – 25:46 |
Hành trình lên Giêrusalem Những giảng dạy về ngày tận thế |
26:1 |
Kết Thúc | 26:1 – 28:20 | Tường thuật về sự thống khổ và phục sinh |
Hãy nghĩ về một Phúc Âm được chia thành năm cuốn. Chúng ta thấy điều đó ở đâu trong Kinh Thánh? Có năm cuốn của Môsê trong Tôra – các sách Lề Luật. Đây là điều quan trọng vì Mátthêu là Phúc Âm duy nhất mà trong đó Đức Giêsu lập lại những mệnh lệnh trong Tôra: “Môsê nói với các người ngày xưa… nhưng tôi nói với các ông…” Phúc Âm Mátthêu là cuốn duy nhất mà Đức Giêsu, cũng như Môsê, được cứu thoát khỏi tay người cai trị độc ác đe dọa giết mọi con trai sơ sinh. Cũng như Môsê, Đức Giêsu “ra khỏi Ai Cập” (2:15) khi gia đình của Người trở về. Chỉ trong Mátthêu, Đức Giêsu mới nói, “Đừng nghĩ tôi đến để xóa bỏ lề luật hay lời ngôn sứ; tôi đến không để xóa bỏ nhưng để chu toàn” (5:17). Và Môsê lấy các điều răn ở đâu? Trên một ngọn núi. Mátthêu cũng mở đầu năm cuốn của ông với Đức Giêsu ở trên một ngọn núi (5:1). Nói cách khác, hiển nhiên là Mátthêu coi Đức Giêsu như một Môsê mới và vĩ đại hơn, là người đem đến một giảng dạy mới, một Tôra mới, cho các môn đệ. Chúng ta biết được điều đó bởi thận trọng quan sát cách Mátthêu kết cấu Phúc Âm của ông.
Cấu Trúc của Một Bản Văn
Với cấu trúc tổng quát của Mátthêu trong đầu, bây giờ chúng ta sẵn sàng tiếp tục và tìm hiểu khuôn mẫu của một bản văn. Từ biểu đồ ở trên, bạn sẽ nhìn thấy bản văn chúng ta chọn là từ phần giảng dạy trong Cuốn I. Phần này thường được gọi là Bài Giảng Trên Núi. Nhờ sự phân tích cấu trúc, ngay từ đầu chúng ta biết bản văn này là từ một sưu tập những giảng dạy của Đức Giêsu mà Mátthêu xếp hạng quan trọng nhất. Phần mở đầu của nó (Các Phúc Thật, 5:1-12) là một tuyên bố được kết cấu về các giá trị mới của vương quốc mà Đức Giêsu đang công bố, trong khi kết luận của dụ ngôn (7:24-27) là một cảnh giác về việc “thi hành” lời cũng như “nghe” lời.
Tìm kiếm những manh mối từ cách kết cấu một đoạn văn thì phần lớn là vấn đề vạch ra các yếu tố chính. Trong hình thức phác họa, các khuôn mẫu kết cấu thì được thấy dễ hơn. Vì chúng ta sẽ nhìn đến Mátthêu 6:1-18 cách chi tiết, chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách phác họa sơ khởi cấu trúc của nó. Chính bạn hãy thử thi hành trong những hàng dưới đây. Trong phác họa đầu tiên này chúng ta sẽ chỉ làm việc ở mức độ là toàn thể các đoạn văn.
Phác Họa Mátthêu 6:1-18
——————————————————
——————————————————
——————————————————
——————————————————
——————————————————
——————————————————
Bạn tìm thấy gì? Hãy thử so sánh:
Mátthêu 6:1-18
Sự đạo đức mới | 6:1 |
---|---|
a. Cách bố thí | 6:2-4 |
b. Cách cầu nguyện | 6:5-6 |
c. Kinh Lạy Cha | 6:7-15 |
d. Cách ăn chay | 6:16-18 |
Thoáng nhìn vào sự phác họa ở trên, được xây dựng theo những khuôn mẫu lập lại trong các phần a, b, và d, hiển nhiên là phần c về kinh Lậy Cha thì không hợp với khuôn mẫu này. Điều này dường như làm cho kinh Lậy Cha là một đoạn độc lập nguyên thủy (hãy xem cách thiết lập rất khác trong Luca 11:1-4) mà Mátthêu chọn đưa vào đây vì dường như nó thích hợp khi thảo luận về cách cầu nguyện. Nguyên thủy, có ba phần của đoạn này có lẽ được luân lưu mà không bao gồm kinh Lậy Cha. Như bạn có thể thấy, nếu chúng ta lấy kinh này đi, kết quả là một chuỗi hướng dẫn về sự đạo đức, mỗi phần của nó cho thấy khuôn mẫu cấu trúc giống nhau.
Hãy nhìn kỹ đến ba phần giống nhau a, b, và d. Hãy để ý rằng chúng đối phó với ba trụ cột đạo đức vĩ đại của người Ít-ra-en: bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Điều đó quan trọng, và một cái nhìn thoáng đến Mátthêu 5:20 có thể giúp chúng ta hiểu tại sao Mátthêu lại chọn sưu tầm các lời nhận xét của Đức Giêsu về các điều này trong một phương cách đặc biệt. Đây là điều Đức Giêsu nói trong 5:20:
Vì tôi nói cho anh em biết, nếu sự công chính của anh em không hơn các luật sĩ và Biệt Phái, anh em sẽ không bao giờ vào được vương quốc trên trời.
Nhiều người chú giải thấy câu này được coi là đầu đề cho các đoạn tiếp theo của Bài Giảng Trên Núi. Được nhắc đến đầu tiên trong câu là các luật sĩ. Họ là các luật gia-thần học gia của đời sống người Ít-ra-en. Đoạn tiếp ngay sau, Mátthêu 5:21-48, đối phó với một loại tranh luận về luật pháp-thần học rằng các luật sĩ Giêrusalem được coi là thành phần đặc biệt. Hơn nữa, trong từng trường hợp thái độ của Đức Giêsu tương phản với quan điểm truyền thống của luật sĩ xuất phát từ Tôra của Môsê đầu tiên.
Tiếp theo câu trên (5:20) thì nhắc đến người Biệt Phái: những người đạo đức mà đối với họ việc thực hành đạo đức của người Ít-ra-en thì tối quan trọng. Như thế chúng ta không ngạc nhiên khi Mátthêu, trước hết thảo luận về các vấn đề luật sĩ, tiếp ngay sau là phần về vấn đề lề luật (5:21-28) với một điều mới (6:1-18) trong đó ông nhận xét về sự đạo đức của người Biệt Phái.
Một lần nữa, tác giả Phúc Âm đưa ra sự tương phản giữa sự chính trực cao hơn của vương quốc mới so với truyền thống cổ (của người Biệt Phái). Biểu đồ dưới đây sẽ giúp bạn hình dung cách Mátthêu xếp đặt phần này của Bài Giảng Trên Núi:
“… nếu sự chính trực của anh em không hơn …”
LUẬT SĨ | và | BIỆT PHÁI |
---|---|---|
Lề luật-thần học | Các hướng dẫn | |
Tranh luận | về Đạo Đức | |
5:21-48 | 6:1-18 |
Cho đến bây giờ, sự nghiên cứu của chúng ta về cấu trúc đã dạy chúng ta một vài điều. Bản văn (6:1-18) là một phần của Phúc Âm Mátthêu, trong đó ông yêu cầu các môn đệ của Đức Giêsu phải coi việc thi hành cũng quan trọng như lắng nghe. Các kiểu cách xưa của luật sĩ và Biệt Phái thì tương phản với những mong đợi mới cho những ai đi theo Đức Giêsu. Đơn độc trong đoạn này là ba nhiệm vụ tôn giáo quan trọng nhất của người Ít-ra-en đạo đức: bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Cũng như Đức Giêsu đã vượt trên truyền thống lề luật-thần học trong thời của Người trong 5:21-48, thì ở đây Người đề cao việc vượt trên các thái độ đạo đức thông thường là đặc điểm của tôn giáo cũ.
CÁC KIỂU-MẪU-CHỮ VÀ NHỮNG LẬP LẠI
Trước hết chúng ta chú trọng đến cấu trúc của toàn thể Phúc Âm Mátthêu. Sau đó chúng ta nhìn đến cấu trúc của một đoạn đặc biệt (6:1-18). Vì đã bắt đầu với một hình ảnh to lớn, bây giờ là lúc nhìn đến các chi tiết. Do đó, chúng ta sẽ chú trọng đến kiểu mẫu trong các câu mà Mátthêu đã viết. Để làm điều này, hãy thử thêm một phác họa nữa, lần này chú trọng đến cấu trúc của ba đoạn nhỏ hơn trong bản văn. Hãy viết ra sự phác họa của bạn về 6:2-4 vào bên dưới; sau đó chúng ta sẽ so sánh.
Phác Họa Mátthêu 6:2-4
——————————————————
——————————————————
——————————————————
——————————————————
——————————————————
——————————————————
Có lẽ đoạn này hơi khó hơn để diễn tả bằng các câu ngắn, nhưng nét đại cương thì rõ ràng. Bây giờ hãy so sánh phác họa của bạn về Mátthêu 6:2-4 với bản dưới đây:
Khi anh em bố thí (cầu nguyện, ăn chay)…
- Đừng bố thí (cầu nguyện, ăn chay) cách công khai
để được người khác thấy.
