Điêu khắc trên lá cây – nghề thủ công độc đáo thú vị có 3.000 năm tuổi
Điêu khắc trên lá cây, một nghề thủ công được truyền tới nay đã qua 3.000 năm lịch sử, là kĩ năng mà cả nước Trung Quốc chỉ có duy nhất 3 người biết. Hơn nữa, may mắn lớn nhất của đời người là có thể sớm gặp được sự nghiệp mà mình sẽ gắn bó và đam mê suốt đời. Lưu Chính là một người như thế.
Lưu Chính, một cụ ông năm nay đã 86 tuổi, vẫn thường được tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông. Khi yêu một người có thể khiến bản thân thay đổi thành tốt, thì khi đam mê một việc có thể sẽ khiến bản thân “phát ánh hào quang”. Lưu Chính sinh ra cùng nghệ thuật; ông có một người mà ông yêu nhất, và cũng có một sở thích mà ông si mê nhất. Bàn tay linh động uyển chuyển trên chiếc lá, biến thành một thứ điêu khắc đầy ma thuật, với tay nghề chân thực được thể hiện qua hình ảnh trên lá, càng làm mọi người kinh ngạc bất ngờ và cũng thu hút sự chú ý của giới truyền thông.
Điêu khắc trên lá, tên gọi đó tự đã nói lên cách làm, tức điêu khắc trên bề mặt chiếc lá cây. Nó là một loại nghê thuật cổ xưa với hình thức nghệ thuật được biểu hiện ra ngoài, được bắt nguồn từ thời nhà Chu.
Tương truyền, Chu Thành Vương cùng người em trai con thúc mình (con chú) khi một lần vui chơi cùng nhau, Chu Thành Vương nhặt một lá cây ngô đồng và cắt nó thành một món đồ chơi như ngọc khuê (dụng cụ bằng ngọc dùng trong nghi lễ của vua chúa ngày xưa, trên nhọn dưới vuông) sau đó tặng cho em trai và nói: “Ta lấy chiếc lá này làm tín vật, phong ban cho ngươi!”
Khi nhiếp chính vương Chu Công Đán nghe xong câu chuyện, ông liền đi hỏi ngay con trai mình Chu Thành Vương. Chu Thành Vương nói đó chỉ là trò đùa nghịch, nhưng Chu Công Đán nghiêm nghị mà nói lại rằng: “Thiên tử vô hí ngôn” (Tức Thiên Tử không có chuyện nói đùa). Cuối cùng, Chu Thành Vương không thể không phân chia Hoàng Hà và một phần đất bên sông để coi như là tín vật cho thúc thúc của mình. Đây có thể là nguồn gốc đầu tiên của nghệ thuật điêu khắc lá, nhưng không thấy có khi chép lại câu chuyện này trong lịch sử dòng sông, nó cũng không được biết đến nhiều như nghệ thuật cắt giấy trong lịch sử các triều đại. Hiện nay còn rất ít người có thể có kỹ năng này, trong cả nước Trung Quốc chỉ còn 3 người duy nhất biết thực sự những kỹ thuật truyền thống và Lưu Chính là một trong số họ.
Lưu Chính được sinh ra trong một gia đình gồm toàn những nghệ sĩ điêu khắc lá tại tỉnh Hà Nam. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã được nghe câu chuyện của Chu Thành Vương và xem ông nội điêu khắc những chiếc lá. Có lẽ đây là nghề gia truyền của nhà ông, ông còn nhớ các mẫu lá được khắc từ khi còn rất nhỏ. Sau khi học đại học ngành thiết kế kiến trúc, đây là ngành nghề mà ông cảm thấy có thể là cảnh giới cao nhất mà ông muốn đạt đến, là sự kết hợp hoàn hảo giữa lý tính và cảm quan, cũng chính là nền tảng cho các tác phẩm điêu khắc lá của ông trong tương lai.
Sau khi tốt nghiệp trường đại học Kiến Trúc Yên Đài, ông quay về Trịnh Châu và vào làm tại viện thiết kế với công việc thiết kế kiến trúc. Hai năm sau đó, công việc thiết kế của ông khá ổn định, thu nhập lại cao, nhưng những gì ông phải làm hằng ngày lại không phải thứ ông thực sự muốn thiết kế. Mỗi ngày ông phải làm mô phỏng hoặc theo bản vẽ sẵn theo yêu cầu của khách hàng. Những việc làm đó không phải xuất phát từ trái tim, và ông thấy nốt nhất nên buông bỏ nó. Vậy nên Lưu Chính đã từ chức tại viện thiết kế.
