Home Giải Trí Những vụ thảm sát tồi tệ và khủng khiếp nhất lịch sử...

Những vụ thảm sát tồi tệ và khủng khiếp nhất lịch sử thế giới

341
Thảm sát là sự kiện một nhóm người bị giết trong tình trạng không có sức chống đỡ hoặc vô tội trong khi kẻ giết chóc nắm quyền kiểm soát hoàn toàn. Trên thế giới có rất nhiều vụ thảm sát, diệt chủng, thanh lọc sắc tộc quy mô về số lượng người chết và ảnh hưởng của các vụ việc cũng khác nhau. Xin giới thiệu tới các bạn những vụ thảm sát tồi tệ và khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất  lịch sử loài người:

10. Vụ thảm sát tại Đông Timor

Vụ thảm sát tại Đông Timor xảy ra vào năm 1975 khi quân đội Indonesia chiếm đóng các đảo ở đây. Tội ác diệt chủng này thực hiện sau khi Indonesia giành được độc lập, dẫn  cái chết 200.000 người. Tội ác diệt chủng này chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là vào năm 1975 và Giai đoạn thứ hai là vào  năm 1999. Đa số người dân Đông Timor phải vào một trại tập trung và bị tàn sát đến chết.

9. Vụ thảm sát Babi Yar

Thảm sát Babyn Jar  là cuộc thảm sát của Đức Quốc xã dẫn tới cái chết của khoảng 100.000 đến 500.000 người Do Thái tại hẻm núi Babyn Jar trong khu vực của thủ đô Ukraina, Kiev vào ngày 29 và 30/9 /1941.

8. Phân vùng Ấn Độ (1947)

Cuộc chiến lớn nhất giữa Ấn Độ với Pakistan  xảy ra vào năm 1947. Cuộc xung đột chỉ là sự cạnh tranh phá hoại chống lại hai nền tôn giáo lớn là đạo Hindu và đạo Hồi . Khởi đầu là nạn diệt chủng, giết chết khoảng 200.000 đến 2.000.000 nạn nhân bao gồm cả Hindu giáo, Hồi giáo và Sikh.

7. Vụ thảm sát tại Manila

 

Vụ thảm sát Manila diễn ra trong Thế chiến II do quân đội Nhật Bản gây taị thành phố Manila, Philipine. Những lính Nhật này đã phạm phải những hành động hung bạo, và tội ác nghiêm trọng, sự kiện vốn sau này được biết đến như là thảm sát Manila. Đó là những hành động cắt xẻo các bộ phận cơ thể, cưỡng hiếp và thảm sát những người dân thường ở lại để duy trì nhịp sống ở thành phố vốn đã hoang tàn.

Vụ thảm sát dẫn đến cái chết khoảng 100.000 đến 500.000 người.

6. Thảm sát Nam Kinh

Thảm sát Nam Kinh là một vụ tội ác chiến tranh do quân đội Nhật Bản tiến hành bên trong và xung quanh Nam Kinh, Trung Quốc sau khi thành phố này rơi vào tay Quân đội Nhật Bản ngày 13/12/1937. Thời gian diễn ra cuộc thảm sát vẫn chưa được biết rõ, dù bạo lực đã kết thúc vào đầu tháng 2/1938.

Khi chiếm đóng Nam Kinh, quân đội Nhật Bản đã thực hiện nhiều hành động tàn ác như hãm hiếp, cướp bóc, đốt phá và hành quyết tù binh chiến tranh cũng như thường dân. Con số thương vong cụ thể là một chủ đề được bàn cãi hết sức gay gắt giữa các nhà nghiên cứu. Các ước tính từ 40.000 đến 300.000 người. Con số 300.000 người lần đầu tiên được Harold Timperly, một nhà báo tại Trung Hoa trong thời gian này đưa ra vào tháng 1 năm 1938. Con số này có lẽ bao gồm cả những người bị thảm sát ở những vùng xung quanh thành phố Nam Kinh trong thời gian chiếm đóng của Nhật Bản.

5. Diệt chủng Rwanda

Nạn diệt chủng Rwanda xảy ra trên đất nước châu Phi Rwanda, bắt đầu từ ngày 7 /4/1994. Sau khi chuyên cơ của Tổng thống bị bắn rơi. Nạn diệt chủng này dẫn đến cuộc chiến giữa hai sắc tộc Hutu và Tutsi của Rwanda. Chủ yếu là người Tutsi bị sát hại.

Khi chuyên cơ của Tổng thống Rwanda Juvenal Habyarimana bị trúng đạn, chỉ vài giờ sau những người Hutu quá khích dựng lên 1.157 hàng rào xung quanh thủ đô. Những tay súng cực đoan Hutu Interhamwe được trang bị dao rựa, cuốc, dùi cui và súng trường phối hợp với binh lính người Hutu trong quân đội Rwanda hình thành đội quân giết người hung bạo, vác loa kêu gọi giết người Tutsi và cả những người ôn hòa cùng dòng máu Hutu mà Interhamwe gọi họ là những “con gián”. Cả đất nước Rwanda chìm trong loạn lạc đẫm máu.

Chỉ trong vòng 100 ngày, có tới trên 800.000 người Tutsi và hơn 200.000 người Hutu ôn hòa bị giết, ghi dấu ấn vào một trong những nạn diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại.

