Hãy Chọn Cái Bền Vững Và Bỏ Cái Tạm Thời

109

Hãy Chọn Cái Bền Vững Và Bỏ Cái Tạm Thời

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XVIII Năm – C

(Lc 12, 13-21)

“Hư không trên các sự hư không”. Đây là lời của ông Côhelét con vua Đa-vít trong sách Giảng Viên, (Bài đọc I). Côhélet là một vị vua khôn ngoan, ông nhìn thế giới với cái nhìn huớng thuợng và truyền lại cho các môn sinh. Một trong các môn sinh lấy lại lời dạy của Thầy và đào sâu hon: “Hư không trên các sự hư không, và mọi sự đều hư không” (Gv 1,2). Sự khôn ngoan này đã trở thành cách ngôn dân gian để con nguời nhìn thế giới mình đang sống với sự tỉnh táo, không ảo tuởng, với hy vọng những cố gắng của con nguời sẽ không bị tiêu tan vô ích trong một thế giới thấp hèn!

Tuy nhiên, đây là dịp để chất vấn chúng ta về vị trí của mình trên trái đất này và cách thức chúng ta quản lý thế giới. Chính trong bối cảnh này mà Đức Giêsu ngang qua dòng nguời, ở giữa đám đông vây quanh Nguời, với tất cả khổ đau và kêu cứu. Một nguời trong nhóm họ lên tiếng thua : “Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi” (Lc 12, 13). Đức Giêsu bỗng dung bị đặt làm trọng tài giữa hai nguời trong tuong quan nhân loại. Có nguời hỏi : vì lý do gì mà nguời kia lại thua với Đức Giêsu một điều nhu thế, Nguời đâu phải là một quan tòa chuyên xử các vụ chia cắt gia tài của các gia đình ? Tuy nhiên chúng ta không vội kết án nguời này. Anh ta có hai lần đúng khi chạy đến nhờ Đức Giêsu. Truớc hết đối với Đức Giêsu không có gì vô nghĩa, thứ đến Đức Giêsu với tu cách là Thầy, Nguời hoàn toàn có quyền làm trọng tại để giải quyết cho anh vấn đề anh nêu ở trên, nên chạy đến Nguời cầu cứu!

Tuy nhiên Đức Giêsu nhanh chóng gạt đi và dứt khoát từ chối can thiệp vào những chuyện nhu thế :“Hỡi nguời kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm nguời chia gia tài cho các nguoi? “ (Lc 12,14). Đức Giêsu không can thiệp, nhung Nguời lại chỉ cho cách cần phải giải quyết những vấn đề đó với tinh thần nào :“Các nguoi phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không hễ ai đuợc du giả, thì mạng sống nguời ấy nhờ của cải mà đuợc bảo đảm đâu” (Lc 12,15).

Trở lại bài đọc I ta thấy : “Kẻ này làm việc vất vả trong sự khôn ngoan, hiểu biết và lo lắng, rồi phải để sự nghiệp lại cho nguời ở nhung không, thì thật là hu không và tai hại lớn lao” (Gv 1,3). Ở đây “kẻ làm việc vất vả trong sự khôn ngoan” phải kể đến là cha mẹ hai anh, nên hai anh có lý để tranh dành của cải họ đuợc kế thừa.

Câu “Hư không trên các sự hư không” không thể hiện điều cam chịu nhung mở ra con đuờng ân sủng cứu độ. Thật khôn ngoan khi biết rằng thế giới mà chúng ta đang sống không mang lại ý nghĩa tối hậu chúng ta tìm kiếm trong cuộc đời. Nhung cũng thật sai lầm khi để mình bị giam hãm trong sự phi lí của thế gian này. Thánh Phaolô trong bài đọc II mời gọi chúng ta tìm kiếm những sự cao siêu trên trời (x. Cl  3, 1).

Câu hỏi đuợc đặt ra : chúng ta đang bám víu vào ai và cái gì ? Dụ ngôn Đức Giêsu kể trên dành cho chúng ta là những kẻ đang ngồi đây, đang tiêu tán cho những dự án và lo lắng mà không biết rằng thế giời này là hu không (ý nghĩa vãn chuong hu không có nghĩa là hoi nuớc đọng lại, phù du), chúng ta hy vọng sẽ thỏa mãn và  ổn định lâu dài. Một ngày kia, nguời giầu tỉnh giấc, đau buồn vì của cải thế gian này không còn là của ông nữa.

