Món ăn Jrai Tây Nguyên

226
  1. Lá mì, lá rơyao nấu với bột gạo

( A`ăm {lang, hla rơyao hơbai tul pu\ng)

  1. Nguyên  liệu:

Lá mì gòn: 3 vắt tay người lớn, (khoảng 500 gr)

Lá rơyao :1 vắt tay (còn xanh)

Gạo: 2 lon sửa bò( 500 gr)

ớt, sả, lá e\] Jrai.

xương heo(bò): 500 gr.

Gia vị: muối, bột ngọt, bột nêm, knor.

2. Cách làm:

Xương heo sau khi rửa sạch, để ráo, chặt thành khúc nhỏ khoảng 2 đốt tay, đem ướp với một ít muối, bột ngọt, knor trong vài phút cho thấm, bỏ vào nồi hầm cho mềm.

Lá mì, lá rơyao rửa sạch để ráo.

 Lá mì bỏ vào cối giả nát, lấy ra bỏ vào nồi xương ( lửa phải đều và đỏ ngọn, chú ý không nên đậy nắp).

Gạo ngâm trước đó khoảng 5 phút, vo sạch, để ráo, bỏ vào cối giả nát.

Tiếp tục bỏ lá rơyao giả chung với bột gạo, cho đến khi hai thứ này quyện lẫn nhau, tạo nên một màu xanh lá cây là được.

 Dùng rây, chọn lấy phần bột mịn. Cho một tô nhỏ nước lả vào thau đựng bột gạo vừa giả, dùng tay trộn đều cho bột không vón cục.

Khi lá mì đã chín, bốc mùi thơm, đổ thau bột gạo vào  nồi. Nêm gia vị cho vừa miệng, dùng đủa cả ( u\a ) khuấy cho đều tay, đừng để bột gạo vón cục, xít vào đáy nồi, gây khét, làm mất mùi thơm và màu của món. Khi bột gạo, lá rơyao đã chín, bốc mùi thơm, hạ bớt lửa và nhấc xuống.

Món này, dùng kèm với muối ớt giả với lá ach, sả rất ngon. Đây là một trong những món ăn chính, truyền thống không thể thiếu được trong các dịp lễ hội, cũng như đãi khách quý của người Jrai.

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

Lá mì Người Jrai dùng trong món ăn này, cũng như trong bất kỳ nấu món ăn nào, họ cũng chỉ dùng loại lá mì gòn. Vì loại lá mì này chứa rất ít độc tố có trong mủ, mùi không hăng như các loại giống mì khác.

Để loại bỏ độc tố có trong lá mì, theo kinh nghiệm của người già, cần vò lá mì trước khi chế biến( giả nhỏ), bởi độc tố nằm trong mủ lá. Vì vậy khi xào, nấu, mủ lá mì luôn ở dạng tán khí sẽ mất tác dụng khi gặp nhiệt và bốc hơi. Nên lúc này lá mì mùi rất thơm và không còn mang độc tố. Đó là lí do tại sao Người Jrai chỉ dùng lá mì trong các món nấu chín( dạng thức ăn đang trình bày hay xào, luộc) mà thôi.

Giống như lá bồ ngót, lượng protein chứa trong lá mì rất nhiều. Diệp tố và chất xơ trong lá mì khá cao, rất tốt cho sức khỏe trong việc bồi dưỡng bằng thực phẩm khi chế biến thức ăn. Điều này đã được minh chứng trong truyền thống nấu ăn không chỉ của Người Jrai, mà hầu hết anh em các dân tộc thiểu số, đều sử dụng lá mì trong chế biến thức ăn, khi họ thấy được giá trị và tác dụng của nó.

Ngày nay, khi có dịp dạo quanh các chợ của vùng Tây nguyên, bạn sẽ không lạ gì khi thấy đôi vài hàng rau cũng có bán lá mì. Và ngạc nhiên hơn, khi người mua lại là những bà, những cô, những chị Người Yoan (Kinh) đang mặc cả để có những bó lá mì xanh non chuẩn bị cho những bữa ăn ngon lành.

Đố vui:

Bôi  `u arang yua.

Hla `u arang [ong,

To\ng  yo\ng  `u arang pla?

 Củ nó người ta dùng.

Lá nó người ta ăn,

 Thân nó người ta trồng?  

( Bôi [lang- Củ, Lá, Thân Cây Sắn )

  • Món lá mì xào

(A`a\m hla {lang hna)

  1. Nguyêu liệu:

Lá mì khoảng 5 vắt tay người lớn, không già quá, phải là lá mì gòn (500 gr.

 Dầu ăn (hoặc mỡ heo).

Vài tép sả, ớt kim, một ít củ hành tím.

Muối, bột ngọt.

  • Cách làm:

Lá mì rửa thật sạch để ráo, dùng tay vò thật nhỏ.

Dầu đổ vào chảo phi với vài tép hành cho thơm. khi dầu đã tới, bỏ lá mì vào đảo cho đều, sau đó đổ thêm khoảng một chén nước nóng vào chảo tiếp tục đun cho đến khi lá mì chín đều.

Thấy hơi lá  mì bốc lên mùi thơm là được.

Tiếp tục bỏ vài tép sả đã đập dập, cùng một vài trái ớt kim nguyên trái vào chảo. Dùng đủa cả đảo qua lại sao cho sả, ớt, lá mì thấm vị với nhau. Sau cùng mới bỏ muối, bột ngọt nêm cho vừa miệng.

Lưu ý: khi chảo lá mì đã xào chín, không còn bốc hơi mùi của lá mì sống, lúc này nhấc chảo xuống là được.

Món này dùng kèm với cơm nóng rất ngon!

  • Món lá mì trộn mè (đậu phụng)

( A`a\m {lang luk Rơ nga hang Bôingu)

  1. Nguyên  liệu:

Lá mì khoảng 5 vắt tay người lớn, không già quá, phải là lá mì gòn(500 gr).

Mè hay đậu phụng: khoảng một chén (200gr).

ớt, muối, bột ngọt hay knor.

  • Cách làm:

Chọn lá mì gòn không già, đem rửa sạch để cho ráo. Sau đó vò sơ cho mềm để vào rổ.

Đổ nước vào nồi đun cho thật sôi, bỏ lá mì vào luộc cho  chín. Vớt ra, rửa qua nước lả một lần nữa, vắt lại cho  ráo.

Mè (đậu phụng) bỏ vào chảo rang cho chín, thơm giòn. Loại bỏ vỏ lụa bên ngoài, bỏ vào cối giả nhỏ cùng với ớt, muối, bột ngọt. Trộn gia vị vừa giả xong cùng với lá mì để ráo, nêm cho vừa miệng.

Thế là ta đã có một món gỏi lá mì trộn đậu phụng rang vừa thơm ngon, mà không quá khó trong khi chế biến.

Món gỏi này ăn kèm với bánh tráng hay dùng với cơm cũng rất ngon.

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

 Vừng ( mè ): Có hai loại, đen và trắng. Mè đen ngoài việc làm phụ gia trong chế biến thức ăn còn dùng làm thuốc chữa bệnh. Mè đen vị ngọt béo, tính bình, bổ huyết, nuôi thận, trị táo bón, bổ nội tạng, mạnh gân cốt. Hạt vừng đen ép lấy dầu làm thức ăn rất tốt, dầu này có tác dụng làm mau ra da non.

Đố vui:

Phun ]eh ]oh,

Bôh peng pong?

Thân răn reo,

Trái vẹo vọ ?

 ( Nga — Vừng / Mè đen )

4. Món lá mì xào với hoa đu đủ đực

( A`a\m hla {lang hna hang Bơnga pơneh)

ăn

  1. Nguyên liệu:

Lá mì khoảng 5 vắt tay người lớn, không già quá, phải là lá mì gòn (500 gr).

Hoa đu đủ đực, lá đu đủ non.

Ớt, sả, muối, bột ngọt.

dầu ăn(hoặc mỡ heo).

2.Cách làm:

Lá mì sau khi rửa sạch, để ráo đem vò nhỏ.

Hoa đu đủ đực cùng với lá đu đủ non đem luộc sơ( để loại bớt chất đắng), vắt cho ráo.

 Một vài tép Sả đập dập để sẵn.

Bỏ dầu ăn (mỡ heo) vào chảo phi cho dầu chín tới, sau đó bỏ lá mì và hoa đu đủ đã luộc vào trộn đều. Bỏ sả, ớt, muối vào trộn đều cho tới khi chín, nêm lại cho vừa ăn là được.

Món này ăn kèm với cơm nóng rất ngon miệng.

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

Đu đủ: Dùng lá để làm gỏi, trái dùng để làm nộm, nấu canh, muối dưa, cũng có thể giúp cho xương khi nấu chóng nhừ.

 Đu đủ khi còn xanh non thì vị đắng ngọt, tính  bình, tiêu thực, tiêu mụn, tẩy kí sính trùng đường ruột. Quả chín thì nhuận tràng, bổ tì vị, giúp tiêu hóa các chất đạm động vật.

Ngoài ra, đu đủ còn có tác dụng chữa thiếu sửa cho các bà mẹ mới sinh; chữa chứng loét dạ dày; kém ăn; chửa chứng tụ máu; trị giun kim.

Đố vui:

Hla

[eh [oh,

Bôh
dum dar.

{ong
bôh tơba

{ong
hla phi\?

 


như răng cưa,

Quả
mọc sum suê.

 Ăn trái thì nhạt.

 Ăn lá thì đắng?  ( Bôh pơneh / Đu đủ )



 

 

5.Lá mì
nấu với cà xanh, cà đắng

(
A`a\m hla [lang hơbai hang Trong phi\ )

 

 

 



 

>1.        Nguyên  liệu:

 Lá mì khoảng 5 vắt tay người lớn, không già quá, phải là lá mì gòn(500 gr).

Cà đắng khoảng hai vốc tay người lớn(300gr).

Xương bò (hoặc xương heo).

ớt, lá é dân tộc, củ nén.

Gia vị: muối, bột ngọt.

( Nếu có thể nấu kèm theo với da bò, hoặc da trâu đã phơi khô, thậm chí có thể nấu kèm với lòng bò, lòng heo hay cá khô cũng

  • Cách làm:

Bắt nước đun cho sôi, chặt xương bò (heo) khoảng 2 đốt tay, bỏ vào nồi nấu cho thật nhừ. ( Có thể dùng thêm các loại thịt, cá kể trên tùy sở thích).

Lá mì rửa sạch, để ráo, đem vò sơ.

Bỏ một ít trái ớt tươi dân tộc, cùng với cà đắng bổ đôi ngâm vào nước lả pha tí muối khoảng vài phút(cho khỏi đen và loại bớt chất đắng). Sau đó vớt ra để cho ráo.

Khi nước hầm xương đã sôi, bỏ cà đắng, ớt, lá mì vào nồi nấu cho đến khi cà đắng, lá mì, ớt chín nhuyển. Sau đó nhấc xuống chắt bớt nước sang một tô khác.

Dùng ua (đủa cả) dằm nát cà đắng và ớt cho trộn đều với lá mì. Nếu muốn ăn đặc, lỏng thì dùng nước đã chắt lúc đầu, thêm bớt tùy thích.

Bắt nồi canh cà lên bếp, nêm muối, bột ngọt cho vừa miệng, trộn đều và nhắc xuống dùng ngay.

Món này dùng nóng kèm với cơm, là một món ăn rất ngon, giàu chất dinh dưỡng luôn được Người Jrai nấu trong bữa ăn họp mặt gia đình hay đãi khách quý.

Pơtưh Jrai ( Dân ca Jrai:) Bơnga Bit Bing- Hoa Bit Bing

Bơnga Bit bing bơnga ringchor

Pe\ trong loai tơ\ moai trong phi\

Hơ hơ hơ tơ dăm

Hơ hơ hơ tơ dăm.

Hoa Bit bing ơi hoa Ring chor

Hái cà trắng ta hái cà đắng

Ơ này chàng trai đẹp

Ơ này chàng trai đẹp.

( Sưu tầm)

6.Canh bí đỏ

 ( A`a\m bôh plôi)

1.Vật liệu:

Bí đỏ: 1 trái; lựa quả bí già, thuộc loại bí ngô( khoảng 1,5- 2 kg).

Dầu ăn, muối, bột ngọt.

Hột bí đỏ, củ nén, sả.

Xương heo hay xương bò: khoảng 0,5kg. Có thể dùng thịt gà  một con gà nhỏ khoảng 0,5 kg.

  • Cách làm:

Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch, cắt nhỏ tùy sở thích.

Xương sau khi rửa sạch, chặt nhỏ độ khoảng 2 đốt tay để ráo. Đập nhỏ củ nén, bỏ vào một ít muối ướp chung với xương khoảng một vài phút cho thấm.

Hột bí đỏ sau khi nhặt sạch, đem rang bỏ vào cối giả cho nát mịn.

Bắt nồi lên lửa hồng, đổ một ít dầu phi thơm, bỏ xương đã ướp gia vị vào tao đều cho tái; đổ nước vào khoảng 2 tô lớn là được.

 Đun sôi cho xương mềm. Sau đó, bỏ bí đỏ vào nồi nấu tiếp tục cho đến khi thịt, xương đã mềm, nước xương trở nên ngọt, bí cũng mềm. Tiếp tục nêm muối, bột ngọt cho vừa ăn, rắc hột bí đã giả nhỏ lên trên mặt nồi canh trước khi nhấc nồi canh xuống.

Món này dùng nóng kèm với cơm rất ngon và bổ dưỡng, được Người Jrai nấu đãi khách quý và bồi dưỡng cho người già và người mới bệnh dậy.

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

Bí đỏ: Còn gọi là bí ngô, Người Jrai chủ yếu dùng để nấu canh, ngày nay với sự hội nhập, Người Jrai cũng đã dùng bí đỏ để nấu chè. Theo y học dân tộc thì bí đỏ vị ngọt, tính ấm, bổ thần kinh, nhuận tràng, ăn bí ngô thường xuyên sẽ chửa các bệnh táo bón, nhức đầu, suy nhược thần kinh. Người đang bị tiêu hóa không nên ăn.