Họ đã có phần thưởng rồi. 6:2 - Hãy bố thí (cầu nguyện, ăn chay) cách kín đáo.
Cha anh em đấng nhìn thấy nơi bí ẩn
sẽ thưởng cho anh em 6:3-4
Một vài điều xuất hiện ngay lập tức từ phác họa trên. Thứ nhất, rõ ràng có sự tương phản giữa hai nửa này. Nửa thứ nhất là cảnh cáo, nửa thứ hai là một lời hứa. Nhìn kỹ đến hai đoạn khác của bản văn về cầu nguyện (6:5-6) và ăn chay (6:16-18) cho thấy cùng một cấu trúc. Trong cả hai trường hợp này đều có một cảnh cáo về việc thực hành phô trương, và mỗi một cảnh cáo được kèm theo bởi một lời hứa cho những ai đi theo Đức Giêsu.
Cũng hãy để ý đến tính cách nghệ thuật của các tương phản giữa từng câu trong đoạn a và câu đối chiếu của nó trong đoạn b. Cho đi cách công khai thì tương phản với cho đi cách kín đáo. Được thấy bởi người ta thì tương phản với được thấy bởi Thiên Chúa. Được thưởng (với uy danh và vinh dự) bởi người đời thì tương phản với việc được thưởng bởi Thiên Chúa. Phúc Âm Mátthêu dùng các tài liệu này trong một cấu trúc mà nó nhấn mạnh đến sự tương phản để giúp độc giả và thính giả hiểu được sự tương phản giữa lối sống cũ và mới. Như thế cách kết cấu củng cố thông điệp mà Phúc Âm truyền đạt.
HỌC HỎI TỪ CẤU TRÚC CỦA MÁTTHÊU
- Một số nhà chú giải nhận xét rằng nền tảng cho nhiều tài liệu giảng dạy trong Mátthêu thì dường như là những tranh luận được hình thành trong các cộng đồng Kitô Hữu thế hệ thứ hai và thứ ba giữa những người tuân thủ Tôra mới (của Đức Giêsu) và những người theo Tôra cũ (của Môsê). Do đó việc Mátthêu chú ý đến các vấn đề lề luật và đạo đức thì dường như để giúp các cộng đồng này suy nghĩ qua căn tính mới của mình là phần tử của Kitô Giáo.
- Để thi hành điều này, Mátthêu xếp đặt các giảng dạy của Đức Giêsu thành một loại “giáo lý” – một cẩm nang giảng dạy – mà nó sẽ hướng dẫn Kitô Hữu gốc Ít-ra-en tìm hiểu lối sống mới. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, kết cấu của bản văn về sự đạo đức được thiết kế để tập trung sự chú ý đến đúng vấn đề này.
Cấu Trúc: Một Trợ Giúp cho Sự Hiểu Biết
Từ sự nghiên cứu Mátthêu 6:1-18, điều hiển nhiên là tác giả của Phúc Âm này là một nghệ nhân thận trọng. Sự ưa thích cấu trúc của ông thì không đơn giản chỉ là yêu thích thứ tự. Đó là một dụng cụ để củng cố sự hiểu biết. Không phải mọi tác giả Kinh Thánh đều dùng cấu trúc với sự khéo léo như Mátthêu. Nhưng không nên ngạc nhiên rằng các khuôn khổ cấu trúc, khi chúng xuất hiện, có thể trợ giúp cách đáng kể cho bất cứ ai tìm cách hiểu được Kinh Thánh.
Một trong những khía cạnh hấp dẫn của việc nghiên cứu cấu trúc xuất hiện khi chúng ta nhớ lại là hầu hết Kinh Thánh được viết để đọc lớn tiếng. Ít người trong thế giới xưa có thể đọc và viết, vì thế nghe Kinh Thánh được đọc lớn trong cộng đồng là cách truy cập duy nhất với các tài liệu này. Thông thường toàn bộ những phần của bản văn được ủy thác cho trí nhớ là cách duy nhất để sở hữu vĩnh viễn. (Ngay cả đối với những người có thể đọc, bản văn viết thì rất đắt và rất hiếm).
Dĩ nhiên, cấu trúc giúp trí nhớ. Nếu bạn có thể chia điều gì đó thành “điểm một, hai và ba,” thì nó dễ nhớ hơn. Khuôn mẫu lập đi lập lại cũng trợ giúp. Có lẽ bạn đã nhận thấy người ta hay hát phần điệp khúc của một bài hát khi họ không thể nhớ hết các câu tiểu khúc.
Như thế, không ngạc nhiên là Giáo Hội thời tiên khởi tìm thấy Phúc Âm Mátthêu thì tuyệt vời để giảng dạy. Cấu trúc của nó, các khuôn mẫu dễ nhớ và việc lập lại của sách khiến nó trở nên hữu ích cho phần lớn những người muốn nhớ những gì họ được nghe, nhưng chính họ thì không biết đọc. Thật vậy, chính vì lý do này – sự hữu ích của nó trong Giáo Hội – mà Phúc Âm Mátthêu được đặt lên hàng đầu trong Tân Ước.
CHƯƠNG VII – XEM XÉT NHỮNG CHỮ VÀ CÂU
Sơ Lược
Người ta thường tìm ý nghĩa của chữ trong tự điển. Vấn đề là hầu hết các chữ đều có nhiều nghĩa, và chúng ta chỉ có thể biết được nghĩa áp dụng khi chúng ta thấy được chữ này trong một câu. Cũng đúng là các tác giả khác nhau thường dùng những chữ với nghĩa khác nhau. Và phức tạp hơn nữa, một chữ thường có nghĩa khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau.
Điều này có nghĩa chúng ta phải hết sức thận trọng đối với cách dùng chữ của các tác giả Kinh Thánh. Chúng ta không thể thừa nhận rằng lúc nào chúng cũng có cùng một nghĩa, hoặc chúng có nghĩa mà chúng ta muốn nói khi dùng những chữ ấy. Xem xét việc sử dụng thuật ngữ chính yếu của tác giả Kinh Thánh là một kỹ năng quan trọng trong việc nghiên cứu Kinh Thánh.
Giới Thiệu Phương Sách
Với một giọng khinh bỉ, Humpty Dumpty nói, “Khi tôi dùng một chữ, nó có nghĩa đúng như điều tôi muốn chọn nghĩa ấy – không hơn không kém.”
Alice nói, “Vấn đề là bạn có thể làm cho chữ ấy có nhiều nghĩa khác nhau không.”
Humpty Dumpty nói, “Vấn đề là cái nào là chủ – chỉ có vậy.”
Through the Looking Glass
Humpty Dumpty có phần nào đúng: chúng ta làm chủ những chữ sử dụng mà chúng ta có thể đem cho chúng một ý nghĩa mới bất cứ khi nào chúng ta chọn – tối thiểu trong giới hạn rộng rãi. Chúng ta không thể tùy tiện thay đổi ý nghĩa của chữ và hy vọng sẽ được hiểu, tuy vậy những thay đổi ý nghĩa thường xảy ra khi người ta dùng các chữ cũ trong phương cách mới và khác biệt.
Alice cũng đúng khi lo lắng về những chữ có nhiều nghĩa. Tối thiểu, một số chữ đòi hỏi sự thận trọng về phần diễn giả và thính giả nếu chúng ta muốn tránh sự hiểu lầm. Chữ “love” tiếng Anh là một thí dụ. Chúng ta nói, “Tôi ‘love’ vợ tôi,” và sau đó vài câu chúng ta thêm, “Tôi ‘love’ kẹo xô-cô-la.” Có lẽ chữ “love” không có cùng một nghĩa trong cả hai trường hợp.
Một thí dụ khác là bạn thử định nghĩa chữ “get” tiếng Anh. Một người dùng chữ táo bạo cho rằng chữ này có đến năm mươi bảy nghĩa khác nhau! Tự điển The Funk and Wagnalls nhận thấy tối thiểu mười lăm nghĩa. Hãy thử một vài nghĩa:
I certainly GOT my share (acquire). (Tôi chắc chắn CÓ ĐƯỢC phần chia)
I have GOT to find that book (must). (Tôi PHẢI tìm cuốn sách đó)
He GOT very drunk (trở nên). (Nó TRỞ NÊN rất say sưa).
That really GETS me (irritates). (Điều đó thực sự CHỌC TỨC tôi).
Ý nghĩa bên dưới của chữ “get,” dĩ nhiên, là “acquire” (có được). Hơn nữa, nhiều nghĩa của chữ này được trình bày ở trên thì xuất phát từ định nghĩa căn bản. Nhưng trong từng trường hợp, có những thay đổi tinh tế trong cách chữ này được sử dụng. Cách sử dụng là điều tạo nên những thay đổi của ý nghĩa được thấy ở đây. Thật vậy, cách sử dụng luôn là yếu tố chính trong sự hiểu biết ý nghĩa dự định của một chữ. Và ngược lại điều đó có nghĩa rằng những chữ được hiểu rõ ràng nhất trong bối cảnh của câu riêng biệt.1
1. Từ lâu các nhà ngôn ngữ học đã nhận thấy rằng con người thì không ngừng sáng tạo ra những cách mà họ có thể sử dụng chữ. Với sự tiến bộ của thông tin toàn cầu, điều được nhận biết hơn nữa là mỗi nền văn hóa lại có bản danh sách riêng khi nói đến việc sử dụng chữ. Điều này có nghĩa tìm kiếm ý nghĩa một chữ Hy Lạp hay Hebrew trong một cuốn tự điển là một thực hành rất thiếu sót.
