Vấn nạn các trang web tự xưng “ Báo Công Giáo “  làm nhiễu loạn thông tin Giáo hội Việt Nam

137

Vấn nạn các trang web tự xưng “ Báo Công Giáo “  làm nhiễu loạn thông tin Giáo hội Việt Nam

Hiện nay, trên hệ thống internet Việt Nam có nhiều trang web thông tin điện tử, tự xưng và mạo nhận là “Báo Công Giáo” làm nhiễu loạn  thông tin và làm đau đầu các nhà truyền thông chính thống của Giáo hội  Việt Nam

 Trong những năm trở lại đây, trên các phương tiện truyền thông hay các trang mạng xã hội chúng ta thường bắt gặp những thông tin bài viết có dẫn link từ một số website tự nhận là “Báo Công Giáo”. Tuy nhiên, bên cạnh những website chính thống vẫn còn xuất hiện nhiều các website giả mạo, không chính thống luôn ẩn chứa những tác hại lớn cho quý độc giả, dẫn đến việc lệch lạc trong tiếp nhận thông tin, thậm chí bị đánh cắp thông tin do truy cập những website này. Đồng  thời cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ quan truyền thông Công giáo chính thống  và đặc biệt là làm xấu hình ảnh Giáo hội Việt Nam

Theo ghi nhận của Công Giáo Online, hiện nay một số website có tên miền như: baoconggiao.ifo –  conggiaovn – conggiao24h – conggiao …  tất cả những trang điện tử trên không thuộc tổ chức nào của Giáo hội Việt Nam, bên cạnh đó có những trang còn mạo danh là “ Báo Công Giáo”.  Ngoài  việc đăng bài về nhà đạo, họ lợi dụng làm quảng cáo vì mục đích lợi nhuận cá nhân, làm nhiễu loạn thông tin chính thống của Giáo hội và ảnh hướng rất xấu đến truyền thông Công giáo Việt Nam.

Câu view, giật tit gây chú ý nhằm mục đích cho…  quảng cáo ?

Nhiều trang mạo danh “Báo Công Giáo” khi sử dụng lại các tin bài trên trang chính thống, rồi  tổng hợp lại và “giật tít” nhằm gây chú ý cho bạn đọc, hướng người đọc vào mục đích “phép màu” để biến người đọc thành những công cụ kiếm tiền trên quảng cáo. Cụ thể như: Đức Mẹ khóc, Đức Mẹ hiện ra trên một đám mây, Tháp Thánh Giá Đại học Luật không thể đập khá … và nhiều câu chuyện mang tính “hư cấu” tẻ nhạt. Chưa dừng lại ở đó, nhiều chủ sở hữu của trang còn “ăn mày” bạn đọc với những chiêu thức : “ủng hộ trang vì mục đích truyền bá Phúc âm” .

Những hình ảnh quảng cáo “bịp” và “mát mẻ về nội y” của google tạo hiệu ứng ngược của truyền thông mang tính Tôn giáo

Nhiều quảng cáo của google dành cho người lớn được chủ sở hữu của trang web “Báo Công Giáo” tự xưng cho phép quảng cáo rầm rổ trên trang là trực tiếp góp phần tạo tiền đề xấu cho Giáo hội.

Nhiều bạn đọc không những phẫn nộ và khó chịu khi một trang điện tử với tiêu đề “Báo Công Giáo” lại cho phép quảng cáo những thứ mang tính “bịp” người tiêu dùng và thẩm chí những hình ảnh mang tính người lớn như về nội y mát mẻ tràn ngập trên trang .fffffhhhhhhhhhhhhjjjjjjjjjjjjjjjjjj

Những quảng cáo mang tính kích dục tràn lan trên trang

Là một công dân của Giáo hội thì xin đừng làm gì mang tính “Đánh đổi” mà vô tình biến Hội Thánh thành trò hề dù đó là mục đích gì ?

Loan truyền lời Chúa qua hệ thống internet là việc không thể thiếu trong thời đại công nghệ hôm nay, đó cũng là một hành động đáp trả lời mời gọi của ĐTC Phanxico về ngày thế giới truyền thông: “Hãy dùng mạng internet để Phúc âm hóa xã hội” ( ĐTC Phanxico nói )

Những biển minh của các chủ sở hữu trang web luôn có cùng một điệp khúc là: “ Quảng cáo để nuôi sống trang web”, nhiều chủ trang web vẫn ảo tưởng và thâm độc đến mức đánh đổi cả bộ mặt Giáo hội để kiếm tiền từ quảng cáo.

Những chia sẻ trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo của một số nhỏ tu sĩ lại là tiền đề xấu cho những trang tự xưng “đục nước béo cò”

Theo một số thống kê của xã hội, vào đầu năm nay, Việt Nam có hơn 70 triệu người đang sử dụng internet, chiếm gần 70% dân số. Trong số này có 95% người dùng vào internet thông qua di động và dành hơn 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày để truy cập mạng, trong đó dành không ít thời gian vào mạng xã hội.