Đố vui:

Hre\ nao hlâo, kơbao đua\i tui tlon?

Dây đi trước, trâu bước theo sau?  (Bôh Plôi/ Bí đỏ)

7.Món môn ngứa

( A`a\m Bua ta\l)

  1. Vật liệu:

Môn ngứa: lựa cọng non, lá non có màu xanh, khoảng 10 bẹ môn là đủ.

Lá rơyao xanh non: khoảng 1 vắt tay người lớn,

Măng chua hoặc kiến vàng

Ngò gai, sả vài tép, củ riềng.

Muối, bột ngọt, bột nêm.

Gạo: 2 lon.

*( món này có thể nấu kèm với da bò, da trâu hay lòng lòng đắng cũng rất ngon).

  • Cách làm:

Gạo vo sạch, ngâm cho mềm khoảng trước 5 phút.

Môn rửa lá và bẹ cho thật sạch, sau đó loại bỏ những  phần lá không tốt hay bị sâu. Lột bỏ hết xơ trên thân bẹ môn, chỉ giữ lại những phần còn tươi non, rồi bẻ thành từng khúc nhỏ khoảng 3 đốt tay.

*(Nếu dùng với da trâu, da bò hay lòng đắng thì ta làm như sau: da trâu, bò đem luộc trong nước sôi cho thật chín nhừ, sau đó vớt ra cạo sạch lông, hơ lại trên lửa hồng cho chín vàng, loại bỏ những phần cháy xém rồi cắt ra thành từng miếng nhỏ tùy sở thích).

Nước đun cho thật sôi, ( bỏ da trâu hay da bò đã chế biến như phần hướng dẫn trên vào nồi trước khi bỏ môn vào nồi). Chú ý nhấn cho môn ngập đều trong nước sôi, sau đó đậy nắp vung lại. Phải chú ý lửa cho thật đỏ ngọn và đều, giúp cho môn có màu xanh tươi không bị đỏ hay nhạt màu.

Gạo sau khi vớt ra, bỏ vào cối giả cho nát mịn, bỏ lá rơyao giả tiếp cho đến khi lá rơyao nát hòa quyện chung với bột gạo chuyển thành một màu xanh lá cây là được.

 Lấy rây, rây phần bột mịn, phần xơ phía trên không dùng.

Củ riềng xắt thành lát mỏng, ngò gai xắt nhỏ, sả một vài tép đập dập, ớt trái giả nhỏ, tất cả bỏ vào nồi.

Đợi một vài phút, giở nắp nồi ra, dùng ua( đủa cả) đánh cho thật nhuyển không còn thấy sợi cọng môn và lá. Cứ luôn tay đánh  cho đến khi nước rút bớt là được.

Lúc này tiếp tục lấy bột gạo giả nhuyển với lá rơyao bỏ vào một chậu nhỏ, cho vào một bát nước lả, dùng tay khuấy cho thật đều trước khi đổ vào nồi môn. Chú ý khuấy cho đều tay, giúp cho bột không vón cục và xê vào đáy nồi gây khét làm mất vị và mất màu xanh tự nhiên của món ăn, lúc này lửa phải cháy đều và đỏ ngon.

   Khi đã ngửi được mùi thơm của bột gạo, lá rơyao, lá môn,  tiếp tục nêm gia vị: muối, bột ngọt, knor, ớt, sả và lá ngò gai xắt nhỏ rắc trên mặt rồi nhắc xuống.

   Có thể nói đây là món đặc sản không thể thiếu của Người Jrai, được dùng trong các ngày lễ: bỏ mả, đám cưới, hội làng hay đãi khách quý. Vì thế, việc chuẩn bị và chế biến đòi hỏi rất công phu và tỷ mĩ. Nếu nấu không đúng quy cách, dùng sẽ bị ngứa miệng, mất ngon và không đẹp mắt.

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

 Có thể nói món ăn này rất bổ dưỡng vì có đầy đủ chất dinh dưỡng của cả động vật và thực vật. Hơn nữa, món ăn này rất tốt cho dạ dày khi được chế biến rất kỹ trong lúc nấu, bởi không quá  béo ngậy vì trung hòa giữa bột gạo và các loại rau lá, gia vị khi nêm nếm.

Pơtưh Jrai (Dân ca Jrai)

Adơi hiam

Adih adơi hơi!

Pơtih adơi kar lom bua

Bôh pha adơi kar lom pơtơi

Drơi jăn adơi kar lom poăn

Adơi hiam dơi, adơi ah!

Cô em đẹp

Ơ kìa, em hỡi!

Bắp vế em như nõn môn

Bắp đùi em như bẹ chuối

Thân em như lá cót

Em đẹp quá, em ơi!

                                                                                              (Sưu tầm)

8.Lõi chuối non nấu với bột gạo và lá rơyao

( A`a\m  Dret pơtơi hơbai tu\l pu\ng hang hla rơyao)

1.Vật liệu:

Lõi cây chuối non:  8-10 đoạn, mỗi đoạn dài cỡ 3 gang tay người lớn( (1kg).

Gạo 2 lon, đem ngâm nước.

Lá rơyao xanh non: khoảng 1 vắt tay người lớn.

Xương heo (bò ): 0,5 kg

Gia vị: muối, bột ngọt, bột nêm.

Có thể thêm ớt, riềng, sả, ngò gai giả chung dùng để chấm.

2.Cách làm:

Trước tiên lõi chuối non rửa sạch, dùng dao bén xắt từng lát mỏng.

Lấy chiếc đủa ăn cơm đâm xuyên vào những lát nõn chuối vừa xắt, dùng 2 tay vò nhẹ để kéo hết sợi tơ trong lõi chuối non.

Thịt heo (bò) rửa sạch, để ráo, chặt từng miếng nhỏ khoảng 2 đốt tay.

Bỏ thịt vào nồi nước đun cho thật sôi, để nước có vị ngọt và béo ngậy của xương.

Gạo vo sạch, để ráo. Dùng cối giả thật mịn, tiếp tục bỏ lá rơyao vào giả cho đến khi lá rơyao tan nhuyển và mịn chung với bột gạo, tạo thành một màu xanh lá cây tươi màu.

Dùng rây để loại bỏ phần xơ của lá rơyao, lấy phần bột mịn bỏ riêng vào một chậu nhỏ.

Khi thấy nồi nước đã chín tới, thả lõi chuối non vào trong nồi, nấu cho lõi chuối chín thật mềm. ( nếu lõi chuối không chín rục ăn sẽ ngứa và mất ngon)

Lúc này, đổ một ít nước lả vào trong chậu bột gạo lá rơyao, dùng tay khuấy đều cho tan trong nước. Sau đó đổ vào trong nồi nước xương đang sôi, dùng đủa cả ( U|a) khuấy đều cho đến khi bột gạo và lá rơyao chín tới, bốc mùi thơm.

 Nêm gia vị: muối, bột ngọt, knor cho vừa miệng.

Món này có thể dùng với muối, riềng, sả, ngò gai giả chung với nhau, ăn kèm với cơm nóng thì rất hợp khẩu vị, kể cả người khó tính nhất cũng phải hài lòng.

Món này dùng nóng, nguội đều ngon. Có thể dùng chung với cơm cũng không tệ.

Chúc các bạn có một buổi vào bếp thật vui tươi, thú vị và hoàn thành thật tuyệt vời món ăn đặc sắc của người Jrai.

Đố vui:

Lom `u bnung, Jung `u tha?

Lõi nó non, ngọn nó già? –  (Dret pơtơi/ Lõi non cây chuối)

9.Thập cẩm măng

( A`\a\m Bu\ng hơbai luk hang : bôh Plôi, Kơtor, Pu\ng,…)

1.Nguyên liệu:

Măng tươi: 3 mụt, khoảng 500 gr.

Bí đỏ non 1 trái khoảng 500 gr.

 Bông  bí  đỏ khoảng 1 nắm  tay người lớn.

Bắp non: khoảng 2 hoặc 3 trái.

Xương heo(bò) hay thịt ba chỉ cũng được.

Bột gạo, lá rơyao ( 1 lon gạo, 1 nắm lá rơyau).

Gia vị: muối, bột ngọt, bột nêm, lá é dân tôc.

2.Cách làm:

Măng luộc chín, xắt mỏng.

Bí đỏ non để nguyên vỏ xắt miếng nhỏ.

Bông bí rửa và lặt sạch.

Lá rơyao giả chung với gạo ngâm, rây lấy bột mịn.

 Lấy một ít nước lả pha với bột gạo-lá rơyao. Sau đó dùng dao 2 lưỡi gọt bắp non vào trong chậu khuấy đều.

Xương sau khi rửa sạch, chặt nhỏ khoảng 2 đốt tay hầm cho thật mềm, rồi bỏ măng vào. Khoảng vài phút, tiếp tục bỏ bí đỏ, bông bí. Cuối cùng, đổ chậu bột gạo, bắp non vào nồi. luôn tay khuấy đều cho đến khi nồi canh măng chín tới, nêm gia vị cho vừa miệng, nhắc xuống và không quên rắc một ít lá é dân tộc lên trên mặt trước khi dọn.

Món này có thể ăn kèm với muối sả ớt rất ngon.

Đố vui:

Mơng net bar eng, ô ao.

Truh prong do\ng do\ mơhlun?

Khi nhỏ cuốn váy, măc áo.

Lớn lên ngồi đứng trần truồng?

( Bu\ng Kram / Măng tre)

10.Món măng tươi hấp với cua đồng

(A`a\m Bu\ng cơ)

1.Nguyên liệu:

Măng tươi: 3 mụt, khoảng 500 gr.

Cua đồng khoảng 1 chén (200 gr).

 Rửa sạch để khoảng 1- 2 ngày (tạo mùi đặc trưng của món ăn này).

ớt, ngò gai, lá grua] dân tộc.

Lá chuối khoảng 2 bìa nhỏ, dây buộc.

 Gia vị: muối, bột ngọt, bột nêm

Lưu ý: Bột gạo lá rơyao có sẵng, nếu muốn thêm vào món này cho phong phú cũng được, nhưng tùy theo số lượng măng.

  • Cách làm:

Giả muối, ớt, ngò gai, lá gruachoat và cua khô chung với nhau cho thật nhuyển, sau đó bỏ măng vào giả chung cho nhuyển.

Tiếp tục bỏ bột- lá rơyao vào trong cối giả cho nhuyển và trộn đều. Nêm gia vị cho vừa ăn, nếu muốn ngon đổ thêm một ít dầu ăn vào cho béo, xong rồi múc ra một thau riêng.  

Lá chuối hơ qua lửa nóng cho dễ gói, để sẵn trên một cái mâm. Lấy bột đã bào chế, đặt trên lá chuối, gói lại, dùng dây buộc lại chặt như gói bánh tét của người kinh.

Đặt những đòn măng đã gói vào trong một nồi nước đun sôi cho đến khi những đòn măng chín. Thời gian nấu khoảng nữa tiếng là được, vớt ra để ráo.

Khi dùng, cắt miếng như những khoanh bánh tét của người kinh. Món này dùng kèm với muối sả ớt rất ngon và đẹp mắt.

Đố vui:

Dua

[e\ prong nao hlâo,

}ơpa\n
[e\ anet tui tlon ?

 

Hai
chân to đi trước,

Tám
cẳng nhỏ bước theo? (Areng/ Cua)

 

 



 

 

11. Món
nòng nọc thính bột bắp

(A`a\m
Bi\a  hơbai hang hlok Kơtor)

 

>1.   Nguyên liệu:

Nòng nọc, ếch, nhái ( không dùng nòng nọc cốc).

Sả, lá ach, ớt

 Bắp trắng khô 2 trái (  nếu không có dùng gạo cũng được)

 Gia vị: muối, bột ngọt, bột nêm.

  • Cách làm:

Bắp khô rang giả lấy bột mịn, pha khoảng một chén nước.

Giả muối, ớt, sả, bột nêm, bột ngọt chung với nhau.

Nòng nọc rửa sạch để ráo, bỏ vào nồi bắc lên bếp không đổ nước, sau đó đổ gia vị vào tao đều.

Khi nòng nọc đã chín, đổ tô bột bắp rang vào khuấy đều tay, nêm lại gia vị cho vừa miệng rồi nhắc xuống. Không quyên rắc một ít lá ach trên mặt.

Món này dùng nóng mới ngon, mới cảm hết được vị ngậy của nòng nọc, bùi thơm của bột bắp, hăng nồng của sả, ớt và vị the của lá ach.   

Mến chúc bạn có một buổi vào bếp thật thú vị và đầy bất ngờ khi tự tay chế biến những món ăn dân giả chỉ có trong thực đơn của người Jrai, rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe.

Câu đố vui:

Kôh tơkai ama

Toh sum ană?

Chặt chân bố

Tụt quần con? ( Wok kơtor/ Bẻ bắp)

12. Món chuột đồng nướng trong lá chuối

( A`a\m Tơkuih kop)

  1. Nguyên liệu:

Chuột đồng: 1 kg.

Lá ach, sả, ớt.

Lá chuối, dây buộc.

Gia vị: muối, bột ngọt, bột nêm.

2.Cách làm:

Chuột thui trên lửa rơm cho cháy sạch lông. Lấy ruột già bỏ, chỉ giữ lại ruột non.

Rửa lại cho sạch, để ráo.

Sả, ớt, lá éch giả cho thật nhỏ, nêm gia vị cho vừa ăn.

Băm nhỏ thịt chuột trên thớt, sau đó trộn đều thịt chuột với gia vị vừa giả xong.

Đặt thịt chuột vào lá chuối, xong bó lại rồi lùi vào trong bếp tro cho đến khi thịt chuột chín.