Một thí dụ trong Kinh Thánh về hiện tượng này có thể thấy theo những cách khác nhau là chữ “faith” được dùng bởi các tác giả Kinh Thánh. Thí dụ sau đây lấy từ Thứ Luật 32:20 trong ấn bản King James:
And he said, “I will hide my face from them,
I will see what their end shall be,
For they are a very forward generation,
children in whom is no faith.”
Người phán: “Ta sẽ ẩn mặt đi không nhìn chúng,
để xem hậu vận chúng ra sao;
vì chúng là giống nòi tráo trở,
những đứa con chẳng chút tín trung.” (Nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ)
Ở đây chữ “faith” thì hầu như đồng nghĩa với vinh dự hay chính trực. Ấn bản New Revived Standard dùng chữ “faithfulness” trong câu này, bởi vì đó là ý nghĩa phổ thông nhất trong Cựu Ước của gốc Hebrew này. Nó gợi ý sự đáng tin cậy, trung thành, và Thiên Chúa khó chịu với Ít-ra-en chính vì không thể trông mong dân này trung thành lâu dài.
Một cách khác sử dụng chữ “faith” thường thấy trong các Phúc Âm. Trong Mátthêu 9:22, Đức Giêsu trả lời một phụ nữ đã chạm đến gấu áo của Người vì bà hy vọng được chữa lành:
“Take heart, daughter; your faith has made you well.”
“Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” (Nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ)
Ở đây chữ “faith” không có nghĩa là bà này đáng tin cậy. Đúng hơn nó có nghĩa bà tín thác vào Đức Giêsu và đặt hy vọng nơi Người. Khi được dùng trong bối cảnh này, chữ “faith” thì rất tương đương với chữ “trust” (tín thác) – tin Thiên Chúa là tín thác vào Thiên Chúa.
Một thí dụ thứ ba, rất khác biệt, được thấy trong Giuđa 1:3
Beloved, while eagerly preparing to write to you about the salvation we share, I find it necessary to write and appeal to you to contend for the faith that was once for all entrusted to the saints.
Anh em thân mến, tôi vẫn ước mong viết thư cho anh em về ơn cứu độ chung của chúng ta, thì nay lại bó buộc phải viết cho anh em, để khuyên nhủ anh em chiến đấu cho đức tin đã được truyền lại cho dân thánh chỉ một lần là đủ. (Nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ)
Ở đây từ được dùng thì không chỉ là “faith”, nhưng “the faith”. Nó hầu như đồng nghĩa với Kitô Giáo, và thật vậy ngày nay chúng ta dùng chữ này khi ám chỉ đến “đức tin Kitô Giáo.”
Một lần nữa, điểm chính là những chữ chỉ có ý nghĩa đúng như nó muốn nói khi ở trong mạch văn của câu. Biết được định nghĩa trong cuốn tự điển thì không đủ. Hơn nữa, hầu hết các chữ đều có nhiều nghĩa và có thể được hiểu đúng nhất khi chúng ta thấy cách sử dụng của một văn sĩ hay diễn giả nào đó.
Chú Trọng đến Nội Dung
Trong sự nghiên cứu cho đến bây giờ, chúng ta đã thảo luận về nhiều điểm quan trọng mà nó giúp chúng ta hiểu các tác giả Kinh Thánh muốn nói gì: khung cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa, hình thức, cấu trúc, và vân vân. Bây giờ khi chúng ta tập trung vào nội dung thực sự của điều văn gia muốn nói, điều quan trọng là chú ý đến những chữ và câu đặc thù của một bản văn. Chúng ta thi hành như vậy và nhớ đến lời cảnh giác của Humpty Dumpty rằng những chữ có thể có nhiều nghĩa, tùy theo cách văn sĩ và diễn giả muốn sử dụng chúng thế nào.
Một cách tốt để bắt đầu nghiên cứu nội dung ở trong một bản văn Kinh Thánh là hãy lấy một câu quen thuộc và khảo sát những gì các chữ ấy thực sự muốn nói. Đôi khi chúng ta không nhận thấy ý nghĩa của nó vì quá quen thuộc, trong khi những lần khác chúng ta quên rằng ý nghĩa của nhiều từ, các ẩn dụ, tên tuổi, và địa danh trong Kinh Thánh thì không hiển nhiên đối với hầu hết độc giả ngày nay.
Dưới đây là đoạn Isaia 61:1-2. Nó được Đức Giêsu trích dẫn trong Luca 4:18-19 với chút thay đổi, và có lẽ quen thuộc hơn với mọi người. Khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu đoạn văn này, hãy đọc và suy nghĩ kỹ về từng chữ, gạch dưới những chữ hay câu mà bạn nghĩ cần phải xem xét tỉ mỉ nếu chúng ta muốn hiểu điều Isaia nói:
Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi,
vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi;
Người đã sai tôi đem tin mừng cho kẻ bị đàn áp,
để băng bó những tấm lòng tan nát,
để công bố tự do cho kẻ bị giam cầm,
và phóng thích các tù nhân,
để công bố một năm hồng ân của ĐỨC CHÚA,
và ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta;
để an ủi mọi kẻ khóc than…
Bạn có nhìn kỹ bản văn này không? Những chữ nào bạn gạch dưới?
- Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi. Bạn có gạch dưới câu này không? Bạn có biết rằng đó không phải là một câu thông thường trong hầu hết Cựu Ước không? Nó chỉ được phổ thông sử dụng sau thời lưu đầy ở Babylon, khi nó bắt đầu được sử dụng để biểu thị sự ủy quyền vì thi hành nhiệm vụ của Thiên Chúa. Êgiêkien là ngôn sứ đầu tiên đặc trưng diễn tả sứ mệnh của ông theo cách này.
- Vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi. Câu này thực sự hơi lạ trong mạch văn. Các vua thì được xức dầu, nhưng các ngôn sứ được kêu gọi. Nhưng tối thiểu có một câu truyện trong Cựu Ước mà những chữ “thần khí” và “xức dầu” có liên hệ. Hãy đọc những lời cuối cùng của Vua Đavít trong 2 Samuen 23:1-7. Ở đó, Đavít, vị vua được xức dầu, nhìn nhận rằng thần khí của Đức Chúa đã nói qua ông.
Nhân tiện, bạn có tự hỏi ai là người được tấn phong trong Isaia 61 không? Chữ “tôi” trong câu này ám chỉ đến ai? (Thực sự tác giả của bài thơ này thì không được biết, nhưng hãy xem bên dưới về chú giải thời gian và địa điểm bài này được sáng tác).
- Người đã sai tôi. Ở đây chúng ta thấy cảm nghiệm rõ ràng về sứ vụ của ngôn sứ này.
- Đem tin mừng. Câu này có thể dễ hiểu, nhất là vì phần còn lại của bản văn giúp xác định nó.
- Cho người bị đàn áp. Ai là người bị đàn áp? Một số bản Kinh Thánh dịch là “người nghèo,” là cách Đức Giêsu trích dẫn trong Tân Ước. Bản New American Bible dịch là “lowly” (thấp kém). Bản New English Bible dịch là “humble” (khiêm tốn). Các học giả ý thức rằng tuy chữ Hebrew nguyên thủy có nghĩa là nghèo về vật chất, sau này trong lịch sử Ít-ra-en nó lại có nghĩa “khiêm tốn” hay “đạo đức”, và điều này có thể giải thích cho cách dịch của New English Bible. Nhưng trong câu nói của Đức Giêsu, được trích trong Phúc Âm Luca, hiển nhiên Người nhớ đến cách sử dụng ban đầu. Tác giả Isaia 61 có lẽ cũng vậy.
- Để băng bó tấm lòng tan nát. Đây là một câu lạ. Khi kiểm lại trong sách các đề mục, nó có thể dẫn bạn đến Thánh Vịnh 147:3, có thể đó là một chú giải hữu ích. Hiển nhiên Isaia ám chỉ đến việc chữa lành các vết thương của tâm hồn.
- Để công bố tự do cho kẻ bị giam cầm. Những ai bị giam cầm? Các nhà chú giải nói rằng đây là một cách thường dùng trong Cựu Ước để ám chỉ đến Năm Hồng Ân được diễn tả trong Lêvi 25. Cũng còn có một số sử dụng câu này trong Cựu Ước để diễn tả việc phóng thích các nô lệ (xem Giêrêmia 34:8-9). Người ta có thể mường tượng ra sự ngạc nhiên của những người nghe Đức Giêsu nói (Luca 4:16-30) khi Người trích dẫn đoạn văn này trong hội đường ở Nagiarét và nói với họ là thời kỳ ấy đã đến!
- Và phóng thích các tù nhân. Ở đây ai bị cầm tù? Có phải nó ám chỉ đến việc trả tự do cho các tội phạm? Qua câu trước về Năm Hồng Ân có lẽ đây là một ám chỉ đến những ai bị tù vì nợ – là những người mà hy vọng duy nhất được thả là được một bà con trả nợ. Phải ngồi tù vì nợ là một vấn đề phổ thông trong thời của Đức Giêsu.