Kể từ khi nạn diệt chủng chấm dứt có khoảng 95.000 trẻ em bị mồ côi cha mẹ và khoảng 2.000 phụ nữ bị nhiễm HIV do bị hãm hiếp. Năm 2001, ước tính có khoảng 264.000 trẻ em bị mất mẹ hoặc bố vì bệnh AIDS và con số này có thể lên tới 350.000 trẻ em vào năm 2010. Con số trẻ em không được đến trường còn lớn tới 400.000 em. Hậu quả của nạn diệt chủng vẫn còn đeo đuổi những người phụ nữ Rwanda với cái chết chậm chạp, đau đớn từ căn bệnh AIDS.

4. Vụ diệt chủng Armenia

Vụ diệt chủng Armenia ( Cuộc tàn sát Armenia hay Thảm sát Armenia ) là vụ trục xuất và thảm sát bằng vũ lực hàng trăm ngàn đến hơn 1,2 triệu người Armenia trong thời kỳ chính phủ của Liên hiệp Thanh niên Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1915 đến 1917 ở Đế quốc Ottoman.

Cuộc thảm sát này được mọi người công nhận rộng rãi là một trong những vụ diệt chủng có hệ thống và hiện đại đầu tiên. Đến nay, 22 quốc gia đã chính thức công nhận đây là một vụ diệt chủng, còn chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ luôn bác bỏ việc mô tả đặc điểm của các sự kiện này.

3. Vụ thảm sát Holocaust

Vụ thảm sát Holocaust thực hiện bởi Đức Quốc xã. Cuộc tàn sát được tiến hành có hệ thống trên toàn bộ lãnh thổ bị Quốc xã chiếm đóng. Tại 35 quốc gia ở Âu châu có người Do Thái, và những nạn nhân khác bị bắt và đưa đến các trại lao động tại một số nước, và đến các trại hành quyết tại những nơi khác. Nhiều nhà nghiên cứu xem thời điểm khởi đầu cuộc thảm sát là vào ngày 9/11/1938. Trên khắp nước Đức, dân Do Thái bị tấn công và bị cướp phá tài sản. Có khoảng 100 người bị giết và 30.000 người khác bị đưa vào các trại tập trung, hơn 7.000 cửa hiệu và 1.574 hội đường của người Do Thái  bị đập phá hoặc bị hủy diệt hoàn toàn. Nhiều cuộc tàn sát thực hiện bởi cư dân địa phương xảy ra suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, một số do sự khích động của Quốc xã.

Con số 6 triệu người thiệt mạng trong vụ thảm sát tức là 60 đến 75% dân số của cộng đồng Do Thái. 90% dân Do Thái ở Ba Lan bị giết. Một tỷ lệ tương đương ở Latvia và Litva, nhưng phần lớn người Do Thái ở Estionia đã kịp trốn thoát. Ở Tiệp Khắc, Hi Lạp, Hà Lan và Nam Tư, hơn 70% người Do Thái bị sát hại. Tỷ lệ này là 50% tại Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Ý và Na Uy. Năm 1933, có 750.000 người bị giết ở Đức và Áo, chỉ còn một phần tư dân Do Thái ở đây sống sót. Từ trước năm 1939, nhiều người Đức gốc Do Thái tìm cách đào thoát khỏi đất nước này, phần lớn đến Tiệp Khắc, Pháp hoặc Hà Lan, nhưng tại những nước này họ lại bị trục xuất để cuối cùng cũng đi đến chỗ chết.

2. Cuộc thanh trừng của Stalin

Những cuộc thanh trừng của Stalin là cụm từ chỉ khoảng thời gian trong lịch sử Liên Xô, khi Josef Stalin nắm quyền lực, lúc mà đã xảy ra rất nhiều việc trù dập và giết hại những người, mà theo cái nhìn của Stalin, về chính trị không thể tin cậy được và những thành phần đối lập. Tổng số nạn nhân trong thời gian này không được biết chắc, và cũng khó mà kiểm tra được nhưng từ khi chế độ Liên Xô sụp đổ, người ta có thể tính toán con số chính xác bằng cách truy tầm tài liệu từ các cơ quan lưu trữ. Theo đó khoảng 800.000 tù nhân dưới thời Stalin đã bị xử bắn, 1,7 triệu phạm nhân chết trong khi bị giam ở các trại Gulag, ngoài ra 389.000 người đã chết khi di chuyển sang nơi khác sống – tổng cộng khoảng 2,8 triệu người chết do mọi nguyên nhân

1. Cuộc cách mạng văn hóa

Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản  là một phong trào chính trị xã hội tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ 1966 tới 1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện.Cuộc cách mạng này được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16/5/1966 với mục tiêu chính thức là “đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội”.

Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ về kinh tế, xã hội mà cả về văn hóa. Trước khi Mao Trạch Đông qua đời, người ta có ước tính rằng có khoảng 12 đến 20 triệu người, gồm 5,4 triệu Hồng vệ binh, đi lao động nặng nhọc ở nông thôn, trong đó là 1 triệu người dân Thượng Hải, tức là 18% dân số của thành phố lúc đó. Số nạn nhân bị chết trong giai đoạn này có nhiều ước tính khác nhau, nhưng chắc chắn là rất lớn. Theo nhà nghiên cứu Rudolph Rummel, từ năm 1964 đến năm 1975, khoảng 7,7 triệu người Trung Quốc bị giết và 1,5 triệu người chết do đói kém và xung đột dân sự , tổng cộng là 9,2 triệu người đã chết. Khoảng 3 triệu Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc bị kỷ luật và cầm tù, 60% Đảng viên bị khai trừ, nhiều người trong số họ phải lao động nặng nhọc trong thời gian diễn ra Cách mạng văn hóa.

Previous articleThousand Islands-Ngàn đảo ở biên giới Canada-Mỹ
Next articleCANH THỨC GIÁNG SINH 2017-2018