Món này dùng chung với cơm nóng thì rất tuyệt!

Đố vui:

Mơnuih rơvang ta\ih kơtang hlo\h pô rơmong?

Người gầy đánh thắng người mập?

 ( Kap tơkuih / Bẫy chuột)

                                           13.Món lá ta\ng liang

(A`a\m hla tăng liang)

1.Nguyên liệu:

Lá tăng liang non hoặc bông tang liang non.

 Cá trê hoặc cá lóc: khoảng 1kg . Nếu không có cá tươi thì dùng cá khô cũng được.

Gia vị: muối, ớt, bột ngọt, bột knor, xì dầu, nước mắm.

2.Cách làm:

Lá, bông tăng liang hơ qua lửa đỏ, sau đó vò sơ để loại bỏ những phần bị cháy xém, dùng tay tuốt nhỏ lá, hoa vào trong một thau nhỏ.

Cá sau khi làm sạch, nướng trên than hồng cho chín đều. Loại bỏ phần xương và đầu, xé từng miếng nhỏ.

Muối, ớt, kiến vàng, bột ngọt giả chung, thêm một ít nước mắm, xì dầu vào cho dịu.

Dùng tay bóp và trộn đều lá, hoa tiang liang với cá đã xé nhỏ cùng gia vị, nêm cho vừa miệng là được.

Món này dùng kèm với cơm nóng thì rất tuyệt, khi đó ta mới cảm nhận được hết vị ngọt dai của cá nướng hòa thấm vào vị chát của hoa, lá tăng liang tạo nên một cảm giác thật ngon miệng khó tả.

Ø Tác dụng với sức khỏe

Theo các già làng Người Jrai, thì ăn lá tiăng liang rất tốt cho sức khỏe. Bởi vị đắng có trong lá tiang liang ngoài việc tạo vị đắng ngọt đặc trưng cho món ăn mà Người Jrai ưa thích, còn có thể giúp cho cơ thể tạo ra sức đề kháng chống lại những cơn cảm, sốt rừng rất hay. Hơn nữa, theo người Jrai thì những người luôn hay thích ăn những hoa trái, củ quả… có vị đắng là những người siêng năng, cần mẫn, có sức khỏe và luôn được mọi người yêu mến, như qua câu nói cửa miệng của họ:

Pơtưh Jrai( Dân ca Jrai)

{ong phi\ triang, [ong hăng

alah!

Ăn đắng siêng năng, ăn cay làm biếng      !

14. Gỏi nấm rừng

( A`a\m Bmao ngoh)

1.Nguyên liệu:

Nấm mao ngoh: 500 gr ( chú ý lựa những tai nấm không quá non, không già).

Thịt ba chỉ: khoảng 300gr.

Bắp khô dân tộc: 2 trái, nếu không có dùng gạo rang cũng được.

Bánh trán nướng: 2 cái.

 Gia vị: muối, ớt, bột ngọt, ngò gai.

2.Cách làm:

Nấm sau khi rửa sạch, lặt cuống, luộc không chín quá, vớt ra để ráo.

Thịt ba chỉ đem luộc chín vừa.

Bắp lẩy hột, đem rang cho thật giòn, rồi giả dùng rây lấy phần mịn.                   

Nấm, thịt thái nhỏ, dùng dao băm cho thật nhuyển.

Giả muối, ớt, bột ngọt cùng một vài cọng ngò gai chung với nhau. Sau đó dùng gia vị này trộn đều với nấm, thịt heo nêm cho vừa ăn.

Khi xếp vào đĩ, không quên rắc thêm một ít ngò gai trên mặt.

Thế là chúng ta có một đĩa gỏi nấm rừng thật ngon miệng và bổ dưỡng, bắt mắt mà không tốn nhiều thời gian chế biến phải không quý vị!

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

Mộc nhĩ, nấm hương, nấm mối… rất được Người Jrai ưa thích khi đem vào cải thiện bữa ăn. Do tính chất ngon, ngọt, mát, nhuận trường, lợi tiểu. Với những tính chất đó, nấm thường được dùng để chữa lỵ, táo bón. Một điểm đặc biệt nữa của riêng mộc nhĩ, là dùng ngay chính nó để chữa ngộ độc nấm rất công hiệu.

Đố vui:

Yan hlim `u ]at

Yan phang `u ]ôh

Truh ha  hrơi `u pơ blang?

  Mùa mưa nó mọc

 Mùa khô nó bung

Một ngày nở tung? (  Bmao/ Nấm)

15. Gỏi cá trê, cá lóc trộn măng tươi

(A`a\m Akan kenh, akan ]roah lap hang bu\ng)

1.Nguyên liệu:

Măng tươi: 3 mụt lớn

Cá trê (hoặc cá lóc): 1 kg, khoảng 2 con.

Gia vị: ớt, lá grua], muối, bột ngọt, knor, nước mắm.

2.Cách làm:

Măng để nguyên bao, lùi trong lửa đỏ cho thật chín, bóc bao. Thái sợi nhỏ, ngâm vào chậu nước lả có pha một ít muối trong một vài phút, rửa qua nước lả vài lần, sau đó vắt cho thật ráo.

Cá làm sạch, nướng trên than hồng cho chín đều, loại bỏ xương và đầu. Xé cá thành từng miếng nhỏ.

Giả chung với ớt, lá grua], một ít muối.

Trộn đều cá nướng với măng, thêm vào muối, ớt, lá grua] , nêm lại gia vị cho vừa miệng.

Món này ăn kèm với cơm, hay dùng với bánh trán nướng rất ngon.

Đố vui:

Ako\ `u dja\ dua tho\ng

Ro\ng `u dja\  gei ba\k ?

Đầu cắm hai dao

Lưng nó giương lao?

 (Akan kenh / Cá trê)

16. Gỏi bạc hà kèm cá tràu hay cá lóc

( A`a\m: Bua uh pa] hang akan kenh/ ]roah)

  1. Nguyên liệu:

Bạc hà ngọt: 5 tàu

Cá trê ( lóc): 2 con khoảng 1 kg

Ngò gai, ớt, 2 trái chanh tươi.

 Gia vị: muối, ớt, nước mắm, bột ngọt, knor.

2.Cách làm:

Bạc hà phải rửa sạch trước khi bóc vỏ, tránh khỏi ngứa khi chế biến, thái xiêng từng khoanh nhỏ.

Cá làm sạch, nướng trên than hồng cho chín đều, loại bỏ xương và đầu. Xé cá thành từng miếng nhỏ.

Cắt đôi trái chanh lấy nước cốt.

Trộn đều bạc hà với cá vừa nướng, đổ nước cốt chanh vào bóp nhẹ đều cho cá và bạc hà thấm vào với nhau; nêm gia vị vừa ăn: muối, nước mắm, bột ngọt… rắc một ít ngò gai thái nhỏ, thêm vào một vài khoanh ớt tươi trên đĩa gỏi cho đẹp mắt. Bạn sẽ nhớ mãi vị ngọt, thơm của cá nướng, hòa quyện với bạc hà giòn ngọt và mùi thơm của lá ngò gai.

Đố vui:

Ako\ ninu

Aku ninot

Vat vit mơng tlon?

Đầu ngúc ngắc

Đuôi lúc lắc

Quật từ sau? ( Wah akan / Câu cá)

17 .Nấm nấu với cà đắng

( A`a\m Bmao hơbai hang trong phi\)

1.Nguyên liệu:

Nấm: 300 gr, không non, không già.

Cà đắng: 300 gr; lá ach jrai.

Xương heo (bò) 500 gr; hoặc thịt, lòng tùy thích.

Gia vị: muối, ớt, nước mắm, bột ngọt, knor.

2.Cách làm:

Nấm sau khi rửa sạch, xé nhỏ để ráo.

Cà đắng cắt đôi ngâm vào nước muối pha loãng, để loại bớt chất đắng, và giúp cà không đen.

Xương heo rửa sạch, chặt nhỏ khoảng 2 đốt tay bỏ vào nồi hầm cho nhừ. ( Đổ nước vừa đủ dùng cho 10 người)

Sau khi xương đã nhừ, vớt cà, nấm, ớt bỏ vào nồi nấu cho đến khi cà, nấm, ớt mềm là được.

Nêm gia vị cho vừa ăn, nhắc xuống, rắc thêm một ít lá ach vào nồi, chắc bớt một ít nước từ nồi đang nấu ra một tô riêng, sau đó dùng ua (đủa cả) dầm cà cho thật nhuyển đều với nấm, ớt. Dùng nước đã gạn đổ lại vào nồi tùy theo sở thích.

Món này dùng với cơm nóng thì rất ngon, bởi vị đắng hơi ngọt của cà dân tộc, cộng với sự dai ngọt của nấm rừng và mùi thơm của lá ach, làm cho bạn nhớ mãi không quyên món ngon dễ thương này của Người Jrai, và mong có ngày tự tay mình vào bếp trổ tài nấu món ngon này đãi bạn bè xa gần.

Đố vui:

Mơng guah `u ngă tơdăm

Klăm `u ngă tha

Guah gla `u djai?

Buổi sáng là chàng trai

Buổi chiều làm ông già

Sáng hôm sau nó chết? (  Bmao  / Nấm)

18.  Dây đậu dân tộc nấu cháo.

( Nga\ Mel – Tơpu\ng mel hang hre\ rơta\ )

1.Nguyên liệu:

Gạo: 2 lon

Dây đậu dân tộc đã khô.

Dây đậu khô chỉ có vào khoảng cuối tháng 12, sau khi đồng bào thu hoạch lúa đã xong và dây đậu cũng đã khô, chọn lấy phần dây ngọn là ngon nhất.

Xương heo (bò).

Gia vị: ớt, muối.

2.Cách làm:

Gạo ngâm cho thật mềm, rửa sạch, giả cho thành bột .

Xương heo sau khi rửa sạch, chặt thành khúc nhỏ tùy thích, bỏ vào nồi nấu cho ra nước ngọt, thật mềm.

Lấy dây đậu cuốn lại như sợi dây thừng to, đốt trên than lửa nhỏ ngọn, sao cho chỉ lấy được phần tro của dây đậu là được, đựng riêng trong một thau nhỏ.

Bỏ tro của dây đậu vào bột gạo đã giả, trộn đều với  một tô nhỏ nước lạnh trước khi đổ vào nồi nước xương đang nấu.

Dùng ua khuấy đều tay, không cho bột vón cục, hay xít vào đáy nồi gây khê làm mất mùi của nồi cháo.

Sau khi thấy bột đã chín, trở nên màu xám tro đẹp mắt, ta nêm gia vị cho vừa miệng rồi nhấc nồi xuống.

 Món này dùng riêng hay dùng kèm với cơm nóng đều ngon.

Thú vị hơn, khi bạn dùng hai ngón tay quyệt lấy cháo rồi bỏ vào miệng, vừa ăn vừa trò chuyện thì không còn gì phải bàn hơn.

Món ngon, lạ này ngày nay hiếm thấy trong bữa ăn thường nhật của Người Jrai, nó chỉ còn xuất hiện trong những dịp hội làng, bỏ mả, ăn mừng nhà mới. Nếu có dịp, mời bạn vào bếp thử thực hành món ăn đạm bạc nhưng không kém phần thú vị của Người Jrai.

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

Đậu:  Từ xưa, y học dân tộc đã đặc biệt chú ý đến công dụng của đậu, đặc biệt là đậu đen. Đó là vị thuốc có vị ngọt, tình bình, bổ gan, bổ huyết, trừ được phong nhiệt. Đậu đen và đậu xanh thường được dùng làm thuốc bổ dưỡng hoặc giải độc ban đậu. Đậu xanh chữa chứng bọ giời leo, hay cũng có thể giúp để giải rượu rất công hiệu.

Đối với Người Jrai, ngoài hạt đậu ra họ còn dùng dây đậu đã được đốt cháy để chế biến một món cháo rất ngon và bổ dưỡng.

Đố vui:

Hre\ nao tui dua [e\ kê?

 Dây đi hai sừng? ( Rơta\ / Đậu đen, đậu xanh…)

19 .Lòng đắng bò

( A`a\m wa] rơmo)

  1. Nguyên liệu:

Da bò tươi 1 miếng: cỡ 2 lòng bàn tay người lớn(300 gr); kèm theo một vài khúc xương nấu cho ngọt.

Phổi, phèo, gan, tổ ong… mỗi thứ dùng một ít.

Wa] : khoảng một nữa chén cơm là được.

  Món này nếu thiếu wach, sẽ không thành đúng như tên gọi. Vì ngoài việc chất dịch đặc biệt này làm cho mềm da, nó còn làm cho món này có một hương vị đặc biệt).

Vắt một ít nước dịch từ ruột non của bò (Eh mda- Wa]; chất dịch này có bán tại các chợ của Người Jrai).

Lá đu đủ non, hoa đu đủ đực mỗi loại 1 nắm.

Gia vị: muối, ớt, sả, bột ngọt, knor.

  • Cách làm:

Da bò luộc cho mềm, rửa lại cho sạch bằng nước lạnh để ráo. Cắt khoảng một đốt tay.

Phổi, phèo, gan, tổ ong, lá mía cắt nhỏ như da bò.

Lá, hoa đủ đu đủ rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ tùy thích.

Sả thái mỏng, giả chung với ớt, thêm một ít muối.

Trộn chung da bò, phổi, phèo, gan, lá mía, tổ ong… đã thái nhỏ với wach (eh mda), cùng với muối, sả , ớt. Sau đó bỏ vào nồi đặt trên bếp lửa, dùng đủa trộn đều cho tất cả thấm vào nhau tái đều, nhớ đổ một chén nước lả vào nồi cho hổn hợp trên chín đều.

Tiếp tục thả lá và hoa đu đủ vào nồi, đun cho đến khi lá và hoa đu đủ mềm. Nêm gia vị cho vừa miệng, rồi hạ lửa riu riu, giữ nóng.