- Để công bố một năm hồng ân của Đức Chúa. Một số nhà chú giải Tân Ước coi đây là một gợi ý về đấng mêsia khi câu này được trích lại trong Luca.
- Ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta. Chữ “báo phục” ở đây thì lạ tai. Nó dường như không phù hợp với phần còn lại, nhất là câu cuối. Một số bản dịch đã sửa lại vì chữ này xuất phát từ gốc Hebrew có nghĩa cứu thoát hay giải phóng. Bản New American Bible dịch là “vindication” (minh oan). Điểm nhấn mạnh ở đây là sự giải thoát của Thiên Chúa mà, nói cho cùng, đó là tin mừng mà ngôn sứ được giao cho công bố.
- Để an ủi mọi kẻ khóc than. Câu này làm sáng tỏ rằng đó là tin mừng vì sự thương xót của Chúa đang được công bố.
Hy Vọng Cho Những Người Lưu Đầy?
Một phân tích đầy đủ về khung cảnh lịch sử mà từ đó bản văn này xuất phát cho thấy thông điệp về sự an ủi và hy vọng rõ ràng hơn. Các nghiên cứu mới đây gợi ý rằng đó là một trong những chuỗi bài thơ được sáng tác không lâu sau các chiến thắng ban đầu của Cyrus vua Ba Tư trong thế kỷ thứ sáu TTL. Các tin tức về cuộc chiến thắng này đã làm người Ít-ra-en lưu đầy phấn khởi, họ hy vọng người Babylon đang bắt giữ họ sẽ bị đánh bại.
Nếu gợi ý này đúng, các ẩn dụ và ám chỉ thì diễn tả một thông điệp về việc Thiên Chúa giải thoát người Ít-ra-en lưu đầy. Những ám chỉ đến điều đó như Năm Hồng Ân và phóng thích khỏi tù vì nợ sẽ ngay lập tức được độc giả Ít-ra-en hiểu là các ẩn dụ nói về lời hứa khôi phục lại Giêrusalem yêu dấu của họ.
Những Chữ và Những Câu: Một Cái Nhìn Cặn Kẽ Hơn
Không phải mọi chữ của bản văn đòi hỏi một sự điều tra sâu rộng. Nhiều chữ sẽ dễ hiểu ngay khi đọc qua. Nhưng một số chữ và câu nào đó phải được bạn chú ý bất cứ lúc nào nghiên cứu Kinh Thánh.
- Tên riêng. Nhiều tên riêng là ký hiệu, trong khi một số tên khác có thể hơi mơ hồ. Thí dụ, trong Sáng Thế 4:16 chúng ta được bảo rằng Cain, sau khi bị Thiên Chúa phạt, đã đi đến cư ngụ ở vùng đất Nod. Sự mỉa mai của đoạn văn sẽ bị bỏ qua nếu độc giả không biết rằng tên “Nod” có nghĩa “lang thang” hay “vô gia cư”.
Một câu sau đó chúng ta được bảo rằng Cain có một con trai và xây một thành phố, cả hai được đặt tên là “Enoch”. Khi bạn biết là tên Enoch có nghĩa “một bắt đầu mới”, điểm đưa ra được thấy rõ.
Trong Luca 16:19-31 là dụ ngôn duy nhất về một người có tên: La-gia-rô là một người tuyệt vọng và bơ vơ. Khi bạn biết rằng tên của ông là chữ tắt của El-azar trong tiếng Hebrew và tên đó có nghĩa “người mà Thiên Chúa giúp đỡ,” dụ ngôn này có một ý nghĩa mới.
- Các thành ngữ. Mọi ngôn ngữ có mầu sắc và những thay đổi từ việc sử dụng các thành ngữ. Sự hiểu lầm chúng khi dịch có thể gây ra nhiều khó khăn cho độc giả Kinh Thánh. Thí dụ, trong Sáng Thế 29:30-31 chúng ta đọc:
Gia-cóp cũng ăn nằm với Ra-khen, và nó yêu Ra-khen hơn Lê-a…
Khi ĐỨC CHÚA thấy Lê-a bị ghét, Người mở lòng dạ của bà, nhưng Ra-khen thì hiếm muộn.Ngay cả không kể đến sự kiện là ngày nay không còn tục đa thê, đoạn này đường như xa lạ với chúng ta vì câu Gia-cóp ghét Lê-a. Nó trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta được biết rằng người Hebrew thường nói lên sự ưa thích của mình bằng cách kèm theo đó một câu trái ngược tuyệt đối. Để nói rằng bạn yêu người này hơn người kia, bạn nói rằng bạn yêu người thứ nhất và ghét người thứ hai.
Có lẽ bây giờ bạn sẽ hiểu câu nói thật bối rối của Đức Giêsu:
Ai đến với tôi và không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và ngay cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. (Luca 14:26)Đức Giêsu nói về sự ưu tiên, chứ không phải cảm xúc. Có thể bạn so sánh với ấn bản của Mátthêu về lời này trong 10:37. Đó là một hình thức dễ hiểu bởi các độc giả ngoài Do Thái.
- Lối Nói Tượng Hình. Trong Thánh Vịnh 18:2 nói về Thiên Chúa như
núi đá của con, nơi con trú ẩn …
Mới thoạt nhìn, ẩn dụ này dường như ám chỉ đến Thiên Chúa như một nền vững chắc hay bất di dịch, trên đó chúng ta có thể dựa vào đời sống của chúng ta. Dù ý tưởng này hấp dẫn thế nào, có lẽ nó không có nghĩa giống như lối nói tượng hình này.Nhận biết điều này, một số học giả Cưu Ước chọn cách dịch câu này như sau:
Núi đá hiểm trở của con nơi con trốn tránh…Ở đây sự ẩn dụ dường như là một ám chỉ đơn sơ đến vùng núi xa xôi có thể là nơi trú ẩn cho bất cứ ai tìm cách trốn tránh. Thật vậy, đó chỉ là một phần. Nhưng dường như ẩn dụ này cũng phát sinh từ việc trốn tránh các chiến xa của các vua người Cana mà các kỵ binh của ông chỉ có thể hoạt động ở vùng đồng bằng. Núi đá hiểm trở thành nơi trốn tránh các đoàn kỵ binh và chiến xa.
Các lối nói tượng hình khác cũng không kém mầu sắc, nhưng có lẽ ít hiểu được bởi các độc giả ngày nay. Trong Gioan 4:10 Đức Giêsu hứa ban cho người phụ nữ Samari nước “sống động”. Độc giả thường quên hai người tham dự ở đây bởi vì họ không quen với hình thái tu từ. Trong thời xưa, người ta nói đến nước luân chuyển là “sống động” để phân biệt với nước đọng trong hồ hay trong giếng. Phụ nữ này cho rằng đó là điều Đức Giêsu cung ứng cho bà cho đến khi Người nói về nước “sống động” trong một ý nghĩa thật khác biệt.
Các ẩn dụ, so sánh và các lối nói tượng hình khác thì đầy dẫy trong Kinh Thánh. Nhiều cái có ý nghĩa từ những hoàn cảnh mà chúng ta không còn nhận biết và vì thế đáng được thận trọng nghiên cứu.
- Các chữ then chốt, các tượng ý. Trong nhiều bản văn có những tượng ý hay chủ đề đóng một vai trò chính yếu trong điều được nói đến. Trong một vài Thánh Vịnh (thí dụ 1, 19, 94, 119), có những bài ca ngợi Lề Luật. Hiển nhiên, việc hiểu được chúng thì tùy thuộc vào sự sáng sủa về ý nghĩa của chữ “lề luật”. (Nó không tương đương với chữ “luật” ngày nay; nó gần với những chữ “truyền thống” hay “giảng dạy” của chúng ta).
Trong cùng phương cách, chủ đề của 1 Côrintô 13 là tình yêu, một ý niệm có ý nghĩa đặc biệt đối với ông Phaolô, và chúng ta phải hiểu nó nếu chúng ta muốn đọc chương đó một cách rõ ràng. Trong nền văn hóa Địa Trung Hải ngày xưa, ý nghĩa của nó thì gần với nhận thức về “trung thành với nhóm.” Chắc chắn nó không liên quan gì đến đám cưới, là khung cảnh mà chúng ta thường nghe chữ đó ngày nay.
Dĩ nhiên không phải mọi bản văn đều có những chữ then chốt hay tượng ý, nhưng nếu có thì phải thận trọng lưu ý.
- Những chữ đầy tính cách thần học. Nhiều chữ trong Kinh Thánh có sức nặng thần học nhiều hơn. Chúng đáng được lưu ý không chỉ vì tầm quan trọng, nhưng còn vì phong phú hóa sự hiểu biết của chúng ta khi có cái nhìn mới.
Người ta chỉ cần nghĩ đến các từ như “cứu độ” hay “tội” thì cũng hiểu được điểm này. Cả hai từ này được sử dụng trong nhiều cách khác nhau bởi các tác giả Kinh Thánh, các phương cách dễ bị che khuất bởi sự quá quen thuộc của chúng ta với các chữ ấy trong sự thảo luận thần học.
- Những chữ hay câu không rõ ràng. Một số chữ hay câu Kinh Thánh dễ lướt qua môi miệng chúng ta mà không thực sự hiểu được sự quan trọng của nó. Có phải mọi độc giả ngày nay biết rằng câu “phóng thích các tù nhân” là một ám chỉ đến Năm Hồng Ân không?