Ông không quá bận tâm về việc bố mẹ mình có buồn phiền vì chuyện này hay không. Trong mắt của các bậc phụ huynh, con cái chỉ nên theo đuổi một cuộc sống ổn định cùng một cuộc hôn nhân hoà hợp, cả đời chỉ để theo đuổi mục đích đó, đối với ông thật sự quá mệt mỏi.
Khi gặp ông, tôi phát hiện ra rằng, có nhiều chuyện, nếu bạn bắt tay vào làm, giá trị đó sẽ sống dậy, còn ngược lại nếu không làm gì, thì giá trị đó sẽ mãi chỉ là những hạt bụi. Cũng giống như một chiếc lá bình thường, ai có thể nghĩ rằng nó không chỉ bảo vệ hoa trong mùa xuân khỏi bị lấm bùn mà còn trở thành một tác phẩm nghệ thuật đi vào lịch sử.
Mặc dù Lưu Chính học điêu khắc lá từ ông nội mình, nhưng chiếc lá được ông nội thiết kế chỉ có thể giữ được trong một tiếng đồng hồ. Sau khi từ chức, ông tìm kiếm và đổi mới lại những kỹ năng điêu khắc mà ông được học từ thời thơ ấu. Lưu Chính rời khỏi gia đình, bắt đầu hành trình 2 năm đi tìm lại chính mình. Ông đi khắp nơi trong nước ngoài nước để nghiên cứu kỹ thuật điêu khắc lá và thu thập các tư liệu và vật liệu.
Vào cuối năm 2015, chiếc lá hoàn chỉnh đầu tiên trong quá trình tìm tỏi học hỏi của ông cuối cùng cũng được thành công. Cùng với người đồng hành là những chiếc lá, hành trình của ông bắt đầu từ đây. Ông đặt tên cho điêu khắc lá là “tả khâu lá”, giống với hình tượng Tả Khâu Minh trong tiểu thuyết “Xuân Thu tả thị truyền”. Kỹ năng của ông phục hồi được như hồi nhỏ, sau đó ông thực hiện nhiều bước đột phá trong công nghệ khác nhau. Trước tiên ông điêu khắc trên các phạm vi chủng loại lá, từ lá khô đến những lá tươi mới. Mở rộng đến 6-7 chủng loại, bao gồm lá cây ngô đồng, lá phong, lá bồ đề, lá ngọc lan, lá nhãn, lá cây thuỷ lạp v.v. Những thứ lá cây này có một số đặc điểm chung như: Gân lá kết cấu dạng lưới, mịn bền chắc, thịt lá dạng bột dễ mủn, dễ dàng trong việc tách tróc.
Xét về hiệu ứng dựng hình, ông nhuộm đều hai mặt của lá, để hiệu ứng trở nên đa dạng. Trong việc bảo quản, thông qua các kỹ thuật đặc biệt mà lá được khắc có thể bảo quản trong một thời gian dài mà không bị mờ hay biến dạng. Quá trình chế tác đầu tiên phải nói đến việc lựa chọn lá, các loại lá khác nhau có mùa vụ khác nhau, xuân hạ thu đông sẽ có từng loại lá thích hợp. Lá không nhất thiết phải không có khuyết điểm, không có vết nứt hay lỗ. Sau ba hoặc bốn ngày được ngâm và làm sạch, bảo đảm rằng lá không còn lại tạp chất nào trên lá.
Tiếp theo đó là khâu đưa những chiếc lá vào hấp cách thuỷ, sau khi những chiếc lá được hấp sẽ bắt đầu quá trình điêu khắc. Do sự khác biệt về cấu trúc tinh vi của mỗi loại lá nên việc chưng hấp sẽ được lặp đi lặp lại, tuỳ theo từng chiếc lá. Thông thường thì các chiếc lá được hấp qua lại khoảng 10 lần, thời gian hấp là không giống nhau. Nếu lá nhỏ và mềm thì thời gian sẽ là nhanh hơn, lá cũ và lớn sẽ phải hấp lâu hơn một chút.