Đây cũng là một trong những món đặc trưng của Người Jrai, được nấu và chuẩn bị rất chu đáo trong các dịp lễ ma chay, cưới hỏi, họp mặt gia đình hay đãi khách quý. Nếu bạn may mắn được thưởng thức, sẽ nhớ mãi chẳng quên mùi và vị đặc trưng của wach (eh mda), chất dịch giàu chất bổ dưỡng từ lòng bò.

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

Trâu và Bò – là 2 con vật có nhiều nét rất giống nhau về đặc điểm sinh lý cũng như về tác dụng dược lý: bồi bổ khí huyết, nhức mỏi đầu gối chân tay run rẩy do gân cốt yếu… đặc biệt da trâu bò được Người Jrai kết hợp với lòng đắng, chế biến thành món ăn đặc sản rất ngon và bổ. Có tác dụng như minh giao của người kinh chửa thiếu máu lao phổi.

Pơtưh Jrai (Dân ca Jrai): ƠI THA WAI  KƠBAO  –   ÔNG GIÀ CHĂN TRÂU

Ơi tha nao wai kơbao

Dơi amet nao wai rơmo

Dăm dra nao ngă hma

Pla kơtor,Tơr brơi lu

Rơgơi be\ [ing dăm dra

Pla be\ pơdei hma ia

Ta ngă hma ktang.

Ông già giữ trâu

Chaú nhỏ chăn bò

Trai gái làm rẫy

 Trồng bắp cho hung

Trai gái trẻ trung

Ruộng nước càng hăng

Làm thật mạnh mẽ.

( Sưu tầm trong dân gian)

20. Măng le lùi, nấu kèm với bí đỏ và thịt gà.

( Bu\ng ale hơbai hang a`a\m mơnu\)

1.Nguyên liệu:

Măng le ( lồ ô) tươi: khoảng 5 mụt.

Bí đỏ nhỏ: nữa trái (300gr.

Gà: 1con nhỏ (500gr).

Nén, gừng, riềng, ớt.

Gia vị: muối, bột ngọt, knor.

2.Cách làm:

Gà sau khi làm xong, rửa sạch để ráo, chặt thành từng miếng nhỏ tùy thích. Bỏ vào nồi đặt trên bếp đun sôi.

Măng lùi vào lửa cho cháy bao ngoài. Cắt khúc dài khoảng 3 đốt tay, thái thành sợi nhỏ, đem luộc lại với một ít muối để loại bớt chất đắng.

Bí gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ.

Nén, gừng, riềng giả nhỏ thả vào nồi nước gà.

Sau khi nước gà đã chín, thả măng, bí đỏ vào nồi tiếp tục đun cho đến khi chín. Nêm gia vị vừa ăn.

Món này ăn kèm với cơm hay dùng chung với bún tươi cũng rất hợp.

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

Với thành phần thực phẩm của món ăn này và các gia vị kết hợp trong chế biến món ăn. Có thể nó, đây là một món ăn giàu chất bổ dưỡng cần thiết cho những người mới bệnh dậy, cũng như sản phụ vừa mới sanh nở xong.

Đố vui:

Phun  `u grei grah, kreng gah yah hum?

Cây mọc thành bụi, ngoài thân đo đỏ? ( Bu\ng kram  /  Măng tre)

Hre\ nao hlâo, kơbâo đua\i tui tlon?

Dây đi trước, trâu bước theo sau? (Plôi  /  Bí đỏ)

Mơse\ gai hwar pa\ih lo\n?

Chân như cào cào đất? ( Mơnu\  / Gà)

21 .Cá nướng trong lá chuối.

( Akan kop )

  1.  Nguyên liệu:

Cá trê, cá tràu, cá trắng, cá lóc hoặc cá lòng tong đều được, khoảng 1kg.

Lá chuối tươi: khoảng 2 tàu.

 Dây dùng để cột (dây chuối hay dây lạt bằng tre).

Gia vị: muối, bột ngọt, ớt dân tộc, nén.

  • Cách làm:

Cá sau khi làm sạch để ráo, để nguyên con hay cắt khúc tùy thích.

Giả muối, bột ngọt, ớt, nén, một vài trái ớt chung với nhau cho thật nhuyển, gia vị nêm cho vừa ăn.

Lá chuối hơ qua lửa cho mềm để dễ gói( kop)

Lá chuối trải trên mâm, lấy cá đã ướp xong đặt vào giữa phần lá chuối, nếu muốn ăn cay, có thể bỏ thêm một vài trái ớt tươi. Sau đó cuốn lá chuối lại như gói bánh lá, dùng dây buộc chặt lại cho thật kỹ và khéo.

Vùi gói cá vào trong tro đang nóng, chú ý xoay gói cá trong tro nóng cho chín đều, thời gian khoảng một tiếng trước khi ăn.

 Món này dùng chung với cơm nóng hay cơm nếp thì rất ngon.                                                                

Khi bạn thưởng thức món ăn này, bạn sẽ cảm được vị tươi ngọt của măng tre vừa bẻ, của cá đồng mới bắt được từ khe suối, và thấy được sự thú vị trong cách chế biến món ăn mau lẹ, bình dân của các dân tộc miền núi. Tuy đạm bạc nhưng đảm bảo được sự tươi ngon, không qua tẩm ướp của phụ gia công nghiệp, điều rất cần cho sức khỏe, nhất là trong xu hướng thưởng lãm văn hóa ẩm thực ngày nay .

Món này dùng chung với cơm nóng hay cơm nếp đều rất ngon.

Đố vui:

Do\ amăng ia, hmâo dua tho\ng ane\t?

Sống ở dưới nước, có hai dao nhỏ? ( Akan Kenh / Cá trê )

22.Đu đủ trộn đậu phụng hay mè đen.

( Bôh pơneh  tuk ]rom luk Bôi ngu / Rơnga)

1.Nguyên liệu:

Đu đủ xanh 1 trái lớn, khoảng 1kg.

Đậu phụng hoặc mè: khoảng 200 gr.

Gia vị: muối, bột ngọt, bột nêm, ớt.

2.Cách làm:

Đu đủ gọt vỏ, sắt lát khoảng 2 phân đem rửa sạch.

Bỏ vào nồi luộc cho chín mềm, vớt ra để ráo

Đậu phụng rang chín, loại bỏ vỏ lụa bên ngoài, giả chung với muối, ớt, bột ngọt.

Trộn chung muối đậu vừa giả với đu đủ đã luộc chín, nêm gia vị cho vừa miệng.

Món ăn dân giả này chế biến đơn giản, bởi vật liệu luôn có sẵn trong vườn nhà. Và là món ăn không bao giờ vắng mặt trong các buổi lễ hội của người Jrai. Là món dùng kèm chung với rượu cần rất được người Jrai ưa thích.

Đố vui:

Phun dô| bra, hla dô| [re\

Bôh kơđe\ yang?

Thân xòe ra, lá trùm lên

Quả nhiều như ốc?  ( Bôi Ngu / Đậu phụng, lạc)

23. Cá nướng trong ống tre

( Akan brong)

1.Nguyên liệu:

Cá trê, cá tràu, cá trắng, cá lóc hoặc cá lòng tong đều được, khoảng 1kg.

Nén, ngò gai, ớt.

Muối, bột ngọt.

ống lồ ô tươi cắt 3 hoặc 4 khúc, dài 2 hoặc 3 phân (chú ý một đầu chừa lại phần mắc làm đáy).

Lá chuối dùng để đậy nút miệng ống trước khi nướng.

2.Cách làm:

Cá làm sạch để ráo, đối với cá lóc, cá trê thì phải cắt khúc nhỏ tùy vào ống lồ ô.

Giả muối, nén, ớt, ngò gai, bột ngọt cho nhuyển.

Dùng gia vị vừa giả ướp đều với cá, nêm cho vừa miệng, để khoảng một vài phút cho thấm.

Bỏ cá vào trong ống lồ ô, không quá chặt. Dùng lá chuối bịt phần đầu ống còn lại cho thật kín.

Đem hơ( nướng ) trên than hồng đều tay cho đến khi cảm thấy cá chín là được.

Đây là món ăn được Người Jrai dùng làm món đãi khách quý. Đặc biệt anh em người kinh miền xuôi rất khoái, mỗi khi có dịp thưởng lãm nét văn hóa ẩm thực của các anh em sắc tộc Tây nguyên qua món cơm ống, cá nướng trong ống lồ ô với hương vị độc đáo khó quên này.

 Đố vui:

Do\ hang gah anai, joai nao hang gah dih?

Đứng bên này ném qua bên kia? (Wah akan/ câu cá)

24 .Thịt heo, bò nướng trong ống tre

( A`\a\m bui, rơmo brong)

1.Nguyên liệu:

Thịt heo nạc hay thịt bò, xương sườn non, cốc lếch khoảng 1 kg.

Gia vị: muối, bột ngọt, ớt, nén, ngò gai.

ống lồ ô tươi cắt 3 hoặc 4 khúc, dài 2 hoặc 3 phân (chú ý một đầu chừa lại phần mắc làm đáy).

  Lá chuối dùng để đậy nút miệng ống trước khi nướng.

2.Cách làm:

Thịt nạc hoặc sườn non băm thật nhỏ.

Giả muối, ớt, ngò gai, nén thật nhuyển.

Trộn thịt vừa băm với gia vị, nêm cho vừa miệng.

Lấy thịt vừa băm cho vào ống lồ ô, dùng lá chuối cột kín miệng ống còn lại, đặt ống nướng trên lửa than hồng trở qua lại cho chín đều.

Món này rất ngon bởi chất ngọt của thịt được hòa quyện với gia vị. Đặc biệt hơn, vị thơm ngọt của thịt được giữ nguyên mùi vị khi được nướng trong ống tre trên than hồng, đây là món ăn giàu chất đạm và không bị mất đi phẩm chất khi chế biến.

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

Thời nào, ở đâu, Lợn cũng chỉ được nuôi với mục đích kinh tế.

Nhưng đối với Người Jrai, thì lợn chính là con vật hiến sinh trong các bữa lễ Cúng Yang hay trong các bữa tiệc lớn. Ngoài việc cung cấp thực phẩm trong các món ăn, thì thịt lợn có một hàm lượng dinh dưỡng khá cao trong việc bảo vệ sức khỏe: Chữa thiếu máu, bổ huyết. Chân giò lợn hầm với mít non, đu đủ làm thuốc sinh sửa cho sản phụ rất tốt.

Đố vui:

Ako\ ninu , aku ninuat?

Đầu ngúc ngắc, đuôi lúc lắc? ( Un, bui/ Heo)

25. Cơm lam

( ~ar /  Điê|u brong )

1.Nguyên liệu

Gạo nếp khoảng 6 lon sửa bò ( 1,5 kg)

5 hoặc 6 ống lồ ô tươi cắt khúc, dài khoảng 4- 5 phân.

 Loại lồ ô Người Jrai chuyên dùng để nướng cơm nếp, chú ý dùng dao thật sắc vạt cạnh một đầu mắt chừa làm đáy, một đầu để bỏ nếp ngâm vào trước khi nướng. Có thể nói cây lồ ô dùng để nướng cơm luôn có sẵn trên rừng nhưng ngày nay hơi khan hiếm. Mùa ống cho cơm có mùi vị thơm ngon nhất theo các già làng, đó là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng giêng hai, nhân tháng có lễ bỏ mả của dân tộc Jrai.

Lá chuối tươi hoặc lá mít làm nắp đậy ống.

Trấu  hay lá khô dùng để nướng cơm ống.

. 2.Cách làm:

Việc làm trước tiên, đó là dùng củi nhóm lửa để đun cho trấu, lá khô cháy thành tro, tạo độ nóng trước khi nướng. Đây là công đoạn phải được chuẩn bị trước và không kém phần quan trọng.

Nếp ngâm cho nở ( trước 15- 30 phút), vo sơ qua nước lả cho trôi đi bụi bám vào nếp, để nước sâm xấp với nếp trong một thau riêng.

Trước khi thả gạo vào trong ống, ta đổ nước cho đầy miệng các ống, rồi dựng đứng lên.

Lấy nếp bỏ vào ống, cho đến khi mực nước và nếp cách miệng ống khoảng 2, 3 phân ( phần chừa để nhét nút).

Dùng lá chuối hay lá mít quấn lại thành búi nhỏ, canh sau cho vừa miệng ống, nhét thật chặt miệng ống sau cho nếp có thể đủ hơi và kín khi nướng.

Đem ống nếp vùi trong tro nóng, chừa phần miêng nhét nút bên ngoài khoảng 3 phân. Thời gian để cho một ống cơm lam chín khoảng từ 1giờ – 1giờ30 phút. Thỉnh thoảng dùng tay xoay đều ống cơm, giúp ống cơm chín đều và không bị cháy xém.

Khi thấy cơm trong ống đã bắt đầu sôi, ta có thể rút nút đậy ống cho hơi nước có thể thoát bớt hơi ra ngoài ,sau đó đậy lại. Điều này rất quan trọng để tránh cho ống cơm khỏi bị vỡ, hoặc tránh cho nếp khỏi bắn ra ngoài khi nếp đã nở.

Đây là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mẩn và khéo léo của đôi tay người chế biến, cũng như thưỡng lãm trực tiếp cách chế biến món ăn đặc sản của người sắc tộc vùng cao nói chung và của Người Jrai nói riêng khi đến tham quan vùng đất này.

Món cơm lam dùng nóng, trước khi ăn dùng dao bén cát khúc khoảng 3 phân là đẹp mắt.

Món cơm ống hay còn gọi là món cơm lam là một món không thể thiếu trong các buổi lễ, hội làng của Người Jrai dùng để đãi khách quý và dùng làm quà biếu khách.

Món này dùng kèm với món gà nướng chấm với muối hột giả nhỏ, kèm với một múi chanh, chút xì dầu, nhưng một gia  vị không thể thiếu là lá ech jrai giả nhuyển ăn kèm rất tuyệt.