Cũng có nhiều chữ trong từ vựng Kinh Thánh thì không còn được dùng. Chữ “righteousness” (công chính) là một thí dụ. Nó không còn là một phần trong ngôn ngữ hàng ngày đối với hầu hết dân chúng, nhưng nó lại phổ thông trong Kinh Thánh. Nó có những ý nghĩa tinh tế vượt trên các ý nghĩa luân lý thông thường ngày nay, và vì thế nó đáng được xem xét như mới.
Thông thường, các chữ và số trong Kinh Thánh có tầm quan trọng về biểu tượng. Có những lúc các ám chỉ lịch sử được làm thành bởi chúng, mà độc giả ngày nay không để ý.
CÁC CHỮ QUAN TRỌNG
Phần lớn ngôn ngữ Kinh Thánh được rút ra từ kho dự trữ đời sống hàng ngày, mà nó rất khác biệt với bây giờ. Những điều này và các yếu tố khác có thể làm cho ngôn ngữ dễ hiểu với độc giả đầu tiên thì lại trở nên khó hiểu cho chúng ta. Bởi thế những chữ và câu của từng bản văn được xem xét phải được nhìn với đôi mắt mới, tìm kiếm những sắc thái và sự phong phú xuất phát từ hoàn cảnh mà trong đó chúng được dùng ngay từ đầu. Trong nỗ lực này, các sách dẫn, tự điển Kinh Thánh và sách chú giải thì rất hữu ích.
Việc nghiên cứu những chữ và câu được các văn gia Kinh Thánh sử dụng là một trong những phương cách bổ ích nhất để phong phú hóa sự hiểu biết của chúng ta về một bản văn. Đó là một dụng cụ quan trọng trong nỗ lực mở rộng kho dự trữ hiểu biết chung với các độc giả Kinh Thánh đầu tiên. Sự cảnh giác chính cần được lưu ý là một trong những điều mà chúng ta đã bắt đầu: những chữ có nghĩa trong các câu, không được tách rời . Như vậy, câu hỏi của chúng ta không phải là “Chữ này có nghĩa gì?” Nhưng phải là “Khi được sử dụng bởi văn gia này trong cách đặc biệt này thì chữ này có nghĩa gì?”
CHƯƠNG VIII – ĐƯA TẤT CẢ LẠI VỚI NHAU
Sơ Lược
Chúng ta đã học qua một chuỗi các phương sách mà có thể giúp chúng ta mở rộng kho dự trữ cảm nghiêm chung với các tác giả Kinh Thánh và thế giới của họ. Chính cảm nghiệm chung giúp người ta hiểu được nhau.
Mục tiêu của chúng ta trong những học hỏi này là để hiểu những gì bản văn muốn nói với các độc giả đầu tiên. Nhưng điều đó được thực hiện không chỉ như một bài học lịch sử. Nó được thực hiện để chúng ta có thể hiểu được điều nó muốn nói. Hiểu được ý nghĩa của một bản văn vào thời xưa thì có thể giúp chúng ta hiểu thông điệp của nó rõ hơn trong thời đại của chúng ta.
Tổng hợp tất cả các phương sách này vào việc nghiên cứu một bản văn Kinh Thánh sẽ chuẩn bị chúng ta thấy được tầm quan trọng của Kinh Thánh đối với cộng đồng đức tin ngày nay.
Giới Thiệu Phương Sách
Đã đến lúc đưa tất cả những gì chúng ta đã học vào một bản văn độc nhất. Làm như thế là đem cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về phương pháp chúng ta đang sử dụng và đồng thời cho thấy những gì có thể học hỏi được từ cách bản văn nói với tình cảnh nguyên thủy mà từ đó nó xuất phát.
Tuy nhiên, trước khi khởi sự, chúng ta cần tự nhắc nhở rằng việc nghiên cứu cặn kẽ lịch sử của Kinh Thánh thì không chấm dứt ở đó. Nếu chúng ta ngừng ở ý nghĩa trước đây của bản văn, và không bao giờ tự hỏi nó có ý nghĩa gì với chúng ta ngày nay, chúng ta không biết được gì nhiều hơn là một bài học lịch sử. Do đó, trong chương này, khi thử đưa các khả năng mới vào việc làm, điều đó phải được coi là một sự cần thiết, nhưng là bước sơ khởi trong việc Giáo Hội sử dụng Kinh Thánh. Ích lợi thực sự sẽ xảy đến khi chúng ta cho phép những gì học hỏi được về bản văn sẽ lên tiếng nói với đời sống chúng ta ngày nay.
Bản văn chúng ta chọn để nghiên cứu toàn diện là câu trả lời của T. Phaolô cho tín hữu thành Côrintô về những vấn đề xảy ra trong các bữa ăn chung. Lý do chúng ta chọn bản văn này vì nó không chỉ cho thấy tất cả những gì chúng ta đang học hỏi trong một phương cách toàn diện, nhưng còn vì nó tiêu biểu cho những khó khăn của một giáo đoàn tiên khởi mà rất giống với nhiều điều đang xảy ra trong Giáo Hội ngày nay. Như thế nó là một bản văn vừa đem lại ích lợi của việc nghiên cứu lịch sử và còn cả ý nghĩa thần học mà chúng ta có thể áp dụng vào đời sống ngày nay. Cách tiếp cận của chúng ta trong chương này sẽ sử dụng, lần lượt, từng phương thức mà chúng ta đã học, khởi sự với phạm vi rộng hơn, khung cảnh lịch sử, và kết thúc với tiêu điểm hẹp hơn, những chữ và câu thực sự của bản văn này.
1 Côrintô 11:17-34: Khung Cảnh Lịch Sử
Nguyên thủy Côrintô là một thành phố Hy Lạp quan trọng tọa lạc ở một vịnh chiến lược gần eo biển phân chia vùng đất Hy Lạp với Peloponneus về phía nam. Nó bị tiêu hủy bởi người La Mã năm 146 TTL và vẫn đổ nát cho đến khi được tái khám phá bởi Julius Caesar năm 44 TTL. Những chữ khắc trên đá tìm được trong các cuộc đào xới cho thấy phần đông dân chúng là người nói tiếng Latinh, nhiều người đến từ nước Ý, cùng với họ là những người Hy Lạp và pha trộn với những người Địa Trung Hải. Ở đó còn có một thành phần dân số quan trọng là người Ít-ra-en. (Những đào xới ở vùng này tìm thấy một đà ngang cánh cửa mang dòng chữ Hy Lạp: “Hội Đường Người Hebrew”).
Một phần nhờ vị thế chiến lược, Côrintô mau chóng trở nên một thành phố phồn thịnh. Nó trở nên thủ phủ của tỉnh Achaia người La Mã và, trong thời của ông Phaolô, nó là thành phố lớn hàng thứ tư của đế quốc này. Nó nổi tiếng là suy đồi luân lý một phần là vì sự lan tràn của các giáo phái thờ thần sinh sản. Nhưng chắc chắn rằng phần lớn tiếng xấu của Côrintô được tô điểm thêm bởi các thông tin tuyên truyền từ một thành phố đối thủ là Athens.
Hoạt động của ông Phaolô ở Côrintô được tường thuật trong Công Vụ 18 (đọc Cv 18:1-17). Khi đến đó ông bắt đầu rao giảng Phúc Âm của Chúa Kitô với sự trợ giúp của các Kitô Hữu người Giuđê (Priscilla và Aquila), là những người đã đến Côrintô từ Rôma, có lẽ vì hậu quả của một sắc lệnh của hoàng đế Claudius (49 TL) để trục xuất người Giuđê ra khỏi thủ đô Rôma. Cũng như ông Phaolô, Priscilla và Aquila là thợ làm da thuộc, và không hồ nghi là nhờ sự giới thiệu của họ mà ông Phaolô có thể lên tiếng với giáo đoàn trong hội đường ở Côrintô.
Sau khi được sự tham gia của hai ông Xila và Timôthê, ông Phaolô thấy mình xung đột với những người lãnh đạo hội đường ở Côrintô. Sự xáo trộn này đưa đến hậu quả cho ông Phaolô là vừa bị thất bại trong phiên tòa trước thống đốc Rôma là Gallio (giữ chức vụ trong 51-52 TL) và sau cùng vừa phải rút lui khỏi hội đường.
Chứng cớ này gợi ý rằng những người trở lại Kitô Giáo ở Côrintô phần đông từ thành phần dân chúng nghèo, ít học, và không có thanh thế trong xã hội. Trong 1 Côrintô 1:26, ông Phaolô nhắc nhở độc giả của ông về quá khứ của họ:
Không nhiều người trong anh em là khôn ngoan theo tiêu chuẩn người đời, không nhiều người có quyền thế, không nhiều người bẩm sinh quý tộc.
Chắc chắn rằng một số người trong giáo đoàn này là nô lệ, nhưng có lẽ nhiều người là thợ công nhật và làm công – là những người sống trong tình trạng tệ hơn người nô lệ.
