Được chia ít tài sản vẫn nguyện báo hiếu cha mẹ

37

Được chia ít tài sản vẫn nguyện báo hiếu cha mẹ

Cha mẹ tôi chia phần tài sản cho em trai nhiều hơn nhưng chị em tôi vẫn chuẩn bị tinh thần chăm sóc cha mẹ.

Cha mẹ tôi đã cao tuổi nhưng sức khỏe vẫn tốt. Cha mẹ đã hoàn tất việc chia tài sản cho các con trong đó phần lớn là để lại cho con trai. Em trai tôi là út, vừa thiếu kinh nghiệm sống vừa thiếu trách nhiệm con trai trưởng với cha mẹ. Chúng tôi tuy không vui trọn vẹn với phần tài sản cha mẹ chia cho nhưng cũng cảm thấy được an ủi phần nào, có một chút còn hơn không có gì. Có chút buồn, có chút trách, cũng có chút thương và cảm thông với tư tưởng cũ này của cha mẹ, mà chủ yếu là của cha.

Tuy đã được chia phần tài sản nhưng chị em gái chúng tôi bảo nhau để nguyên đó, phòng khi cha mẹ ốm đau cần chi đến tiền mà em trai vẫn thiếu trách nhiệm thì sẽ bán phần tài sản cha mẹ đã chia cho mình để lo cho cha mẹ đầy đủ. Mặt khác chúng tôi cùng nhau góp ý, bảo ban em trai thêm, mong em dần thay đổi tốt hơn, không ghét bỏ và cô lập. Thật may mắn và hạnh phúc vì cha mẹ đã lo cho các con ăn học đầy đủ, có nghề nghiệp, có thể tự kiếm sống và lo cho bản thân, cho gia đình nhỏ của mình. Cha mẹ đã sinh ra và nuôi dạy mình nên người như vậy, thật sự không đành lòng và không dám bỏ bê cha mẹ vì lý do không chia đều tài sản.

Chúng tôi còn động viên nhau rằng thật may mắn vì cha mẹ có lương hưu đủ lo cuộc sống, không phụ thuộc vào các con. Nếu cha mẹ nghèo khó như nhiều người khác, mỗi tháng các con còn phải góp tiền vào nuôi dưỡng cha mẹ nữa kia. Công đẻ, công nuôi, công cho ăn học đầy đủ để giờ mình có cuộc sống bằng với mọi người vứt đi đâu? Nếu cứ tị vào người được chia phần hơn, cha mẹ sẽ thiệt thòi và đau lòng lắm. Chăm sóc và báo hiếu cha mẹ nên xuất phát từ tấm lòng.

Mong các bậc cha mẹ hãy nhìn nhận công bằng và trao yêu thương đều cho các con. Cũng mong các con hãy nghĩ đến công sinh thành dưỡng dục nhiều hơn đến tài sản thừa kế mà bố mẹ để lại. Đến thời đại của mình, chúng ta hãy tiến bộ và văn minh hơn thời của . . .

Previous articleỞ NƠI CÙNG CỐC
Next articleBÀI HỌC TỪ ĐẠI BÀNG: THAY ĐỔI HOẶC LÀ CHẾT!