 Hai món ăn kèm này, nay trở thành một trong những món đặc sản luôn có mặt trong các nhà hàng tại Tây nguyên cũng như trong các phố ẩm thực của các nhà hàng tại việt nam.

Món cơm ống hay còn gọi là món cơm lam là một món không thể thiếu trong các buổi lễ, hội làng của Người Jrai dùng để đãi khách quý và dùng làm quà biếu khách.

Món này dùng kèm với món gà nướng chấm với muối ớt lá eh thì rất tuyệt vời, nay trở thành một món đặc sản luôn có mặt trong các nhà hàng đặc sản tại các thành phố lớn của việt nam.

Ø  Tác dụng với sức khỏe

Trong các tài liệu cổ, Nếp được gọi là nhu mễ, để phân biệt với ngạnh mễ là gạo lứt (nhu mềm). Gạo nếp vị ngọt, tính ấm, bổ phổi, ấm bụng. Trị được ỉa lỏng lâu ngày ăn uống sút kém. Người có bệnh già dày ăn cơm nếp dễ tiêu, dễ chịu.

26. Món gà nướng

( A`a\m mơnu\ phang)

  1.  Nguyên liệu:

Gà ta :1 con( một con khoảng 900gr- 1kg)

Gia vị: lá ach Jrai, hành, tỏi, sả, chanh

 Tiêu, bột ngọt, đường, muối hột, xì dầu( nếu thích)

5 que tre dùng để nướng gà.

  • Cách làm:

Đun nước sôi trước sau đó dùng dao lấy huyết gà. Trụng gà vào nước sôi, dùng tay nhổ thật sạch lông, rửa qua nước lả trước khi mổ gà.

        Dùng dao cắt bỏ đi các phần: đầu gà, 2 chân. Sau đó dùng dao thật sắc mổ gà, chú ý phải canh sau cho khi mổ chia đều thân gà ra làm 2 phần đều nhau, khâu này đòi hỏi phải hết sức khéo léo giúp cho việc trình bày thêm phần đẹp mắt và dễ nướng.

(Không sử dụng phần lòng gà để nướng, nhưng có thể dùng để nấu cháo hay nấu canh rất ngon).

       Rửa qua nước sạch một lần nữa, sau đó dùng tay banh đều thân gà giúp để dễ dàng ướp và trông đẹp mắt sau khi gà được nướng chín .

Sau đó, dùng dao sắc mũi nhọn rạch những đường ngắn đối xứng trên phần da và thân thịt, điều này rất cần thiết để gia vị sau khi ướp được thấm sâu vào phần thịt, cũng như giúp cho phần thịt được chín đều khi nướng.

Hành, tỏi lột bỏ vỏ lụa bên ngoài, dùng dao xắt thành những miếng nhỏ.

Sả xắt ra từng khoanh nhỏ bỏ chung với hành, tỏi giả nhuyển, vớt ra một chén riêng.

Dùng muối hột thả vào trong một thau đủ lớn để ướp gà, dùng  tay quậy đều cho muối tan, sau đó dùng vải hay rây lọc qua nước muối cho sạch bọt và trong.

Tiếp tục bỏ đường, tiêu, bột ngọt và gia vị đã giả vào quậy đều, không quên vắt vào một ít nước cốt chanh.

        Sau khi đã chế biến xong nước ướp gà, ta bắt đầu thả những chú gà đã làm sạch vào trong thau trụng đều, giúp cho phần thịt gà thấm sâu gia vị.

         Đây là một khâu đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của đôi tay người nội trợ khi gia giảm gia vị khi tẩm ướp cũng như truyền cảm hứng và tình yêu nghệ thuật khi chế biến món ăn. Thời gian để ướp gà thường là từ 3-5 tiếng đồng hồ, như thế mới có thể giúp cho gia vị thấm sâu vào trong từng thớ thịt.

Để có được món gà nướng thơm ngon, cần phải có một thời gian chuẩn bị thật chu đáo và tỉ mẩn.

        Khi đã đủ thời gian tẩm ướp, ta dùng kẹp tre, thứ vật dụng truyền thống người Jrai quen dùng khi nướng gà, kẹp giữa phần thân gà gài lại bằng một vòng dây, sau đó ghim kề đống than hồng đang tỏa nóng. Để có được một chú gà nướng thơm ngon, đẹp mắt ngoài việc thực hiện đầy đủ các khâu chuẩn bị phần trên. Người đầu bếp phải luôn tay túc trực với món mình đang chế biến, trở, xoay cho gà chín đều trên than hồng.

        Lá ach Jrai sau khi rửa sạch, để ráo cho vào cối giả nhỏ, cho vào một chén riêng.

Muối dùng để chấm gà nướng phải là muối hột khô, không dùng thứ muối bọt hay muối xay dùng để nêm thức ăn.

Ø Tác dụng đối với sức khoẻ

Đối với các anh em dân tộc Tây nguyên, trong các loại gia cầm thì gà được nuôi nhiều nhất. Ngoài việc gà là một con vật luôn được sử dụng làm vật hiến sinh trong các dịp lễ.

Gà cũng được xem là món ăn phổ biến nhất trong các loại gia cầm. Gần như các bữa ăn sang trọng đều có món gà: nướng, quay, luộc, tần hạt sen…

Ngoài việc thịt gà có chứa nhiều chất bổ dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe, thì thịt gà còn có tác dụng chữa bệnh rất công hiệu.

Theo y học, gan gà cũng là vị thuốc tính ôn hòa, ngọt, đắng, không có độc, bổ thận, thêm sức cho gan, khỏe quả tim, chữa đau bụng.

Đố vui:

Ako\ dơr trong

Hia\p

[lo\ng đi\ hong Ơi Adai?

 

Đầu
bằng trái cà

 Tiếng xa tới trời? ( Mơnu\ / Gà)

 



 

 

27. Món
lạt Jrai

(A`a\m
 Hdau )

 



 

          1.Nguyên liệu:

 


đậu dân tộc, lá mì, măng tươi, cà xanh trái nhỏ, râu bắp non.

 

FLưu ý:
 Không dùng bất kỳ một gia vị nào cho món
ăn này!

>3. Cách làm:

Râu bắp sau khi rửa sạch, bỏ vào nồi đun sôi ( nếu có càng tốt). Sau khi thấy râu bắp đã làm cho nước ngọt, ta dùng vá vớt râu bắp bỏ đi. Lượng nước xâm xấp vừa đủ cho số lượng người ăn.

Nếu có măng tươi, dùng dao thái nhỏ hay bào sợi cho dễ mềm.

Cà thái lát mỏng, sau đó bỏ cả hai thứ măng và cà vào nồi nấu trước cho nhừ.

 Khi măng và cà đã chín mềm, tiếp tục bỏ các loại rau lá vào nấu cho đến khi tất cả hổn hợp chín mềm, nhấc nồi xuống dùng nóng hay nguội đều ngon.

Điểm đặc biệt của món ăn này, là không dùng bất kỳ một gia vị hay phụ gia nêm nếm nào khi chế biến thức ăn.

Đây là một nét khá lạ trong nấu ăn của Người Jrai, hầu hết họ đều dùng muối hay ớt khi nêm nếm thức ăn.

   Món ăn này tuy dùng lạt, nhưng khi thưởng thức mới cảm nếm được từng vị ngọt, thơm của râu bắp luộc chín, hòa quyện với vị ngọt thơm tự nhiên của rau, lá, củ, quả, cũng như màu đẹp tự nhiên của rau quả khi không có sự tác động của chất phụ gia : muối, bột ngọt…

Món ăn này ngày nay ít được chế biến, hay ít thấy trong bữa ăn của Người Jrai do thói quen ăn mặn cũng như bị cám dỗ bởi phụ gia nêm nếm công nghiệp. Nó chỉ xuất hiện trong những buổi hội làng mang tính truyền thống, do các già làng tự nấu ở nhà mang đến, như muốn góp thêm chút hương vị cho buổi tiệc. Hay chỉ là một chút hoài cổ về những ngày khó khăn không muối, không cá thịt… “Không! Không phải như thế. Nó chính là món ăn đã có từ lâu, lâu lắm rồi trong Tộc Người Jrai chúng tôi!” Các già làng nói thế.

 Ø  Tác dụng với sức khỏe:

Đây chính là một “Món ăn chay” rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt đối với những ai đang trong chế độ ăn kiêng, cần ăn nhiều rau xanh có nhiều chất xơ như: bệnh tiểu đường, tim mạch, giảm cân…nên bổ sung món ăn này trong thực đơn của mình chăng!

Pơtưh: Hơdor A`a\m Poăn ( Nhớ Rau Muống – Dân ca Jrai )

Ta hơdor a`a\m poăn

Ta dleh yua hla [lang

Kơtang tơngan ]oh pung!

Nao be\ vot gei kla\o

Ta nao dar hơma ia amai, adơi

Ta nao rơva areng,

Ta nao mă akan ]ruah

Ta nao plư akan kenh

Tanh tanh ta mă Rơ i

Ta nao yâo hơdang se!

Ta nhớ rau muống

Ta đã mệt vì cái lá sắn

Hãy mạnh tay cuốc!

Hãy bẻ gậy chọc

Ta đi vòng ruộng các chị, các em

Ta đi mò con cua,

Ta đi đánh con cá quả

 Ta đi dụ dỗ con cá trê

Nhanh nhanh ta đi lấy cái rổ

 Ta đi xúc con tép!

 ( Sưu tầm )

28. Cá đồng muối.

(Akan Phok)

1.Nguyên liệu:

Cá lóc, cá rô, cá trê… các loại cá đồng.

Lu đất hay các thố đất, gốm nung.

Gia vị: muối, ớt, riềng.

2.Cách làm:

Chọn cá, rửa sạch để ráo, trộn đều với muối hột, ớt để nguyên trái ( tùy theo số lượng cá và khẩu vị của người chế biến, đừng nhạt quá cá dễ bị ương và bốc mùi).

Riềng rửa sạch, xắt lát mỏng trộn đều với cá.

 Bỏ hổn hợp cá vào lu hay thố, đậy kín tránh ruồi làm sinh bọ, nhiểm khuẩn.

Khi mắm đã dậy mùi, thời gian khoảng từ 5- 7 ngày là có thể sử dụng được.

Món A`a\m Phok có thể dùng ăn tươi với cơm hay dùng làm đồ chấm với rau rừng rất ngon. Hoặc có thể dùng để chưng hay Kop bằng lá chuối cũng không kém thú vị.

Vì tiện lợi như thế, nên món này được người Jrai dùng khi đi làm đồng hay lên nương rẫy xa dài ngày, cũng như dự trữ trong những ngày khó khăn chờ giáp hạt.

Đố vui:

~u nao jơlan agaih

~u glăi jơlan mrơ\k ?

Lúc đi đường quang đãng

Trở về  lờ mờ  lối đi ?

( Akan mu\t  amăng soai / Cá vào trong lờ, đó)    

29. Búp chuối với cua đồng lùi trong tro nóng.

(A`a\m bơmung pơtơi kop hang areng)

1.Nguyên liệu:

1 bắp chuối khoảng 1kg, loại bắp chuối sứ hay già hương thì càng ngon.

Cua đồng 1 hoặc 2 chén, rửa sạch, ngâm cho chết trước 2 ngày, nhằm tạo mùi đặc trưng của món ăn này.

Lá chuối, dây cột.

Gia vị: muối, bột ngọt, bột nêm, ớt.

 2.Cách làm:

Cua rửa sạch, để ráo.

Bắp chuối lột bỏ phần vỏ già bên ngoài, rửa sạch để ráo, lấy phần tươi non bên trong. Xắt mỏng rồi băm nhỏ.

Giả muối, ớt, bột ngọt chung với nhau cho thật cay. Sau đó bỏ cua vào tiếp tục giả nhỏ cho nhuyển đều. Tiếp tục bỏ bắp chuối vào cối gia vị giả và trộn đều. Nêm gia vị cho vừa ăn .

Lá chuối hơ qua lửa cho mềm, lau sạch trải trên mâm. Lấy hổn hợp bắp chuối, cua đồng cùng gia vị vừa giả xong đặt trên lá chuối bó thành đòn như đòn bánh tét, dùng dây bó lại, treo lên giàn bếp khoảng 1 hoặc 2 ngày là có thể dùng được.

Muốn sử dụng ngay, sau khi bó lại đem lùi hay bỏ vào lửa than hồng trở đều tay cho tới khi chín là dùng được.

Như thế, là ta đã vừa chế biến xong một món ăn thơm ngon, với những vật liêụ đơn giản luôn sẵn có trong vườn nhà, với mùi vị đặc trưng của cua đồng đã dậy mùi, kết hợp với bắp chuối tươi non đã thấm gia vị, được nướng trên lửa hồng đậm đà khó quên.

Đố vui:

Do\ ala uh, kluh chik tơgơi?

ở trong bụi rậm nhe răng ra cười? ( Bơ mung tơi / Bắp chuối)

30. Ếch khô

(A`a\m ji\, ji\k krô)

  1. Nguyên liệu:

ếch, nhái bắt được ngoài ruộng .

Muối hột hay muối xay đều dùng  được.

  • Cách làm:

ếch hoặc nhái sau khi bắt, câu được ngoài đồng về, đem rửa qua cho sạch, sau đó bỏ vào nồi luộc (trụng) sơ qua nước sôi. Vớt ra trộn với một ít muối hột hay muối bột vừa đủ, để một vài phút cho muối thấm vào ếch.

Lấy ếch đem phơi cho khô đều, giúp ếch được giữ lâu không bị bọ, giòi làm hư, mất vị.

   Khi ếch nhái đã thật khô, bỏ vào bao đặt trong rổ tre gác trên giàn bếp, dành để ăn dần hay dùng làm phụ gia chế biến các món ăn khác trong những ngày giáp vụ, đi làm rẫy xa không có điều kiện đến chợ.