Tuy nhiên, nếu chúng ta đọc kỹ đoạn văn này, điều hiển nhiên là khi ông Phaolô nói “không nhiều người” từ giai cấp có đặc quyền, có nghĩa tối thiểu có một ít người. Đâu đó chúng ta biết về Erastus, ông là thủ quỹ thành Côrintô, một chức vụ chỉ được nắm giữ bởi tầng lớp giầu có. Những người khác hiển nhiên có những ngôi nhà to đủ để chứa toàn thể giáo đoàn. Chloe, được nhắc đến trong 1:11, có lẽ là một phụ nữ giầu có. Crispus, trưởng hội đường là người đi theo ông Phaolô, và có lẽ Sosthenes cũng thế, (xem Cv 18:17) họ phải được kể trong nhóm thượng lưu này. Nhưng những người như thế chỉ là một thiểu số nhỏ bé trong các giáo đoàn Kitô Hữu thời tiên khởi.
Như chúng ta sẽ thấy không lâu, sự tương giao giữa người có đặc quyền và người nghèo là nguồn khó khăn rất lớn cho giáo đoàn ở Côrintô. Những bất hòa nảy sinh quanh các người lãnh đạo chính trong giáo đoàn thì rất rõ trong những nhận xét của ông Phaolô trong 3:1-23. Các người chú giải thường coi các bất hòa này như bắt nguồn từ những khác biệt có tính cách thần học mà nó tạo nên sự trung thành bè phái đối với những người lãnh đạo có ảnh hưởng (xem 1:10-16). Nhưng có lẽ nhiều hơn thế. Trong thư này có một bằng chứng hiển nhiên rằng sự chia rẽ quyết liệt trong giáo đoàn thì chính yếu hiện diện trong những người giầu có và quyền thế.
Cũng quan trọng để biết là trong giai đoạn hình thành Giáo Hội này, các nhóm nhỏ gặp nhau hàng ngày để ăn chung. Vì một số là phần tử nghèo, có lẽ đó là những bữa ăn chính họ có được. Thức ăn và đồ uống cho những bữa ăn này thường được cung cấp bởi các phần tử khá giả trong cộng đồng, mà bữa ăn tối được tổ chức tại nhà của họ. Việc ăn chung được tiếp tục cho đến năm 112 TL khi hoàng đế Trajan cấm “ăn trong một câu lạc bộ không có giấy phép”. Pliny, một thống đốc Rôma ở Tiểu Á, cho biết rằng sau khi chiếu chỉ của hoàng đế được ban ra, Kitô Hữu bỏ bữa ăn chung buổi tối và thay vào đó họ gặp nhau ban ngày. Trong các cuộc họp ban ngày họ chỉ chia sẻ bánh và rượu trước khi từ giã để đi làm việc.
Trước khi chúng ta từ giã khung cảnh lịch sử của 1 Côrintô, cần nhận xét ngắn gọn về lý do lá thư của ông Phaolô. Chúng ta sẽ trở lại đề tài này khi tìm hiểu về bối cảnh văn hóa, nhưng bây giờ chúng ta phải nhận xét rằng 1 Côrintô không phải là lá thư đầu tiên ông Phaolô viết cho giáo đoàn xáo trộn này (xem 5:9). Nó cũng không phải lá thư cuối. Tối thiểu có bốn lá thư (xem 2 Cor 2:3, nó không ám chỉ đến 1 Cor) trong việc trao đổi thư tín, được xen kẽ trong vài lần ông Phaolô đến thăm thành phố này. Trong các cuộc viếng thăm, nhiều điều thường không xảy ra cách tốt đẹp (Đọc Công Vụ 20:1-3, 2 Côrintô 2:1-4 và 13:1).
Dường như ông Phaolô là người nhận thư và được thăm viếng từ Côrintô (Đọc 1 Cor 1:11, 7:1 và 16:17-18). Như thế việc trao đổi thì hai chiều: các thư và cả lời báo tin giữa hai phần tử. Ở đâu đó giữa sự trao đổi này, có lẽ cuối mùa đông 54 TL hay đầu xuân 55, ông Phaolô đã viết 1 Côrintô (có lẽ từ Êphêsô). Thư được viết để trả lời cho những thắc mắc bằng thư hay lời báo cáo về nhiều bất hòa trong giáo đoàn Côrintô. Ông Phaolô viết để giải quyết nhiều khó khăn nghiêm trọng đang xâu xé cộng đoàn này.
Bối Cảnh Văn Hóa
Trong chương về tầm quan trọng của bối cảnh văn hóa, chúng ta đã nhìn kỹ đến sự tương quan giữa cuộc tranh luận hay động lực của một bản văn và những gì đi trước hay theo sau đó trong một dòng tư tưởng. Chúng ta phỏng đoán rằng các tác giả Kinh Thánh đã đặt các bản văn này ở những chỗ có lý do rõ ràng, và sự rõ ràng đó có thể giúp chúng ta hiểu vai trò của một bản văn nào đó trong dòng tư tưởng của tác giả. Chúng ta cũng đã thấy thành phần khán giả mà một cuốn sách được viết cho họ cũng đóng một vai trò chính yếu cho thấy cách tác giả đã tiến hành như thế nào khi họ tiếp cận với những người này. Trong bản văn của 1 Côrintô, bối cảnh văn hóa và cả cách tác giả cân nhắc dòng tư tưởng của mình đối với thành phần khán giả rõ rệt thì rất quan trọng. Trước hết hãy nhìn lại dòng tư tưởng của Phaolô (đọc 1 Côrintô 11:17-34).
Các chương 7 – 14 phần lớn là những câu trả lời của ông Phaolô cho những thắc mắc về lối sống trong giáo đoàn Côrintô. Dòng tư tưởng của đoạn dài này thì dễ hình dung:
Các câu hỏi về hôn nhân và độc thân | 7:1-40 |
Thịt dâng cúng các tà thần | 8:1-13 |
Ông Phaolô bảo vệ tư cách tông đồ của ông |
|
Thịt dâng cúng các tà thần | 10:1-11:1 |
Phụ nữ cầu nguyện và nói tiên tri khi thờ phượng | 11:2-16 |
Gây gổ trong các bữa ăn chung | 11:17-34 |
Các ơn huệ thiêng liêng và trật tự trong thờ phượng | 12:1 – 14:40 |
Như bạn thấy, nếu chúng ta đặt riêng phần ông Phaolô bảo vệ tư cách tông đồ của ông, phần còn lại của 1 Côrintô gồm những trả lời của ông Phaolô đối với các vấn đề nghiêm trọng trong giáo đoàn Côrintô. Như thế, chúng ta không được coi các vấn đề bữa ăn chung là vấn đề duy nhất làm xáo trộn cộng đoàn này. Các vấn đề thì nhiều và nghiêm trọng và không hồ nghi là có liên quan đến thần học và cả xã hội. Nhìn kỹ đến thành phần khán giả mà ông Phaolô gửi các nhận xét của ông sẽ giúp sáng tỏ điều đó.
Trong 7:1, ông Phaolô mở đầu,
Bây giờ về những vấn đề mà anh em đã viết…
Những câu sau đó là một chuỗi trả lời cho những câu hỏi về hôn nhân được đặt ra bởi tín hữu Côrintô. Hơn nữa, câu ngắn “Bây giờ về…,” được lập lại khi ông Phaolô thay đổi đề tài (xem 7:25, 8:1, 12:1, 16:1). Mỗi phần trong thư mà mở đầu theo cách này thì dường như là câu trả lời cho một lá thư hơn là một lời dò hỏi. Hơn nữa, câu trả lời cho những câu hỏi này dường như nhắm đến các vấn đề và các thái độ rõ rệt của nhóm có quyền (nhóm có học để có thể gởi thư cho ông Phaolô).
Chương 8 về việc ăn thịt đã được dâng cúng cho tà thần, là một thí dụ tốt. Nó mở đầu, “Bây giờ về thịt được dâng cúng cho các tà thần…” Câu hỏi ở đây dường như về việc Kitô Hữu có được ăn thịt mà đã dâng cúng trong một buổi lễ của dân ngoại. Có lẽ người giầu thường ăn thịt nên không thấy lý do liên quan đến việc thờ cúng các tà thần. Ngược lại, người nghèo thường chỉ ăn thịt trong những dịp lễ của dân ngoại, mà sau đó thịt được phân phát miễn phí. Chính lương tâm người nghèo bị xâm phạm bởi Kitô Hữu ăn thịt. Vì lý do đó ông Phaolô phải viết cho người giầu và bày tỏ sự lưu tâm về lối đối xử của họ với anh chị em nghèo.
Các phần khác của 1 Côrintô dường như để giải quyết các vấn đề được báo cáo cho ông Phaolô qua lời nói. Cuộc thăm viếng của người nhà ông Chloe đem theo các báo cáo về những bất đồng. Cuộc viếng thăm của Stephanas, Fortunatus và Achaicus (16:17-18) có lẽ cũng giống vậy, thêm vào sự hiểu biết của ông Phaolô về vấn đề này. Bản văn chúng ta chọn để nghiên cứu, 11:17-34, có lẽ là một trả lời cho những lời báo cáo như thế. Hãy nhận xét cách ông Phaolô mở đầu:
Để mở đầu, vì khi anh em đến với nhau như một giáo đoàn, tôi nghe rằng có những chia rẽ trong anh em… (11:18)
Vì các bài báo cáo dường như xuất phát từ nhóm có quyền, và vì những lời báo cáo chắc chắn đến từ nhóm nghèo, bản văn trong 11:17-34 có thể là những lời than phiền (Tôi nghe…) từ những Kitô Hữu nghèo đến thăm ông Phaolô. Tuy nhiên, sự than phiền của họ là về lối đối xử của người giầu, như thế chính đối với người giầu (người có thể đọc thư của ông) mà bản văn được viết ra để trả lời. Như vậy, khán giả sẽ là Kitô Hữu giầu trong giáo đoàn Côrintô, dù ít, là những người gây ra khó khăn. Chính nhóm vô cảm này, người có đặc quyền mà lối đối xử của họ được ông Phaolô bày tỏ sự lưu tâm.
