Thực ra, khi hát lên bài thánh ca này, chúng ta chỉ hát lên hai câu cuối của một bài thánh ca dài hơn, là bàiPange Lingua Gloriosi, do thánh Tôma Aquinô sáng tác, thánh nhân dù được biết đến nhiều hơn như một thần học gia, triết học gia đại tài, ngài thực ra còn là một nhạc sỹ sáng tác thánh ca, đã viết lên hai bài thánh ca Thánh Thể có lẽ là tuyệt vời nhất, trong đó có bài thánh ca mà chúng ta đang đề cập.
Theo thông lệ, theo truyền thống, trọn bài thánh ca Pange Lingua thường được hát trong ngày lễ kính Mình Máu Thánh. Ngày nay, bài Tantum Ergo trong thực tế đã đóng vai như một bài hát chính trong phụng vụ Rôma, cụ thể là trong các buổi Chầu Thánh Thể.
2. O, Salutaris Ostia
Bạn thấy chứ? Đây là một bài thánh ca khác của thánh Tôma Aquinô! Bài thánh ca này, giống như bàiTantum Ergo, thực ra chỉ là hai câu cuối trong một bài thánh ca dài hơn, được hát trong lễ Mình Máu Thánh Chúa, là bài Verbum Supernum Prodiens.
Cùng với bài Pange Lingua, bài này được sáng tác theo đơn đặt hàng của giáo hoàng Urban IV, là vị giáo hoàng thiết lập lễ Mình Máu Thánh Chúa năm 1264. Ngày nay, bài O Salutaris được phổ biến rộng rãi hơn, cũng vậy, thường là trong các buổi Chầu Thánh Thể.
3. Ave, Verum Corpus
Không! Bài thánh ca này thì không phải do thánh Tôma Aquinô sáng tác. Bài thánh ca Thánh Thể tuyệt vời thế kỷ XIV này thường được cho là sáng tác bởi giáo hoàng Innocent, nhưng thực ra chẳng ai, chẳng sử gia nào biết chắc là do đức Innocent II, III hay là IV. Rõ ràng đây chính là lý do chúng ta hay dùng bản phóng tác của Mozart (và không cần phải nói thêm gì nữa, nó thật phiêu linh hấp dẫn!)
Trong phụng vụ tiền công đồng Trent (tức là phụng vụ trước cuộc cải tổ phụng vụ do công đồng Trent chủ trương, thế kỷ XVI), bài thánh ca này được hát lên khi vị chủ tế cung giương Mình Máu Thánh Chúa trong các thánh lễ. Ngày nay, bài Ave Verum thường được hát lên đặc biệt trong các lễ mừng, các buổi cử hành phụng vụ Mình Máu Thánh Chúa, tại một số quốc gia, nó thậm chí còn được hát trong Mùa Giáng Sinh nữa.