Món ếch, nhái khô này rất tiện lợi cho người nội trợ bởi tính dễ chế biến và mùi vị rất đặc trưng của nó.

 Có thể dùng để nướng, rang, chiên với dầu, ăn chung với cơm khỏi phải chê.

 Cũng có thể dùng ếch, nhái khô giả nhỏ, nấu chung với cà, lá mì hay cứ thứ rau củ quả nào có trong vườn nhà làm món canh rất đậm đà, mau lẹ.

ếch, nhái khô đem rang chín, giả chung với muối, ớt, bột ngọt, nén, ngò gai làm thành một chất phụ gia để ăn với cơm hay dùng để nêm nếm cũng rất tuyệt vời.

        Như thế ta mới thấy được sự tài khéo trong cách tận dụng những gì đã sẵn có trong thiên nhiên, mà các dân tộc miền núi nói chung, Người Jrai nói riêng, đã biết tận hưởng và làm cho nó trở nên hửu ích, tạo nên nhiều hương vị phong phú cho cuộc sống mình.

Đố vui:

Arang hiăp mơng abah

~u hiăp mơng do\k?

Người ta nói bằng mồm

Nó nói bằng cổ họng?

( Ajik/ ếch, Nhái)

31. Món gỏi mít

( A`a\m bôh mit luk bôh ngu)

  1. Nguyên liệu:

Mít non : 1 trái khoảng 1,5 kg- 2 kg.

Đậu phụng rang giòn khoảng một chén (200gr).

Lá quế thơm, lá ngò gai.

Gia vị: muối, bột ngọt, knor.

2.Cách làm:

Lựa mít không non quá cũng không già quá, đem gọt bỏ vỏ gai, ngâm trong thau nước có pha một ít muối giúp cho mít sau khi gọt vỏ không bị đen.

Gọt xong, bỏ vào nồi luộc cho chín.

 Lá quế,lá ngò gai rửa sạch, để ráo.

Đậu phụng đem rang cho chín tới, loại bỏ vỏ lụa bên ngoài, giả cho vỡ không nát quá.

Vớt mít đã luộc chín, rửa sơ qua nước lả cho bớt chất mủ, để ráo giúp cho mít có màu trắng hồng tự nhiên.

Dùng tay xé nhỏ thịt mít cho đẹp mắt, sau đó vắt nhẹ thịt mít cho bớt nước, nhẹ tay kẻo mít nát không ngon.

Nêm muối, bột ngọt, knor cho vừa miệng.

Xếp mít đã trộn đều lên dĩa, rắc đậu phụng rang lên trên và không quên điểm thêm lá quế, lá ngò gai trên mặt dĩa.

Thế là chúng ta đã có một đĩa gỏi mít thật bắt mắt, thơm ngon và giàu chất bổ dưỡng.

Đố vui:

Đu\h `u lu mơta

Hla `u  hrup jroh

Bôh `u mơta\h ?

Vỏ nó xù xì

Lá nó thuôn thuôn

Trái màu trăng trắng?

 ( Bôh mit / Quả mít)

32 .Món lá khổ qua trộn với mè hay đậu phụng

( A`a\m Pia jriu hang bôi ngu / rơnga )

1.Nguyên liệu:

Lá và đọt khổ qua non khoảng 500- 600 gr.

Đậu  phụng, hay mè đen: 200 gr.

Gia vị: muối, ớt, bột ngọt, bột nêm.

 2.Cách làm:

Lá khổ qua sau khi vặt lá, chọn lấy đọt non đem luộc sơ, vớt ra rửa qua nước lã một hai lần cho bớt đắng, vắt sơ cho ráo.

Đậu phụng đem rang cho chín tới, loại bỏ vỏ lụa bên ngoài, giả cho vỡ không nát quá.

Nêm gia vị, dùng tay trộn đều cho vừa ăn. Sau đó, bỏ thêm đậu phụng trộn đều một lần nữa. Đừng quên cắt thêm vài khoanh ớt tươi đặt trên mặt đĩa trước khi dọn món ăn này.

Ø   Tác dụng với sức khỏe:

 Trái và lá khổ qua vị đắng, tính lạnh. Nấu canh hay làm gỏi chửa được các chứng nóng ruột, sáng mắt, bổ máu, mát gan. Món ăn này dùng kèm với muối sả ớt khi ăn với cơm nóng, giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng.

Đố vui:

Hla

[eh [oh,

Bôh
dô| tol?

 

Lá răng cưa,

Trái đu đưa ?



(Dia\n phi\  / Khổ qua, mướp đắng)

 

 

 

33
. Lá mái luộc, nấu canh

(A`a\m
hla kỏma\i hơbai…)

 



 

          1.Nguyên liệu:

 

Loại rau lá này được
sử được sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng Người Jrai. Do loại cây này dễ trồng.
Ngoài việc dùng để làm hàng rào, lá cây này còn được Người Jrai dùng làm nguyên
liệu để chế biến những món ăn đơn giản luôn có sẵn trong vườn nhà, vừa có thể
chửa trị một số bệnh thông thường, do tính đắng và mát của nó trong các bệnh:
trị cảm sốt, đắp mụn nhọt.

Lá pơ mai này có thể
chế biến thành hai món ăn đơn giản khác nhau, đó là luộc chấm với mắm ăn kèm với
cá khô và cơm. Cũng có thể chế biến thành một món ăn mới như trình bày dưới
đây.

Lá mái: chọn lá, đọt
non

Gia vị: muối, bột
ngọt, ớt

Lá chuối, dây cột

Một vài con cá muối:
cá bạc má, cá trích, cá nục.

 

2.Cách
làm:

 

Chọn những lá và đọt
non, không sử dụng lá già.

Rửa sạch, để ráo.

Bắt soong nước lên đun
nóng, không quên cho một ít muối để làm giảm bớt đi vị đắng của lá mái khi ăn.

Khi nước đã sôi đủ, thả
lá mái vào dùng đủa đảo qua cho đều và để cho ngập nước. Khi thấy lá đã chín và
bốc mùi thơm, nhắc xuống, trạo qua nước sạch một lần rồi vắt cho ráo. Món lá
mái luộc này chấm kèm với muối sả ớt, hay mắm nêm ăn rất ngon.

 

Món thứ hai:

   Cũng chọn những lá và đọt mái non, rửa sạch để ráo.

Lá chuối vừa đủ được hơ
sơ qua lửa cho dễ gói, đặt lá mái vào bên trên lá chuối, xé nhỏ cá muối, hay để
nguyên con tùy thích bên trên mặt lá, sau đó thêm ớt tươi nguyên trái và gia giảm
muối, bột ngọt sao cho vừa miệng là được.

Túm miệng lá chuối lại,
dùng dây cột chặt rồi vùi trong tro nóng chờ cho đến khi lá và cá chín quyện lẫn
với gia vị là có thể dùng được.

Món này ăn với cơm nóng
rất ngon và bổ dưỡng, phù hợp cho những ngày nắng nóng hay đông lạnh.

 

Pơtưh Jrai ( Dân ca
Jrai) :
IÂO
HYU LOA – GỌI ĐI SĂN

 



Sang gah yu\ tanh brơi
gô|

Sang gah ngô| tanh brơi
asơi

Bing adơi top braih kô|

Trun nao pơ tơkai ]

ư\ Pơka, rơsa ]ư\ ju\

Kru\ ]ư\ Djrao, kơbao ]ư\ Pang.

Ơ nhà phía trên, hãy nhanh cho nồi

Ơ nhà phía dưới, hãy nhanh cho cơm

Chị em hãy nhanh tay giã gạo cho thật trắng

Xuống chân Kơpa, săn nai núi Ju\

Bò tót núiDjao, trâu rừng núi Pang.

(Sưutầm) 

34.Canh rau tập tàng

(A`\a\m ]ruh ]rum,… )

.

        Người Jrai từ bao đời sống cùng với núi rừng. Họ đã học cách ăn các loài rau lá hoang dại mọc trên nương rẫy, khe suối…và đã tìm thấy được sự ích lợi của nó khi trãi qua cái đói, cũng như tìm thấy được tác dụng của rau lá, củ, quả đối với sức khỏe. Từ đó họ đã chế biến ra món canh tập tàng gồm nhiều loại rau, lá khác nhau với một hương vị hấp dẫn và bổ  dưỡng, giản đơn trong chế biến.

          1.Nguyên liệu:

Các loại rau, lá mọc xung quanh vườn nhà hay hái được từ nương rẫy sau một ngày đi làm về: rau dền, rau sam, ngọn rau lang, rau muống, bồ ngót, hoa bí, đọt bầu, lá lốt, mã đề, tàu bay … hay một vài tai nấm mèo, nấm rơm bất chợt hái được trên đường trở về nhà sau một ngày lao động vất vả.

Gia vị: muối, bột ngọt, ớt tươi.

Một ít dầu ăn hay mỡ heo.

2.Cách làm:

Rau lá các loại sau khi vặt, loại bỏ những lá sâu, già không dùng được, rửa sạch để ráo.

Nấm sau khi loại bỏ phần không cần thiết, rửa qua nước muối cho sạch, xé nhỏ thành những sợi nhỏ.

Bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn hay mỡ heo phi cho nóng. Bỏ nấm vào tao đều, nêm chút muối, bột ngọt. Đổ nước vừa đủ dùng nấu sôi. Khi nước đã sôi, thả rau vào đảo qua cho nước sôi ngập rau, giúp cho rau chín đều, tạo nên một màu xanh tự nhiên của rau lá trông rất đẹp mắt. Nêm nếm lại cho vừa ăn và nhắc xuống dùng nóng.

Khỏi phải nói thêm khi thưởng thức một bát canh thập cẩm đẹp mắt nhưng giản đơn trong chế biến, mà lại giàu chất dinh dưỡng như thế. Chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng sau một ngày lao động vất vả.

35. Ốc đá xào với kiến vàng

(Boh Abao Hơbai tul pu\ng hang hdômsao)

1.Nguyên liệu:

ốc đá hoặc ốc gạo: 1 kg.

Bột gạo: 1nắm, khoảng ¼ lon gạo ngâm.

Dầu ăn một ít( không buộc phải có).

Kiến vàng 1 chén, nếu có thì rất ngon .

   Loại kiến này có nhiều vào mùa mưa hay mùa xoài, trú tự nhiên trên cây xung quanh vườn hay trên nương rẫy, là một loại gia vị đắc sắc  tạo thêm hương vị của nhiều món ăn người Jrai.

Nén, sả, ớt, muối, bột ngọt.

2.Cách làm:

ốc sau khi bắt ngoài đồng về, đem ngâm với nước vo gạo cho nhả chất bùn, rửa sạch. Dùng dao chặt bỏ phần đuôi ốc, rửa qua nước cho sạch.

Muối, ớt, nén, thái vài lát sả giả chung với kiến vàng cho nhuyển.

Bắt soong lên bếp, cho một ít dầu ăn phi cho nóng, đổ ốc vào đảo qua cho đều, tiếp tục bỏ gia vị vào trộn đều. Đổ nước xâm xấp mặt ốc, đập vài tép sả thả vào nồi đun sôi. Khi thấy ốc đã chín, lấy bột gạo cho vào tô nhỏ pha một ít nước lã khuấy đều rồi đổ vào nồi, dùng tay trộn đều, nêm thêm muối, bột ngọt cho vừa miệng.

Món này dùng nóng rất ngon, khi đó ta mới cảm hết được vị giòn ngọt của ốc ruộng, đượm với vị cay nồng của sả, ớt và béo ngậy của bột gạo và vị chua rất đặc trưng của kiến vàng.

 Món ốc đá này khi thưởng thức không khác mấy với món ốc len xào dừa, sửa béo của người kinh vùng nước lợ gần biển.

Đố vui:

Drơi `u aliăng

Amăng `u pơsơi?

 Thân nó lõi

Cửa nó bằng sắt? ( Abâo / ốc)

36. Món gỏi thịt thập cẩm

( A`a\m Piang )

1.Nguyên liệu:

Thịt heo, lòng heo, gan, phổi.

Bắp khô dân tộc.

 Ngò gai, rau hún g.

Muối, ớt, bột ngọt, bột knor.

2. Cách làm:

Thịt heo, lòng heo, gan, phổi rửa sạch đem luộc chín, vớt ra để cho ráo.

Bắp khô lẩy lấy hạt đem rang chín và thơm. Sau đó bỏ vào cối giả cho thật nhỏ. Dùng rây chọn lấy phần mịn.

Thịt heo đem thái nhỏ đều cỡ bằng một đốt tay. Gan, phổi, lòng… cũng thái nhỏ đều như thế.

Dùng gia vị: muối, bột ngọt, bột knor và bột bắp đã rang chín trộn đều, nêm cho vừa miệng.

Không quên xắt một vài khoanh ớt và rau ngò gai, rau húng rải trên mặt đĩa trước khi dùng.

Món này thường dùng để làm mồi nhấm trước khi ăn, hay dùng để ăn với cơm cũng rất hấp dẫn.

        Đây là một trong những món truyền thống không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình, hay trong các ngày lễ lạc hội làng của Người Jrai, do cách chế biến giản tiện, vì vật liệu có sẵn như thịt lợn và các gia vị luôn sẵn có trong vườn nhà, nhất là món ăn này rất ngon, bởi sự kết hợp của thịt lợn và bột bắp rang cùng gia vị làm giảm bớt chất béo ngậy của mỡ heo.

Ø Tác dụng với sức khoẻ

Lá ngò gai, ngò tàu mà Người Jrai gọi là  lá kát, mọc hoang nhiều trên nương rẫy hay được trồng nhiều trong vườn  nhà, được dùnng làm gia vị, mùi thơm lâu và đậm. Cũng như phần lớn các loại gia vị có tinh dầu khác, ngò gai và rau hung có tác dụng chửa cảm sốt,  đầy bụng và kích thích tiêu hóa. Vì thế cho nên trong các món thịt có nhiều mỡ như món gỏi thịt thập cẩm này, Người Jrai luôn dùng lá ngò gai, rau hung và bột bắp, gạo thính đi kèm là thế.