Thể Văn
Mới thoạt nhìn, dường như nó không quan trọng vì bản văn thuộc về một lá thư. Hình thức này thì phổ thông ngày nay, và chúng ta đã cảm thấy rằng nó phải được dẫn giải phù hợp. Tuy nhiên, tối thiểu có một vài đặc điểm của các lá thư cổ đáng được để ý.
Với sự khám phá ngày nay về nhiều tài liệu giấy cói trong giai đoạn này, sự hiểu biết của chúng ta đã gia tăng đáng kể về các hình thức thư của người Hy Lạp và Rôma. Bây giờ chúng ta biết rằng nhiều hình thức chào hỏi và kết thúc trong các thư Tân Ước thì được sử dụng phổ thông trong đế quốc La Mã trong giai đoạn đó. Lời mở phổ thông nhất là chữ Hy Lạp đơn giản, chairein, có nghĩa “hân hoan.” Nó được dịch là “lời chào hỏi” trong Giacôbê 1:1. Các cách khác bao gồm lời cầu nguyện cho sức khỏe của người đọc (2 Gioan 1:2), nhớ đến người nhận thư trong lời cầu nguyện (Philípphê 1:3-4), hoặc cảm ơn người đang được đề cập (2 Thêxalônica 1:3).
Tuy nhiên, ích lợi nhất cho chúng ta là cách thông thường cho biết sự khẩn trương trong bất cứ thông tin thư từ nào là câu mở đầu “Tôi khẩn cầu với anh em…” Đây chính là cách ông Phaolô nói với Kitô Hữu Côrintô trong 1 Cor 1:10. Hình thức này giúp chúng ta hiểu được ý thức khẩn trương mà ông Phaolô đã viết trong đó.
Cấu Trúc
Bây giờ chúng ta đã nhìn đến bản văn đặc biệt mà chúng ta chọn để nghiên cứu. Tuy nhiều bản văn sẽ không có các khuôn mẫu cấu trúc đáng để ý, 1 Côrintô 11:17-34 thì khác. Việc nghiên cứu cặn kẽ ở đây sẽ giúp chúng ta hiểu được vừa bản chất của vấn đề và cả cách trả lời của ông Phaolô.
Bạn nhớ rằng cách chúng ta tiến hành việc nghiên cứu cấu trúc là vạch ra những câu chính trong bản văn để nhìn thấy các đơn vị tư tưởng. Có lẽ trước hết bạn hãy thử; sau đó chúng ta có thể so sánh những gì chúng ta tìm thấy.
ĐẠI CƯƠNG CỦA 1 CÔRINTÔ 11:17-34
——————————————————-
——————————————————
——————————————————
——————————————————
Bạn khám phá thấy những gì? Đây là một đại cương sẽ giúp chúng ta nhìn thấy điểm chủ yếu:
Tường thuật về sự bất hòa | 11:17-19 | |
Sự gián đoạn của bữa ăn chung | 11:20-22 | |
Truyền thống nhận được về Tiệc của Chúa | 11:23-26 | Phần Chính |
Các hậu quả của việc gây gỗ | 11:27-32 | |
Lời khuyên của ông Phaolô | 11:33-34 |
Điều hiển nhiên từ đại cương ở trên là ông Phaolô đã giới thiệu truyền thống nhận được về bữa Tiệc của Chúa vào giữa lời quở trách của ông với các Kitô Hữu ưa gây gỗ về bữa ăn của họ. Câu hỏi là: Tại sao? Tại sao ông Phaolô cảm thấy cần nhắc cho dân Côrintô nhớ về sự dạy bảo ông từng nói với họ (“điều tôi cũng đã truyền lại cho anh em”) về bữa Tiệc của Chúa?
Câu trả lời được thấy trong các câu 20-21. Từ các báo cáo về mối bất hòa này, ông Phaolô đã kết luận rằng một số phần tử của cộng đoàn coi bữa tiệc không phải là của Chúa, nhưng là của chính họ. Họ coi thực phẩm và rượu như thể họ có quyền kiểm soát trên đó vì nó thuộc về họ, như thể họ có quyền ăn uống thỏa thích. Ông Phaolô nhắc họ rằng thực phẩm đem đến cộng đoàn thì không còn là sở hữu của người tặng; nó là của Chúa – và như thế của cộng đoàn.
Sự phân tích cấu trúc ngắn này cho chúng ta thấy rằng ngay giữa sự tranh luận ông Phaolô đã viện dẫn một truyền thống mà ông nhận được. Với ông, điều đó dứt khoát. Điều ông lưu tâm là truyền thống về Chúa Giêsu mà nó phải định đoạt về lối đối xử của Kitô Hữu sau này – là điều đáng suy nghĩ khi chúng ta đối phó với những quyết định trong thời đại của chính chúng ta.
Những Chữ và Câu
Có nhiều chữ và câu trong bản văn này cần nghiên cứu kỹ trong một cắt nghĩa đầy đủ lời phê bình của ông Phaolô. Tuy nhiên, để việc này đừng quá phức tạp, quy tắc hướng dẫn của chúng ta sẽ tập trung đến điều có thể chưa được sáng tỏ trong công việc chúng ta làm cho đến bây giờ.
- … tôi tin điều ấy có phần nào đúng (c. 18). Ông Phaolô nghe biết về những chia rẽ và lối đối xử tệ hại gây ra điều đó, và một số hạn chế về những gì ông đã nghe. Có phải các lời báo cáo này là từ các phần tử nghèo, ít học của cộng đoàn? Nhưng khi ông Phaolô trả lời, ông rõ ràng nói đến nhóm khác: giới thượng lưu học thức.
- … ở đó phải có những bất hòa … vì chỉ có như thế thì mới rõ ai trong anh em là chân thật (c. 19). Chữ cuối của câu này có thể dịch là “nổi bật”. Với ông Phaolô, những chia rẽ làm sáng tỏ một số điều. Tại sao ông Phaolô lại nghĩ những chia rẽ thì không thể tránh được, câu này hơi lúng túng. Dường như ông không chỉ cam chịu. Hầu như thể ông tin rằng chúng cần thiết để tách biệt lúa với trấu.
- … khi anh em đến với nhau (c. 20). Ẩn ý hiển nhiên ở đây là công việc này bao gồm một bữa ăn thường (xem lời nhận xét về các bữa ăn thường ngày) cũng như các hành động tượng trưng với bữa Tiệc của Chúa. Trong khi một số nhà chú giải không đồng ý về sự liên quan giữa hai điều này, việc ông Phaolô sử dụng truyền thống nhận được trong sự tranh luận hiển nhiên ám chỉ rằng, với ông toàn thể công việc này phải được coi như của Chúa.
- … và mỗi người trong anh em lo bữa ăn riêng của mình trước, và kẻ thì đói và người khác lại say sưa (c. 21). Ở đây sự gây gỗ hiển nhiên được vạch ra. Một số nhà rộng lớn có đầy thức ăn và rượu. Những người khác thì nghèo và có thể vô gia cư. Nhưng bữa ăn chung này, nơi mọi người phải cùng chia sẻ, trở nên một dịp háu ăn và say sưa về phần một số người trong khi những người khác phải chịu đói.
Không khó để hình dung ra ai là người chịu đói. Ai sẽ là người xuất hiện đầu tiên tại các bữa ăn? Ai sẽ là người ngồi quanh quẩn đợi các nô lệ và công nhân đến sau cùng? Ai quyết định nhấm nháp thức ăn và thử rượu trong khi chờ đợi? Và ai đến khi mọi sự không còn?
- Cái gì! Anh em không có nhà để ăn uống sao? (c. 22). Chúng ta đã nhận xét rằng bản văn này được nói với các Kitô Hữu giầu mạnh. Họ có thể ăn ở nhà nếu không thể đợi các người nghèo đến. Ở đây ông Phaolô nhắc nhở họ về sự quấy rối và thái độ vô cảm. (Cũng xem những giáo huấn của ông trong các câu 33-34).
- Hay anh em khinh dể Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của? (c. 22). Thái độ ích kỷ trong bữa ăn chung quả thật là khinh miệt nhóm. Người ta phải tự hỏi không biết giới thượng lưu có hiểu điều đó không.
“VÌ TÔI ĐÃ NHẬN LÃNH… ĐIỀU TÔI CŨNG TRAO TRUYỀN LẠI…” cc. 23-26
Đoạn này là then chốt để hiểu lời khuyên mục vụ của ông Phaolô trong chương này.
Tín hữu Côrintô cãi nhau về thức ăn và đồ uống trong các bữa ăn chung. Các phần tử giầu có cung cấp thức ăn thì ăn hết và uống rượu say sưa trước khi các phần tử nghèo xuất hiện.
