Hội chứng nghiện điện thoại thông minh dưới góc nhìn của tâm lý học

94

Hội chứng nghiện điện thoại thông minh dưới góc nhìn của tâm lý học

Hình ảnh người trẻ vừa đi đường vừa nhìn chăm chú vào chiếc điện thoại đã không còn xa lạ; ở nhà, quán cafe, trường học,.. lại càng phổ biến hơn. Nguyên nhân thực sự nào khiến điện thoại thông minh có sức hút lớn như vậy?

Camera not 8 sánh ngang iPhone 8 Plus,

Thay vì nói chuyện, chúng ta lại bấm điện thoại.

Gần đây Apple đã tung ra 3 chiếc điện thoại iPhone có kiểu dáng đẹp cùng các tính năng mới. Hàng ngàn người đã theo dõi buổi ra mắt chúng thông qua các kênh truyền thông. Việc trình làng điện thoại mới đã tạo nên một cơn bão lớn trong cộng đồng.

Vậy lý do gì khiến người ta phát điên chỉ vì các sản phẩm như thế này? Chắc chắn không phải chỉ do thiết kế đột phá hay khả năng kết nối cộng đồng. Dưới đây là 3 nguyên nhân khiến một người bị nghiện điện thoại, dưới góc nhìn tâm lý học, đăng tải trên tờ BusinessInsider.

Mở rộng bản thân

Camera not 8 sánh ngang iPhone 8 Plus,

Ý thức về bản thân được hình thành từ trong bụng mẹ. Sau khi ra đời, ý thức này phát triển rất nhanh. Đứa trẻ sơ sinh đầu tiên sẽ gắn kết với người chăm sóc chúng, sau đó là những điều chúng tiếp xúc, từ đó hình thành phần gọi là “cái tôi mở rộng”.

Theo Wiliam James, nhà tâm lý học hàng đầu thế kỉ 20, cái tôi của một người bao gồm tất cả những gì thuộc về họ, bao gồm cơ thể, tâm linh, nhà cửa, tiền bạc, gia đình. Mất đi bất cứ thứ gì cũng có thể tạo cảm giác hụt hẫng. Ví dụ điển hình là trẻ sơ sinh khóc khi mất đi núm vú hay thứ đồ chơi quen thuộc của nó do chúng đã trở thành một phần bản thân của đứa bé.

Điện thoại cũng đóng vai trò tương tự. Người dùng thường sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn khi không có điện thoại trên tay. Họ thường xuyên kiểm tra điện thoại ngay cả khi không có nhu cầu sử dụng.

Nhà tâm lý học Larry Rosen và các cộng sự tại Đại học bang California phát hiện ra rằng 51% những người sinh vào thập niên 80 và 90 có mức độ lo lắng từ trung bình đến cao khi họ không kiểm tra điện thoại trong hơn 15 phút. Tỉ lệ này giảm nhẹ còn 42% với những người sinh từ 1965 đến 1979. Nguyên nhân do thế hệ sau tiếp xúc với điện thoại nhiều hơn, nên nó trở nên quan trọng hơn đối với họ.

Gợi lại các mối quan hệ thân thiết

Camera not 8 sánh ngang iPhone 8 Plus,

Điện thoại thông minh chứa đủ các thể loại trò chơi, ứng dụng, thông báo, điều này đã trở thành một khía cạnh của bản thân người dùng.

Theo cách diễn đạt của nhà tâm thần học người Anh Donald W. Winnicott, mối quan hệ giữa công nghệ và người dùng giống như môi trường cha mẹ tạo ra khi chăm sóc con cái với đầy đủ các chức năng liên lạc, nhận biết nhu cầu, tương tác bằng mắt. Công nghệ tạo cho chúng ta một không gian mà ta có thể cảm thấy mình thật sự sống, được thỏa mãn và chơi đùa.

Khi cầm điện thoại, các cảm giác thân mật trong suốt cuộc đời được gợi lại. Não sẽ tiết ra các hoóc môn gây nghiện, khiến người dùng có cảm giác gắn kết và thân thuộc. Điều này giống như ba mẹ bế con và âu yếm nhìn vào mắt đứa bé.

Đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh sản

Camera not 8 sánh ngang iPhone 8 Plus,

Theo nhà nhân chủng học Michael Taussig, xu hướng tự nhiên của con người là sao chép, bắt chước, làm mẫu và khám phá sự khác biệt, thể hiện mong muốn bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Điện thoại thông minh giúp người dùng làm được điều này. Họ có thể chụp rồi chỉnh sửa hình ảnh, tham gia các cuộc thảo luận, tiếp cận người khác, trò chuyện qua lại. Thông qua việc tìm kiếm, người dùng trở nên hiểu biết hơn. Điều này giống như tổ tiên chúng ta khắc hình lên đá và kể các câu chuyện xung quanh đống lửa vậy.

Chính vì vậy, không có gì lạ khi 46% lượt truy cập Internet là từ điện thoại. Con số này được dự đoán là 75% vào năm 2021.

Dù điện thoại thông minh có thể bắt chước môi trường thực tế, nhưng không thể thay thế được. Người dùng có thể gặp nhiều thất vọng nếu chỉ giới hạn bản thân trong thế giới ảo trên điện thoại. Con người cần cả những mối quan hệ thực và một nơi trên thế giới ảo để khám phá, chia sẻ và vui chơi.

Previous article5 tính năng ‘ẩn’ thú vị trên smartphone bạn có biết?
Next articleMuốn trẻ thành người, cha mẹ không thể bỏ qua kỹ năng sống quan trọng này