37. Lá ser nấu kèm với kiến vàng

( A`a\m ser hơbai hang hdôm sao)

1.Nguyên liệu:

Lá cây ser: chọn phần lá non.

Cá cơm khô, nếu không có dùng cá khô trích hay cá hấp cũng được.

Kiến vàng, trứng kiến vàng.

Gia vị: muối, bột ngọt, một ít ớt, dầu ăn hoặc mỡ heo.

2.Cách làm:

Dùng tay tuốt phần lá, loại bỏ phần cọng lá, rửa sạch để ráo.

Cá khô rửa sạch, để ráo.

Cho một ít dầu vào nồi cho nóng, sau đó bỏ cá vào tao đều cho tái, đổ nước vào đun sôi.

Kiến vàng giả chung với muối, một ít ớt và bột ngọt.

Khi nước đã sôi đều, bỏ lá cây ser vào.

Bỏ vào nồi nước đang sôi hổn hợp kiến vàng và gia vị vừa giả, nêm gia vị cho vừa miệng.

Như thế là chúng ta vừa chế biến xong món canh lá cẩm xer nấu với kiến vàng thật thơm ngon và bổ dưỡng.

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

Có lẻ các bạn sẽ rất hài lòng khi thưởng thức món canh này trong mùa nắng nóng. Đặc biệt sẽ nhớ mãi cái vị chua đặc trưng của kiến vàng, kết hợp với vị ngọt tự nhiên của lá cây xer và chút mặn mà của cá khô đồng bằng trong món canh rừng thú vị này. 

Lưu ý:

Vì lá cẩm xe có tính mát, nên dễ làm chột bụng đối với những ai đang có vấn đề về tiêu chảy. Nên dùng ít hay không nên ăn để đảm bảo sức khỏe.

Có thể sử dụng: Muối ớt, Riềng giả chung với Kiến vàng Làm chất phụ gia nấu với lá cẩm ser rất ngon và tiện lợi (xin xem trang Các món chấm Jrai).

Câu đố vui:

Pô `u rơvang, ngă sang dlông?

Thân nhỏ bé, làm nhà cao?

( Hdômsao / Kiến vàng)

38. Cá khô nướng trộn với lá Ta\ng liang.

(A`a\m akan sin net aku pa] hang hla Tang liang)

1.Nguyên liệu:

Cá khô cơm, cá khô trích, nếu không có dùng cá hấp cũng được.

Lá ta\ng liang(chọn lá non không quá già, lấy cả bông rất ngon)

Kiến vàng( nếu có thì món này rất ngon).

Gia vị: muối, bột ngọt, bột nêm, đường, ớt.

2.Cách làm:

Cá khô nướng cho chín, nếu là khô trích thì loại bỏ phần xương.

 Lá tang liang hơ qua trên lửa hồng hay than, giúp cho bớt đắng.

Dùng tay tuốt lấy phần lá và bông.

Giả kiến vàng cùng với ớt, thêm một ít muối, bột ngọt, bột nêm, ít đường. Sau đó trộn chung lá tang liang với cá vào một chậu riêng.

Dùng tay bóp đều, sao cho cá và lá tang liang thấm trộn vào nhau, dùng gia vị đã giả cho vào trộn đều, nêm miệng là được.

Món này ăn kèm với cơm nóng rất ngon, bởi vị chát rất đặc trưng của lá tang liang được kết hợp với cái vị mặn thơm của cá khô nướng, pha với cái chua cay của kiến vàng làm cho món này có hương vị rất đặc biệt khi thưởng thức.

Đây là món ăn rất dân giả mà Người Jrai từ cụ già cho đến các em bé đều rất ưa dùng, bởi sự đơn giản trong chế biến và tìm kiếm vật liệu. Nhất là nó rất tiện lợi không thể thiếu khi đi làm xa nhà lâu ngày, cần sự nhanh gọn trong chế biến.

Ø  Tác dụng với sức khỏe

Lá tenglen có thể nấu chung với thịt heo và thịt bò rất ngon và bổ dưỡng. Cách chế biến cũng rất đơn giản, thay vì dùng cá, ta thay vào đó là thịt heo hay bò thái nhỏ, dùng mỡ heo hay dầu phi cho nóng rồi bỏ thịt xào qua cho tái. Nhắc xuống cho lá tang liang vào, bóp đều sau đó nêm gia vị như phần trên.

Pơtưh Jrai ( dân ca Jrai)

“ {ong phi\ c\ra\ng,  [ong hang alah  –  Ăn đắng siêng năng, ăn cay biếng nhác.”

Món chấm Jrai

Do\  ama\ng sang `u [âu hiam,

trun đua\i mơng sang `u jing [ăt.

Abih bang a\t kiang yua `u ?

nhà thì nó thơm,

 Rời nhà thì nó mặn.

ai nấy đều phải dùng đến nó? ( Hra / Muối)

39. Muối ớt, Riềng giả chung với Kiến vàng.

(Ha\ng hra tul: hra, ha\ng, kuah, hdômsao)

Theo y học dân tộc, riềng cay, mùi thơm, tính ấm, tiêu đờm, ấm bụng, tiêu thực. Riềng thường được để chửa ăn uống chậm tiêu, đau bụng lạnh, ỉa chảy, cảm lạnh, nôn mửa.

Từ những dược tính trên, từ xưa Người Jrai đã biết dùng riềng trong chế biến thức ăn hàng ngày: chất xúc tác làm men rượu cần; làm gia vi hay như phụ gia của món muối riềng trình bày dưới đây.

Nguyên liệu- Cách chế biến:

Riềng rửa sạch, để ráo xắt mỏng.

ớt Jrai để nguyên trái.

Kiến vàng lượng đủ dùng. Tất cả giả chung cùng với muối và một ít bột ngọt. Nếu muốn để dùng lâu ngày, thì muối hơi đậm một chút.

Món này dùng để ăn kèm với tất cả các loại rau luộc, hay ăn kèm với cơm nóng rất ngon.

Cũng có thể dùng muối này làm phụ gia để nấu canh với các loại lá rừng khi không có cá thịt cũng rất ngon.

Món muối này có thể để dành lâu ngày dùng dần cũng được, nhưng phải để trong lọ đậy kỹ, đảm bảo được vệ sinh.

Câu đố vui:

Ană mơnuih ha tuh ha tăl

Mă sang tơmeh ha be\?

Hàng trăm nghìn người

Làm nhà chỉ có một cột? ( Hơdômsao / Kiến vàng)

40. M\ón muối sả ớt.

(Hăng hra tul pla\ng)

SẢ: cũng là loại gia vị kích thích tiêu hóa tốt. lá sả có mùi thơm đặc biệt, trừ được ruồi muổi rắn rết. Phụ nữ có thai thường dùng sả đun nước gội đầu, vừa thơm, vừa mượt tóc lại phòng được các bệnh mùa lạnh. Dược tính của sả: có vị cay, tính ấm, giúp tiêu hóa, thông khí khỏi nôn, tiêu đờm sát trùng, lợi tiểu. Với những công dụng đó, sả thường được dùng để chửa các chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu.

Nguyên liệu- Cách chế biến:

Sả sau khi nhổ trong vườn về, rửa sạch, để ráo, chọn những thân sả không quá non, loại bỏ phần lá.

ớt: chọn những quả ớt tươi nguyên trái, chín mọng, rửa sạch, để ráo.

Dùng dao 2 lưỡi xắt mỏng sả, sau đó bỏ vào cối.

lưu ý: Cối phải thật sạch và ráo.

Giả sả chung cùngvới ớt, muối, thêm một ít bột ngọt sao cho vừa miệng.

 Món này có thể để dành lâu ngày dùng dần cũng được, nhưng phải để trong lọ đậy kỹ, vệ sinh.

Pơtưh Jrai( Dân ca  Jrai) BƠNAI  DRA HIAM ( Người con gái đẹp)

Ơ adơi dra hiam ah

Kâo dlăng Ih

Ih  kar ha\ng pla\ng

Kar ha\ng rơving ale mơda

Djeo Ih kar ha\ng ]im phi\

Kli\ Ih kar ha\ng c\im a.

Kâo dlăng Ih

Ih kơmla\ kar ha\ng yang hrơi

Ih rơun kar ha\ng yang blan

Tơgơi Ih tih kar ha\ng bla.

Hỡi người xinh đẹp

Anh nhìn thấy em

Tựa như Bụi sả

Giống ngọn le non

Eo tròn chim phí

Da mịn chim A.

Anh nhìn thấy em

Chói chang mặt trời

Dịu dàng nàng trăng

Miệng xinh tựa ngà.

                                                                                              (sưu tầm)

41. Muối lá a] Jrai

(Ha\ng hra tul hla a] Jrai)

Nguyên liệu- Cách chế biến:

Lá ach Jrai, là một thảo dược rất được Người Jrai ưa dùng trong khi chế biến thức ăn, bởi mùi vị đặc trưng của nó. Các món ngon, khi chế biến mà thiếu đi hương vị của lá ach thì sẽ làm mất đi cái vị đặc trưng của món ăn. Vì thế nên xung quanh vườn nhà, Người Jrai luôn trồng những bụi ach thơm  để dùng thường xuyên khi nấu nướng. Cụ thể món gà nướng, nếu như không có muối lá ach ăn kèm thì sẽ không hấp. Hay như món canh cà đắng nấu với ngọn rau lang, lá mì mà thiếu lá ach thì không phải là món ngon nữa.

Chọn những cành lá ach thật tươi, vặt lấy những lá vừa ý rửa sạch, để cho ráo nước.

ớt tươi nguyên trái, không dập rửa sạch để cho ráo.

Dùng cối sạch, ráo bỏ chung lá ach và ớt giả chung với nhau. khi giả nhuyển bỏ ớt, bột ngọt vào trộn đều liệu sao cho vừa miệng.

Lá ach cũng có thể kết hợp với cá khô nướng chín, xé nhỏ giả chung với muối, ớt, bột ngọt làm món ăn kèm với cơm nóng. Rất tiện lợi khi đi rừng dài ngày, khi không có thời gian nấu nướng.

Câu đố vui:

Di\ hong sang [âo, kơdâo trun gla\i.

Bơnai Dăng Dăt djop pô yua?

Lên nghe mùi, nhảy xuống.

Nàng Dang Dắt lắm người dùng?

( Hla e\] / Cây, Lá é Jrai)

42. Muối ớt, giả chung với lá ngò gai

(Ha\ng hra tul hla kat)

Nguyên liệu- Cách chế biến:

 Ngò gai: lựa những lá tươi non, không bị sâu hay úa vàng, rửa sạch, để ráo.

ớt : Chọn những trái chín mọng, không bị dập, rửa sạch, để ráo.

Cho lá ngò gai và ớt vào cối giả chung, không cần nhuyển lắm. Sau đó cho thêm muối và bột ngọt đủ dùng là được.

Món chấm này ăn kèm với thịt heo luộc, thịt bò luộc hay cá đồng nướng, chuột nướng rất ngon.

Ø  Tác dụng với sức khỏe:

ớt có tác dụng kích thích tiêu hóa, khử mùi tanh của tôm cá, tạo màu gây cảm giác ngon lành. ớt là loài gia vị được dùng rộng rãi nhất trong dân gian nói chung và đặc biệt đối với Người Jrai nói riêng. Hầu hết ớt được sử dụng làm gia vị để nêm nếm thức ăn. Họ cũng dùng lá ớt để nấu canh như một loại rau

Theo y học dân tộc, ớt vị cay, tính rất nóng, dẫn hỏa, tiêu thực, sát trùng. Lá ớt vị đắng tính mát, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi tiểu. dùng ớt vừa đủ lượng có thể phòng chống sốt rét.

Trị rắn, rết cắn bằng cách: lá ớt nhai nhỏ đắp lên vết cắn; quả ớt chín còn tươi bẻ đôi, xoa lên vết cắn rất công hiệu.

Lá ngò gai( ngò tàu) mà Người Jrai gọi là  lá kát, mọc hoang nhiều trên nương rẫy, hay được trồng nhiều trong vườn  nhà, được dùng làm gia vị, mùi thơm lâu và đậm. Cũng như phần lớn các loại gia vị có tinh dầu khác, ngò gai có tác dụng chửa cảm sốt, đầy bụng và kích thích tiêu hóa.

Câu đố vui:

Mơng `u net `u mơtah

Truh `u tha `u mriah?

Lúc nhỏ nó xanh xanh

Lớn lên nó đo đỏ? ( Hăng / ớt)

43. Muối kiến vàng

( Hdômsao tul hang hra )

Nguyên liệu- Cách chế biến:

Để có được những chú kiến vàng và những bọng trứng chua béo ngậy, những người nội trợ phải thật “yêu nghề”. Bởi sở hữu được một tổ kiến vàng khồng phải là chuyện dễ, khi phải leo, trèo lên cây và bất chấp sự “kháng cự “của chúng. Nhất là ngày nay, khi mà món ăn này đang trở nên thịnh hành không còn là của riêng trong chế biến của Người Jrai, mà anh em người Kinh cũng đã ” săn lùng” bởi cái vị hấp dẫn và tác dụng đối với sức khỏe của chúng, nên việc tìm và bắt chúng ngày càng hiếm.

Hơn nữa, món kiến vàng này chỉ ngon và được ưa dùng khoảng từ sau tết cho đến tháng giêng ba, tư.

Kiến vàng và trứng của nó( nếu có thì rất ngon) sau khi loại đi những tạp chất, bỏ vào cối khô, ráo giả dập không cần nhuyển, nếu muốn hợp vị có  thể cho thêm một vài miếng riềng thái nhỏ giả chung cũng rất ngon. Gia giảm muối, bột ngọt cho vừa miệng là được.