Ông Phaolô đã khuyên họ thay đổi thái độ và lo cho các phần tử yếu đuối trong cộng đoàn như thế nào?
Ông Phaolô đã viện dẫn câu chuyện của Chúa Giêsu. Khi Đức Giêsu ăn với các môn đệ, họ thành lập một mối giao ước với Thiên Chúa và với nhau. Đó là ý nghĩa của bí tích này.
Sự hiểu biết của ông Phaolô về “thân thể” trong câu 24 thì được phóng đại trong câu 29 (và 12:27) ở đây ông nói với Kitô Hữu Côrintô rằng họ là “thân thể của Đức Kitô”. Trong câu 25, việc nhắc đến “chén” đã củng cố điểm này: những ai chia sẻ chén này với Đức Giêsu thì được đi vào một giao ước mới, một cộng đồng đức tin mới.
Có thể nào các bữa ăn chung của giáo đoàn Côrintô có ý nghĩa kém hơn không? - … trong một cách bất xứng (c. 27). Hiển nhiên ông Phaolô bực mình về sự ích kỷ và thái quá sử dụng thức ăn và rượu được dành cho cả cộng đoàn. Tuy nhiên, trái với một số nhà chú giải hiện nay về bản văn này cho rằng ông không lo lắng về sự thanh khiết tinh thần của người tham dự. Thật ra, ông bực mình về điều phàm tục hơn rất nhiều: tham lam thực phẩm và say sưa uống rượu là sử dụng những gì được dành riêng cho toàn thể cộng đồng giao ước như thể của chính họ. Thái độ đó tuyệt đối là sự chế nhạo mình và máu của Chúa Kitô.
- … mà không phân biệt thân thể này (c. 29). Đây là một câu then chốt trong toàn thể bản văn. “Thân thể” ở đây hiển nhiên ám chỉ đến Giáo Hội, Thân Thể Chúa Kitô. Ông Phaolô lý luận rằng khi ăn và uống mà không rõ ràng nhận biết cộng đồng này đó là ăn và uống án phạt cho chính mình.
Hơn thế nữa, án phạt ông Phaolô muốn nói ở đây thì chắc chắn là của con người cũng như của Thiên Chúa. Những ai tham lam thực phẩm và say sưa uống rượu sẽ tự tỏ ra kém hơn các phần tử chân thật của thân thể Chúa Kitô, họ không chỉ bị Thiên Chúa phản đối nhưng còn cả Giáo Hội nữa.
- Vì lý do này nhiều người trong anh em đau yếu và bệnh tật, và một số đã chết (c.30). Ở đây ông Phaolô không nói cách ẩn dụ. Ông muốn nói theo nghĩa đen. Trong quá khứ, một số nhà chú giải cho rằng ông Phaolô có quan điểm đôi chút thần thông về sự trừng phạt của Thiên Chúa đối với những ai phạm tội, nhưng các học giả gần đây cho rằng ông Phaolô nhắc nhở người giầu về sự đói khát và sức khỏe yếu kém hiện có trong các phần tử yếu đuối, gồm cả những người tùy thuộc vào bữa ăn này để sống qua ngày.
- … cho nên, thưa anh chị em (c. 33). Lời giáo huấn sau cùng của ông Phaolô rất giống với một phụ huynh nhắc nhở con cái hãy lịch sự ở bàn ăn. Nhưng nhận xét sau cùng của ông – … như thế khi anh chị em đến với nhau, nó sẽ không là dịp để anh chị em bị kết án – nói rõ sự trầm trọng của vấn đề này. Không gì khác hơn là đặc tính của của một cộng đồng Kitô Hữu, là Thân Thể Đức Kitô, bị nguy hiểm. Ông Phaolô tin rằng sự hợp nhất của cộng đồng Kitô Hữu thì vượt trên sự giầu có và giai cấp bởi vì đó chính là thân thể của Chúa mà chúng ta cùng chia sẻ.
Đưa Tất Cả Lại Với Nhau
BẢN VĂN NÀY TỪNG CÓ Ý NGHĨA GÌ
Bắt đầu với khung cảnh lịch sử rộng lớn và đi dần vào nội dung thực sự của lời tuyên bố của ông Phaolô, bây giờ chúng ta ở trong một tư thế để tóm lược những gì bản văn này muốn nói trong hoàn cảnh này. Ông Phaolô nhận được các báo cáo từ Côrintô về những chia rẽ trong giáo đoàn mà nó đã tiêu hủy sự hợp nhất của cộng đồng này, những chia rẽ ngay trong các bữa ăn chung hàng ngày. Vị tông đồ này không thể tin được và khó chịu. Điều đặc biệt làm ông khó chịu là sự chia rẽ đi ngay vào tâm điểm của Phúc Âm: giao ước mới giữa chúng ta và Thiên Chúa và với nhau.
Câu trả lời của ông Phaolô là nhắc nhở tín hữu Côrintô rằng khuôn mẫu cho tập thể của họ và bữa ăn thì không gì khác hơn là truyền thống về bữa ăn của chính Chúa Giêsu và các môn đệ. Bữa Tiệc Ly là mô hình cho mọi bữa ăn chung chính vì nó nhắc nhở rằng chính sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu được công bố khi họ cùng ăn và uống với nhau. Điều bị đe dọa là chính Phúc Âm không hơn không kém.
Muốn tránh bị luận phạt thì phải rõ ràng nhận biết rằng cộng đoàn này là hiện thân sống động của Chúa Kitô. Với người giầu mạnh trong Côrintô, điều đó có nghĩa là hãy nhận biết các phần tử yếu kém của cộng đoàn thì không thể thiếu. Đợi các công nhân nghèo đến nơi trước khi ăn uống thì không chỉ nhận biết rằng họ cũng thuộc về cộng đoàn, nhưng còn là một nhìn nhận công khai rằng thức ăn và đồ uống được người giầu cung cấp thì không còn là của riêng họ; nó là của Chúa. Không còn thuộc về họ để kiểm soát. Vì vậy, khi chờ đợi và nhìn nhận mọi anh chị em là phần tử của cộng đoàn, họ sẽ hiểu được ý nghĩa Thân Thể Chúa Kitô thực sự là gì.
BẢN VĂN NÀY BÂY GIỜ CÓ Ý NGHĨA GÌ
Bây giờ chúng ta tự hỏi bản văn này có nghĩa gì với chúng ta trong Giáo Hội ngày nay. Sự nghiên cứu có mục đích giúp chúng ta nghe được bản văn này theo thuật ngữ riêng của nó, lắng nghe những gì nó nói với thời gian và nơi chốn đã phát sinh ra. Sau khi thi hành điều đó, chúng ta cần để bản văn này nói với chúng ta. Như thế, bây giờ bản văn này có nghĩa gì?
Có thể chúng ta không có người say rượu lễ và háu ăn trong bữa tiệc ở nhà thờ, nhưng có nhiều vấn đề tiềm ẩn trong bản văn này mà vẫn còn sống động trong Giáo Hội ngày nay. Sau đây là một vài câu hỏi sẽ giúp bạn tìm hiểu sự tương quan của đoạn này với ngày nay:
Những gì chúng ta đem vào Giáo Hội mà chúng ta muốn giữ quyền kiểm soát trên đó?
Những gì chúng ta để chia rẽ Giáo Hội theo những phương cách mà chúng vi phạm đến bản chất của Phúc Âm?
Những chia rẽ giữa Kitô Hữu giầu và nghèo xuất hiện thế nào trong giáo đoàn chúng ta ngày nay?
Chúng ta đã thất bại không để truyền thống về Chúa Giêsu hình thành lối đôi xử của Giáo Hội ở đâu?
Dĩ nhiên danh sách này có thể dài hơn nhiều. Sự nghiên cứu lịch sử chúng ta thi hành phải là một nền tảng tốt mà từ đó nhận biết các vấn đề xác thực trong bản văn này – khác với đủ mọi loại “tìm thấy” mà không thực sự có ở đó.
Một trong những ích lợi chính của loại nghiên cứu lịch sử của Kinh Thánh thì ở điểm này: Kinh Thánh xuất phát từ cảm nghiệm sống thực của những người đã từng sống ở một thời điểm và nơi chốn nhất định. Khi nhìn thấy tính chất đặc biệt, riêng tư, kiểu cách của Kinh Thánh lên tiếng với thời gian và nơi chốn riêng, điều đó đưa chúng ta trở về điểm mà sự nghiên cứu bắt đầu.
Trong nhiều phương cách, Kinh Thánh thì thật xa vời với thế giới của chúng ta. Nó được viết trong một nền văn hóa và tại một thời điểm mà chúng ta biết rất ít. Nhưng khi nghiên cứu, khi khổ công dựng lại thế giới ấy trong trí tưởng của chúng ta, Kinh Thánh lại có thể lên tiếng nói với những người bằng xương thịt giống như chúng ta. Và sau cùng chúng ta khám phá rằng Kinh Thánh cũng nói với chúng ta nữa.
KINH THÁNH – LỜI CỦA THIÊN CHÚA
Không hồ nghi gì đây là lý do cộng đồng Kitô Hữu qua nhiều thế kỷ đã gọi Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa. Kinh Thánh nói với chúng ta bây giờ, như đã nói trước đây với các độc giả đầu tiên, Kinh Thánh mời gọi chúng ta cũng như đã mời gọi họ – hãy thuộc về Chúa.