Những thống kê trên cho thấy mạng xã hội tuy ảo nhưng tác động đời sống thật ngày càng lớn, Với đời sống tu sĩ, mạng xã hội gần như len lỏi sâu và rất sâu vào đời tư, biến người tu sĩ thành một cái “xác không hồn” đánh mất sự sâu kín của người tu hành.

Trên đà trượt đó, một số tu sĩ lại khập khiễng với những tin mang tính một chiều, vô tình hay cố ý chia sẻ trên trang facebook, zalo của mình tạo điều kiện vẽ đường cho chuột chạy , để chủ sở hữu những trang “tự xưng” trên “đục nước béo cò”

Giáo hội Việt Nam cần có một ban truyền thông chuyên nghiệp

Công bố lời Chúa cho nhiều người được nghe và được biết là điều tốt, điều cần làm trên  sứ vụ của người môn đệ, nhưng công bố lời Chúa như thế nào lại là vến đề, người đứng trên bục giảng để công bố Phúc Âm, ( lời Chúa) không hẳn là đọc cho mình nghe, mà là đọc cho người khác nghe. Đôi lúc cũng cần đến sử khảo sát xã hội xem, cần đặt ra những giả thuyết để phân tích nhu cầu của giới trẻ ngày nay họ đang cần gì, muốn gì . . . ?

Những bài mang tính suy tư sâu của các Linh mục về cách làm người, làm công dân tốt của Giáo hội lại tỉ lệ nghịch với góc nhìn của giới trẻ. Thiếu thang đo khảo sát xã hội, có thể tạo nên hiệu ứng ngược của truyền thông

Các trang web của Giáo Phận lại mang tính  “ao nhà” nên những tin tức trên đó chỉ dành cho Giáo hội địa phương. Trang Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lại nặng về tính Thông Báo và một số tin bài chạy lại của Vatican news, đó cũng là những nguyên nhân trang web tự xưng “Báo Công Giáo” lên ngôi” câu view giật tít để … kiếm tiền từ quảng cáo.

Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, Giáo hội Việt Nam cần một bước ngoặt về truyền thông, tạo tính thời sự của Giáo hội hoàn vũ. Tin bài trên trang cũng cần nhắm đến văn phong của giới trẻ, chứ đừng dừng lại ở văn phong của người tu sĩ. làm bạn trẻ cảm thấy nhàm chán, thiếu sức cuốn hút của câu từ đã vẽ lên bức tranh lãng xẹt của gới trẻ.

Từ “Báo Công Giáo” đến luật định, chế tài của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Giáo hội Việt Nam được hiến pháp và luật pháp Việt Nam công nhận là một Giáo hội và được phép hoạt động, xét về phương diện luật pháp thì những từ mang tính danh nghĩa liên quan đến tổ chức tôn giáo, cũng được nhà nước bảo đảm và bảo vệ nếu có cá nhân tổ chức nào đó mảo danh, nên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cần có biện pháp để chấn chỉnh những trang web tự xưng “Báo Công Giáo”. Chúng tôi cũng từng liên hệ với một số cá nhân là chủ sở hữu các trang web tự xưng “Báo Công Giáo” và có đề cập đến vấn đề góp ý từ “Báo Công Giáo” ra khỏi trang web của họ, nhưng những cá nhân đó cho rằng: “luật pháp không cấm nên chúng tôi có quyền lấy từ đó” .

Để rộng đường dư luận, Công Giáo Online có cuộc trao đổi với linh mục Phêro Huỳnh Thế Vinh, hiện phụ trách kênh truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho biết:

“Các trang web tự xưng “Báo Công Giáo” là điều đau khổ nhất của Ủy Ban Truyền Thông Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vì những trang này tạo tiền đề xấu và gây nhiễu loạn thông tin chính thống của Giáo hội” .wwwwww

Lm . Huỳnh Thế Vinh – Hình ảnh từ Facebook của Lm

Linh mục Vinh cũng cho biết thêm, sắp tới kỳ họp thường kỳ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ đưa vấn nạn báo tự xưng ra hội thảo về các biển pháp phòng ngừa , chấn chỉnh những trang web mạo danh,  nhằm tạo thuận tiện trong việc truyền thông sạch tránh khỏi bị nhiễu loạn  thông tin và đề phòng xẩy ra hiệu ứng ngược của truyền thông  bởi những trang web tự xưng “Báo Công Giáo” có những quảng cáo và quyền sở hữu tác giả không lành mạnh.

( Kỳ 1 : còn tiếp )

Thiên Phước – Trần Hà

Previous articleTại sao Thánh lễ của Cha Thánh Piô đã từng kéo dài trong 3 giờ?
Next articleGiáo dục tính tự chủ – tự lập cho con cái