Sau khi được điêu khắc xong, những chiếc lá cần phải được làm sạch, ngâm trong nước, sau đó dùng một nhiệt độ cao làm khô để bước vào giai đoạn nhuộm cuối cùng. Mỗi một tác phẩm điêu khắc lá, sau khi được nấu ở nhiệt độ cao, nhuộm màu và sau khoảng 50- 60 công đoạn kỹ thuật điêu khắc sẽ trở nên mỏng như cánh của con ve, mềm mại như vải, không bị mục và thối. Nó có thể cất giữ được trong một trăm năm. Trong các tác phẩm của Lưu Chính, những tác phẩm phức tạp nhất sẽ mất thời gian trong vòng 4 tháng. Còn những tác phẩm bình thường sẽ mất ít nhất là nửa tháng.
Phần khó khăn nhất của quá trình này là việc gỡ đi gân lá và thịt lá. Ngoài ra việc nhuộm cũng là một bước cực kỳ trọng yếu; các thuốc nhuộm phải được pha trộn một cách tự nhiên. Trộn màu nước bằng bột màu với các loại thuốc nhuộm hóa học khác nhau; tất cả đều do ông tự mình tìm tòi phát hiện. Một trong những tác phẩm yêu thích nhất của ông đó là “Thuỷ mặc thuyền gia“. Những người yêu thích thiết kế nói chung, trong lòng họ đều có một phần tuổi thơ gửi nơi phương xa.
Trong tác phẩm của mình, ông thường nghĩ đến chủ đề về núi sông, sự yên tĩnh và tự do, hoặc trẻ con nô đùa. Hoặc có khi lại là một con nai đang chạy trong rừng núi.
Năm 2015, những tác phẩm điêu khắc lá của ông đã được liệt kê vào danh sách các di sản văn hoá phi vật thể của quận Kim Thuỷ, Trịnh Châu.
Ngày càng nhiều người vì yêu thích nghệ thuật điêu khắc lá này mà tìm đến. Các nhà lãnh đạo chi nhánh Bắc Kinh của tập đoàn Mercedes-Benz muốn mua các tác phẩm của ông để làm quà tặng những vị lãnh đạo cao cấp bên Đức của họ. Trước đó, Lưu Chính đã được mời đến giảng dạy tại Viện Công nghệ Bắc Kinh và cũng được tài trợ bởi Mercedes-Benz. Ông cũng đã chạm khắc văn phòng Bắc Kinh của Mercedes-Benz trên một chiếc lá, và được đưa tới nước ngoài trên một chiếc Mercedes-Benz cao cấp.
Có một công ty tư nhân đã đặt ông làm một bức phú bằng lá với ý nghĩa “Thuận buồm xuôi gió”. Đây là lần đầu tiên ông khắc chữ lên trên lá, ông phải dùng đến 30 chiếc lá mới có thể hoàn thành được bức phú này. Ông cũng tổ chức một cuộc triển lãm, thiết lập một trang web điêu khắc lá, và giới thiệu một cách có hệ thống về môn nghệ thuật này.
Trong hai năm đầu tiên của nghề điêu khắc lá, Lưu Chính đã phải dồn tất cả các khoản đầu tư là tiền tiết kiệm từ nghề thiết kế kiến trúc ban đầu của mình, và chỉ từ năm 2017 đến nay ông mới có những thu nhập nhất định từ việc điêu khắc này. Ông biết rằng thợ thủ công như mình ở Hà Nam có rất nhiều, họ đang phải đối mặt với một tình thế rất túng thiếu. Ngay cả dự án di sản văn hoá phi vật thể, nếu bạn không chủ động đi ra ngoài, trong khi khó có thể dựa vào công nghệ để thu hút được mọi người, thì càng khó để nó được truyền lại cho người sau. Lưu Chính bắt đầu thành lập Liên minh Sáng tạo Di sản Hà Nam. Đó là cách đúng đắn để kế thừa và phát triển dự án di sản phi vật thể.
Trong liên minh do ông thành lập này, đã có 65 dự án, và 70 đến 80 thợ thủ công truyền thống. Công việc bao gồm thêu, cắt giấy, sơn đường, làm diều thủ công, trát, nhuộm và nhiều hình thức nghệ thuật dân gian cổ truyền khác. Để cho các thợ thủ công có thể kiếm tiền bằng chính đôi tay mình, Lưu Chính đã cố hết sức để làm cho các sản phẩm điêu khắc trên lá được nhiều người biết đến hơn. Cho dù sức mạnh này là nhỏ bé hay hùng vĩ, nhưng hành động đó đã khiến cho người ta phải cảm kích: khi có người dám đứng ra làm, ánh sáng ban mai rồi sẽ đến vào một ngày không xa.
Theo Soundofhope.org
Uyển Vân biên dịch