Giáo hội đứng về phía các nạn nhân của bạo lực

65

 

Hội thảo châu Âu lần thứ bảy của Quỹ Maximilian-Kolbe đã diễn ra từ thứ Năm 11 đến đến thứ Tư 16 tháng Tám 2016 tại Oświęcim, Ba Lan (tức Auschwitz). Quỹ này được thành lập năm 2007 với sự giúp đỡ củaHội đồng Giám mục Đức và Hội đồng Giám mục Ba Lan.

Tại Hội thảo, 30 đại diện thuộc mười quốc gia Đông Âu và Tây Âu đã bàn luận về những ảnh hưởng và những vếtthương của Auschwitz và Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn kéo dài đến ngày nay, cũng như về một lối ứng xử thích đáng với hiện thực này của lịch sử.

Nhân kỷ niệm 75 năm ngày qua đời của Thánh Maximilian Kolbe, các tham dự viên đã thảo luận về vai trò của Giáohội trong việc đối phó với quá khứ bị bạo lực đè nặng và về hoà giải.

Chủ tịch Ủy ban Giám mục Đức về Giáo hội hoàn vũ, kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Maximilian-Kolbe, Đức Tổng giám mục Ludwig Schick (Tổng giáo phận Bamberg), nhấn mạnh: “Bản chất của Giáo hội là trong những tháchđố và những thương đau của thời đại, nêu được chứng từ khả tín, cụ thể và đầy kinh nghiệm về khả năng hòa giải. VàGiáo hội đã chứng tỏ tính khả tín ấy, khi ghi dấu ấn của riêng mình trong lịch sử nhiều bạo lực, đứng về phía các nạn nhân của bạo lực và đối phó với những cuộc xung đột đi kèm một cách thích đáng”.

Tại hội thảo, Đức Tổng giám mục Schick cũng nhận định về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Auschwitz vài tuần trước đó: “Sự thinh lặng của Đức Thánh Cha là một cử chỉ rõ ràng rằng một lần nữa ngài đã đượccả thế giới kính trọng. Qua bước đi mạnh mẽ này, Đức Thánh Cha đã tiếp nối sứ vụ tận tuỵ của người tiền nhiệm của ngài thật ấn tượng. Khoảnh khắc này ở Auschwitz trong những Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ mãi gây xúc động. Auschwitz và Giáo hoàng nhắc nhở thế hệ ngày nay phải làm sao để đừng lãng quên. Điều đó chúng tôi cũng muốn lặp lại tại cuộc hội thảo này”.

Dựa trên những kinh nghiệm khác nhau của các xã hội châu Âu khác nhau, các đại biểu đã thảo luận về những triển vọng cơ bản của việc vượt thắng bạo lực và của hoà giải cũng như về những khó khăn sẽ gặp trên con đường đi đến hoà giải. Qua đó, rõ ràng rằng điều quan trọng là không nói về hòa giải một cách vội vã và hời hợt, đồng thời những quan điểm hòa giải vẫn rất cần thiết, nếu không muốn rơi vào nguy cơ của việc phải cam chịu những hậu quả của bạo lựctrong thực tế.

Về trường hợp cụ thể của Auschwitz, các cuộc thảo luận có một ý nghĩa mẫu mực cho việc đối phó với những kinh nghiệm về bạo lực và những hậu quả của nó. Điều này đặc biệt đáng kể trong các cuộc trao đổi  giữa các bên thuộcBosnia-Herzegovina, họ kinh nghiệm điều đó như là một khích lệ lớn lao cho quá trình hòa giải khó khăn của riêng họ,điều mà người Đức và người Ba Lan đã thực hiện ở Auschwitz như các bên của một hội thảo châu Âu. Cuộc gặp gỡtrong năm nay lại càng có ý nghĩa trong bối cảnh của cuộc xung đột Nga-Ukraina.

Cuộc hội thảo thường niên này góp phần vào việc củng cố một tiến trình của châu Âu nhằm chữa lành và hòa giải.Đồng thời cuộc gặp gỡ của các tham dự viên cũng giúp tạo nên một mạng lưới châu Âu để hỗ trợ lẫn nhau trong cáchoạt động của mình.

Về Quỹ Maximilian-Kolbe:

Quỹ Maximilian-Kolbe được thành lập năm 2007 với sự giúp đỡ của Hội đồng Giám mục Đức và Hội đồng Giám mụcBa Lan. Năm ngoái, hai vị Chủ tịch của hai Hội đồng Giám mục đã khẳng định mục tiêu tiếp tục phát triển Quỹ này.Nhiệm vụ của Quỹ Maximilian-Kolbe là góp phần vào việc củng cố công cuộc hoà giải của Giáo hội ở châu Âu và dấn thân cho các nạn nhân của bất công và bạo lực. Thánh Maximilian Kolbe đã hiến mạng sống mình vào năm 1941, chịu chết thay cho một bạn tù ở trại tập trung Auschwitz và qua đó chứng tỏ rằng hận thù và bạo lực không bao giờ có tiếng nói cuối cùng.

(Nguồn: Thông cáo báo chí của HĐGM Đức)

Previous articleHoa Kỳ: Giáo Hội Tin Lành Luthêrô phê chuẩn một hiệp ước với Giáo Hội Công Giáo
Next articleThánh GIOAN EUDÊ Linh Mục (1601-1680)