Món này có thể dùng được trong dài ngày, nên bảo quản trong chai, lọ khô sạch và cho thêm muối để không dễ ôi, thiêu.

Món muối kiến vàng được dùng ăn kèm với cơm nóng rất ngon và bổ dưỡng. Cũng có thể dùng làm món chấm ăn kèm với bất cứ món nào.

 Muối kiến vàng được dùng làm phụ gia khi nấu canh với lá cẩm xer, hay trong chế biến món bung cơ với cua đồng thì rất tuyệt .

Kiến vàng có thể được sử dụng trong chế biến làm muối khô rất ngon và tiện dụng. Bao gồm: lá kach( ngò gai), riềng, sả thái nhỏ, ớt, muối, bột ngọt. tất cả giả chung với nhau, sau đó phơi khô bảo quản trong lọ dùng dần.

Câu đố vui:

Pô `u rơvang, ngă sang dlông?

Thân nhỏ bé, làm nhà cao? ( Hơdômsao/ Kiến vàng)

44. Muối lá agrua]

(  Ha\ng hra tul tôm hla grua])

Nguyên liệu- Cách chế biến:

Lá grua] rất được các dân tộc miền núi ưa dùng trong khi chế biến món ăn, đặc biệt là dân tộc Banar, Jrai bởi hương vị đặc trưng và tác dụng đối với sức khỏe của nó.

Lá grua] thường mọc ở những vùng trũng nước, đất ẩm không bị ô nhiểm, trong rẫy xa hay trong rừng. Lá grua] mọc tự nhiên tập trung nhiều ở vùng Cheoreo-  Phú bổn, nơi có dòng sông Ba phù sa đầy ắp bốn mùa.

Người Jrai dùng lá grua] hầu hết khi chế biến món ăn, nó được dùng làm gia vị để tạo mùi thơm, làm giảm bớt mùi tanh, hăng của cá thịt, cua đồng. Và nhất là tính ngọt tự nhiên của lá gruach mà hiếm có thảo mộc nào sánh bằng khi nấu nướng. Người Jrai xưa cũng như nay luôn dùng lá gruach thay cho bột ngọt cũng vì đặc tính này. Nó có mùi – vị rất đặc trưng và dễ tính khi chế biến và bảo quản dùng lâu ngày.

Vào trong bất cứ nhà Người Jrai nào, nhìn lên gác bếp ta cũng thấy có một bó hay một lọn lá grua\] được treo lủng lẳng trên ấy. Có thể dùng lá grua] tươi để nêm nếm hay khô cũng không làm mất đi hương vị và biệt dược của chúng, nên vì sao lá grua] luôn được Người Jrai ưa dùng là vậy.

Lá gruach tươi thì giả chung với muối, ớt làm phụ gia thay bột ngọt tạo mùi thơm cho món ăn.

Lá grua\\\\] khô thì để dành dùng dần.

Đặc biệt lá grua] khô, được người Jrai dùng làm món hang grua] rất ngon, chẳng thua chi món muối tôm của vùng Tây ninh người kinh miền xuôi.

Để có món muối tuyệt vời này, khâu chế biến rất đơn giản. chỉ cần chọn những cọng gruach tươi, sạch bỏ vào cối giả chung với muối, ớt  tươi. Thế là ta đã có một cối muối lá grua] thật ngon, có thể ăn kèm với rau luộc, thịt luộc, cá nướng rất ngon rồi.

Nếu muốn sử dụng là grua] làm món muối chấm khô, cách làm cũng rất đơn giản. chỉ cần chọn ra những cọng lá grua] khô, sạch cắt thành từng khúc nhỏ, giả chung với muối, ớt trái khô cho thật mịn.

Nếu muốn ngon hơn, có thể rang sơ lá grua] và ớt khô qua lửa, thêm một ít bột ngọt vào cối để giả chung. Thế là ta đã có một lọ muối lá grua] bắt mắt, đậm đà để dùng trong nhiều ngày hay dùng làm quà biếu cho bạn bè gần xa.

45. Cách làm rượu cần

( Dùng cho ghè cao khoảng 40 cm)

          1.Nguyên liệu:

Dùng gạo hay nếp cũng được khoảng 8 lon tương đương 2kg.

Khoảng 15 viên men khi trời nắng ráo; 20 viên men khi tiết trời âm u, lạnh.( men Hà lượng)

1ghè cao khoảng 40 cm, loại ghè chuyên dùng cho việc chế biến rượu cần, được rửa sạch, để khô.

 lá chuối sạch, dây cột, trấu đã sảy cho bay hết bụi.

2.Cách làm:

Gạo vo sạch, gút lại cho ráo, bỏ vào nồi nấu như nấu cơm(không khô quá hay nhão)

Khi cơm đã chín, nhắc xuống xới ra một cái nia sạch cho nguội bớt.( đừng để cho cơm trong nia nguội quá, phải còn âm ấm)

Men viên được giả thành bột cho thật mịn.

Rắc men đều trên nia cơm, sau đó dùng tay trộn đều cho men thấm vào với cơm.

Sau công đoạn này, ta lấy trấu rắc đều trên mặt nia cơm đã trộn men một lớp mỏng chờ cho dậy men.

Chú ý phải để nơi cao ráo, sạch sẽ không dễ bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến việc dậy men và nhiễm khuẩn, làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi của rượu.

Khi đã đủ thời gian dậy men, thời gian khoảng 3- 4 tiếng đồng hồ, dùng tay thọc vào giữa nia cơm thấy bốc hơi nóng và dậy mùi là được.

Tiếp tục lấy thêm trấu trộn đều với nia cơm đã dậy men. Trước khi bỏ cơm vào ghè, ta không được quyên bỏ vào đáy ghè một nắm vỏ trấu lót trước khi bỏ cơm vào ghè.

Đặt một miếng lá chuối sạch vừa miệng ghè, sau đó dùng những miếng lá chuối to bản đắp kín miệng ghè, có thể dùng bịch ny- lông đắp kín, sau đó dùng dây buộc chặt sau cho cơm rượu đủ độ nóng để tạo men.

Đặt ghè rượu nơi thoáng mát.

Chúc bạn có một ghè rượu thật ngon, thật nồng khi đãi khách và tiếp bạn bè trong những ngày lễ tết.

Pơ tưh Jrai ( Dân ca Jrai ):  Ru tơgu\ tơpai(Đánh thức men rượu)

Ru tơgu\

Tơgu\ be\!

Đi|h pit tah!

Swaih yơh

}ơ\ tơpai anai

Pơta\h phun ]eh

Eh phun tơpai

Rơkơi toh toai

Bơnai yaih eng

Ơ yang pap kơ kâo

Ơ yang brơi kơ kâo

Kiang kơ jrok sang arang

Kiang kơ đi\ bơnai arang

}ơ\ tơpai  anai

Mơmih phi\ mơmih hang

}ơda\ng amăng tơngia

Wor tơ]ô hia

Wor tơnă asơi kơ ung sang.

Dậy đi, nào men

Nào, dậy đi!

Ta ngủ say rồi

Giờ dậy đi thôi nào!

Này men hãy khiến

Cho nôn tại ghè

Cho iả tại chỗ

Đàn ông cởi khố

 Đàn bà tụt váy!

Lạy thần, xin thương tôi

Lạy thần, xin ban cho tôi

Được lạc vào nhà người ta

Ăn nằm với vợ người ta!

Này hỡi men say

Ngọt đắng cay nồng

Nẻ cả lỗ tai

Quên cả cháu khóc

Quên cả nấu cơm cho chồng.

Hlu\ng ha boh, hnoh `u lu?

Có một cái ao, bao nhiêu khe rảnh? ( Pai ]eh  / ghè rượu )

}im găm than kơyâu, dô| [ơi dơnao ia?

Chim đậu cành cây giữa hồ nước? ( Đing tơ pai / Cần rượu )

Cách làm bình uống nước từ trái bầu.

            Đối với người Jrai, đa phần các vật dụng trong gia đình đều do chính tay họ làm nên. Người nam có thể đan gùi, làm cung, nỏ, đao và những thứ vật liệu khác. Người nữ biết se bông, kéo sợi, dệt vải, và biết tự tay may cho mình và cho gia đình những bộ váy áo đẹp . Như vậy ai cũng hiểu: họ là chủ, và họ hãnh diện về mình, về những gì tự làm đẹp cho mình, và những gì mang tính dân tộc mình. Tất cả những vật dụng ấy trở nên quen thuộc và gắn bó với cuộc sống của họ. Không những thế, chúng còn có giá trị đặc biệt đối với người già là những bậc đáng kính luôn thao thức, trăn trở khi từng ngày họ cảm thấy một số giá trị văn hóa như bị mai một, xâm thực, lai căng… sợ rằng con cái họ, những thế hệ trẻ không còn biết quý trọng những nét văn hóa đáng quý mà ông bà tổ tiên để lại.

Trong  “Góc vườn nhỏ” này, người viết ao ước muốn góp nhặt, để thêm vào một nét chấm phá rất ư dễ thương của cộng đồng người Jrai trong việc phát huy và bảo tồn nét văn hóa đáng quý mà họ đã đem lại sự tươi đẹp cho cuộc sống. Đó chính là những trái bầu đựng nước uống ( GET IA), và cách làm nên nó của người Jrai.

 GET IA- một vật dụng rất ư gần gủi trong văn hóa giao tiếp nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng của người Jrai.

Để có những chiếc bầu đựng nước thật tốt và đẹp, điều trước tiên phải lựa chọn những quả bầu đã già, có dáng hình đẹp, không bị sâu đục, vỏ láng mịn. Những quả bầu như thế sẽ cho ra những bình nước rất đẹp và chất lượng sau này. Chọn những quả bầu có cuống đã khô và quắt lại. ( lớn nhỏ không cần thiết, tùy ý thích của chủ nhân).

Công đoạn thứ hai: Đem những quả bầu đã chọn, vùi sâu vào trong trong những vũng bùn có nhiều nước ở ruộng lúa gần rẫy, hay như trước kia các bà, các cô thường chôn những trái bầu đã được chọn gần bến nước giọt cuối làng để tiện sửa soạn, chăm sóc trong công đoạn sau này. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa mang tính cộng đồng rất cao của người Jrai.

 Thời gian ngâm khoảng từ 8 – 10 ngày, mục đích làm cho mủng ruột bên trong quả bầu, đồng thời bùn non và nước ngâm lâu ngày sẽ giúp cho vỏ quả bầu được săn chắt hơn.

Hơn một tuần, lấy những quả bầu được ngâm lên, dùng dao nhọn khoét lỗ ngay trên cuống của quả bầu làm miệng bình, dốc phần hạt cũng như ruột bầu bị mủng ra hết. Lúc này, trái bầu đã rổng ruột, chỉ còn vỏ mà thôi, nhưng phải hết sức cẩn thận đừng để cho vỏ quả bầu bị trầy xướt sẽ làm mất đẹp sau này. (Thời gian này không cần vùi lại những quả bầu trong trong bùn nữa).

Tiếp tục đổ nước đầy vào các trái bầu rổng, ngâm nhiều ngày cho vỏ bầu hết mùi hôi của ruột bầu mủng. Cứ mỗi buổi sáng ra bến lấy nước, ta thay nước trong vỏ bầu, làm như thế trong khoảng một tuần là không còn mùi.

Cùng lúc với việc xúc vỏ quả bầu mỗi ngày, là công đoạn tạo màu đen bóng cho vỏ bầu. Bằng cách dùng lá mắt mèo và lá lòng chảo vò nhỏ với nhau tạo nên một chất  xanh chàm, dùng tay chà xát đều trên thân vỏ bầu. ( hai loại lá này thường mọc rất nhiều gần các bến nước giọt và ven nương lúa của người Jrai).

Sau hai tuần lễ, kể từ ngày chọn, hái và ngâm những quả bầu ưng ý tại bến nước giọt, cũng như trãi qua công đoạn ngâm trong bùn để loại bỏ phần ruột nẩu mủng, tạo độ đen bóng láng cho vỏ bầu. Giờ đây ta có thể mang những IA GET về nhà được rồi. Nhưng bạn chớ vội sử dụng ngay, hãy để trên gác bếp  khoảng độ một tuần nữa, để cho hơi nóng từ bếp lửa làm cho vỏ quả bầu săn chắt lại, cũng như tạo độ bền dai sau này.

Việc làm cuối cùng, là dùng lá chuối khô cuốn lại theo hình trôn ốc, để tạo ra những nút đậy theo kích cỡ của miệng bầu. Như thế là chúng ta đã làm xong những chiếc IA GET xinh xắn, dễ thương dùng để đựng nước uống, cũng có thể dùng để tặng bà con bạn bè xa gần.

Đó là lý do tại sao, khi vào bất kỳ một gia đình người Jrai nào, bạn cũng thấy và được bà con mời “ ~um ia ”bằng những bình đựng nước bằng những quả bầu khô đen tuyền bóng láng, bên trong chứa những giọt nước mát lạnh, chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và gây không ít chút tò mò.

Đố vui:

Lơm  ]ơđai, `u dô| amăng hma,

Truh `u tha, `u dô| amăng hlu.\

Truh ta ru\ going `u, `u dô| hong rong dah bơnai?

Khi nhỏ nó ở ngoài rẫy,

Già rồi nó nằm dưới bùn.

Ta kéo lên, nó trên lưng đàn bà?

( Get ia / Bầu nước )

Hlơi nao truh pơ anun, khom m]um `u

Hlơi nao truh pơ anun, khom m]um `u?

Ai đến đó cũng phải hôn nó

Ai đến đó cũng phải hôn nó? (Get ia / Bầu nước )

Vang mãi ngoài môi câu cảm mến

Vọng hoài trong dạ tiếng tri ân.

Previous articleNÉT MỚI MẺ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC HÔM NAY
Next articleCuộc khổ nạn của Đức Giêsu và sứ vụ linh mục