Nguời nhà giầu bị trách, không phải vì ông thu góp của cải, những của cải, vật chất đời này không phải là xấu, nhung tự bản chất, chúng không có giá trị bền vững. Xấu là ở chỗ lòng ông bám bíu trọn vẹn vào chúng, ông đã quên đi cái đuợc cái mất và ý nghĩa cuộc đời. Ông muốn “nghỉ ngoi”, ông muốn bình an“trong nhiều nãm” (x. Lc 12,19). Liệu có phải là mục đích cuộc đời của ông không? Tại sao? Ông có chắc rằng ông có thể tự cho mình nghỉ ngoi vui choi không ? Những thứ mà ông đang sở hữu có mang lại bình an và niềm vui không? ”  Đó chính là lý do Đức Giêsu cho ông là “kẻ ngu dại” (Lc 12,20). Vì hạnh phúc bền lâu không đến từ thế gian này mà đến từ Thiên Chúa. Ông đã nhầm khi chọn cái tạm bợ (đời này) làm chỗ dựa bền vững.

Mỗi lần “kẻ ngu dại” trong Tin Mừng xuất hiện là một lần Thánh Phaolô hỏi chúng ta về vấn đề này : trong cuộc đời, anh em có “bê tha, nho bẩn, dục vọng, uớc muốn sấu và thèm khát huởng thụ không ?”Chúng ta có chắc rằng “Hư không trên hết các sự hư không?” Trong đời ta có còn những thần tuợng tạm bợ ở đời này không ? Đây là lúc chúng ta gạt bỏ “những thủ đoạn của nguời xua”, vì ngu dại chọn lựa sự hu không khi Đức Kitô trao ban cho chúng ta những phuong tiện để xây dựng trên sự bền vững.

Phải chăng lời của ông Côhelét trong sách Giảng Viên : “Hư không trên hết các sự hư không” không phải là một tiếng kêu đầy thất vọng và chán chuờng sao? Tác giả của Sách Giảng Viên đã bày tỏ nỗi buồn và thất vọng của mình về sự đời, về những việc làm thuần túy nhân loại, vì chúng không mang lại lợi ích bền và không hề có giá trị tồn tại vĩnh cửu.

Đức Giêsu và tác giả Sách Giảng Viên nhắn nhủ chúng ta hay rằng, tất cả là hu không, là lầm lẫn khi con nguời chỉ lo tìm địa vị, quyền hành và đặt hết tin tuởng của mình vào những sự vật chóng qua, mà lại sao nhãng việc tích trữ các của cải thiêng liêng, thực thi các việc lành phúc đức bác ái, thì chỉ là những kẻ dại dột và thua thiệt. Vì một ngày kia, khi chết, chúng ta sẽ làm đuợc gì với những thứ của cải vật chất chúng ta từng ký cóp cả đời? Chúng ta đã trang bị, sửa soạn cho mình đuợc những gì khi phải ra truớc tòa Thiên Chúa? Mọi vất vả khó nhọc của những kẻ sống nhu thế sẽ hoàn toàn hu không!

Đây là một lời dạy khôn ngoan luôn mang tính cách thời sự. Vì trong thời đại chúng ta, nhiều nguời đang bỏ quên đi các giá trị tinh thần vĩnh cửu và cố chạy theo tìm kiếm cái tạm thời mau qua và chóng hết.

Thánh Gioan Maria Vianey nói: “Không có gì vững bền cả. Đời sống sẽ qua đi… danh giá cũng sụp đổ, của cải rồi sẽ tiêu tan, sức khỏe cũng bị tấn công, chúng ta ra đi nhu làn gió. “

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết tìm kiếm và tích lũy những thực tại của Nuớc Chúa. Amen.

Previous articleỞ Krakow, câu «các con đừng sợ» của Đức Phanxicô với các bạn trẻ
Next articleCỦA CẢI TRẦN GIAN VÀ CỦA CẢI NƯỚC TRỜI