5 điểm khác nhau về văn hóa giao tiếp giữa người Việt và phương Tây.

87

5 điểm khác nhau về văn hóa giao tiếp giữa người Việt và phương Tây.5 điểm khác nhau về văn hóa giao tiếp giữa người Việt và phương Tây.

Mỗi nơi có văn hóa giao tiếp, ứng xử riêng. Để giao tiếp giỏi hơn, bạn cần nắm được 5 điểm khác nhau về văn hóa giao tiếp giữa người Việt Nam với phương Tây sau

Mỗi nơi có đặc điểm văn hóa giao tiếp, ứng xử riêng. Để giao tiếp giỏi bạn cần nắm được những đặc điểm riêng đó. Là người Việt Nam, mình nghĩ trước hết bạn cần nắm được những điểm khác nhau về văn hóa giao tiếp, ứng xử của dân tộc ta với phương Tây sau đây:

1. Tặng quà.

Người Việt, khi được tặng vật phẩm gì, họ thường mở ra khi vắng mặt người tặng, còn nếu mở ra ngay thì bị coi là người sỗ sang, thiếu tế nhị và tất nhiên là vô văn hóa!

ảnh văn hóa giao tiếp,người việt,phương tây

Còn người Anh, theo tập quán văn hóa, khi được tặng vật phẩm gì họ mở ngay trước mặt người tặng họ. Vì theo họ có xử sự như vậy mới là thật lòng, mới tỏ ra quan tâm đến thịnh tình của người tặng, nếu cứ lặng lẽ cất đi, khi khách về mới mở ra xem như cách xử sự của ta – theo họ là vụng về, bất nhã, thậm chí là vô văn hóa.

2. Quy tắc “có đi có lại”

Trong văn hóa giao tiếp của người Việt, hành xử theo quy tắc “có đi có lại”, còn người phương Tây thì không theo quy tắc này

Ví dụ khi tạm biệt, tặng quà nhau, đối với chúng ta nhận quà rồi chúng ta sẽ phải tặng lại cái gì đó tương đồng. Nếu làm trái là tham, cùng đồng nghĩa với sự kém hiểu biết về phong tục, tập quán.

Còn ở Anh, ở Úc và châu Âu nói chung, tặng quà tất nhiên là cách cảm ơn, tỏ tình cảm thế thôi! – không hề có hàm ý “có đi có lại”, và do đó họ thường nhận nhưng ít tặng lại cái gì, không quan tâm đến sự tặng lại. Nhiều khi mối quan hệ giao tiếp với họ, nếu ta không hiểu dễ cảm thấy “hẫng”, cảm thấy bị “xúc phạm” vì thái độ “nhạt nhẽo”ấy của Tây!

3. Trả lời “không”

Trả lời “không”, là một thái độ phổ biến của người phương Tây  khi họ không thích can dự, tham dự vào cái gì đó. Cách xử sự ấy, đối ứng của ta là khó chấp nhận vì dễ gây phật ý, phật lòng, thiếu “hữu nghị” với bạn bè thân hữu

4. Chào hỏi

Người việt:

Khi gặp nhau chúng ta thường chào hỏi:

“Anh (chị) đi đâu vậy?”

Hoặc mới hỏi chuyện đã:

“Anh chị mấy cháu rồi?…”

ảnh văn hóa giao tiếp,người việt,phương tây

Đối với chúng ta, cách hỏi đó biểu lộ sự quan tâm sâu sắc đến bạn bè, hỏi như vậy chỉ biểu lộ tình cảm thân mật giữa bạn bè trong giao tiếp ứng xử mà thôi. Xét từ góc độ văn hóa, người Việt hỏi là hỏi thực lòng, dù người trả lời chỉ trả lời chiếu lệ, hình thức cũng được, không ai trách nhau về chuyện đó.

Còn đối với người châu Âu , họ không thích kiểu chào hỏi như trên. Họ quan niệm kiểu giao tiếp ấy là có hàm ý soi mói, tọc mạch, bất lịch sự – “không tôn trọng đời tư, nhân quyền” của họ!

Người phương Tây:

Người phương Tây đôi khi gặp nhau vội, chỉ chào qua loa, xin lỗi bỏ đi. Hầu hết người Đông Nam Á xem thái độ ứng xử đó là “ít văn hóa”, nếu đối với người lớn tuổi, với bề trên còn bị xem là “lấc cấc”, có ý miệt thị đối phương, đồng nghĩa với thái độ vô văn hóa.

5. Trong khi ăn uống, tiếp đãi

Người Việt: Ở Việt Nam, khi khách vào chơi nhà, chúng ta thường lịch sự mời ngồi một cách đon đả “mời các vị an tọa”, hoặc “mời ngồi”…hoặc khi ngồi vào bà tiệc với thịnh tình chúng ta hay vội vã mời “mời các vị cầm đũa, nâng cốc”, “cứ ăn uống tự nhiên như ở nhà…”.

Người phương Tây: Với kiểu mời ấy, người phương Tây  lần đầu rất khó chịu, cảm thấy gò bó, mất tự nhiên, mất thoải mái. Họ muốn được tự do,họ thích gì làm nấy, thích gì ăn nấy (thậm chí bữa tiệc họ chia thành suất của ai người ấy dùng!)

Từ những đặc điểm trên, có thể thấy rằng người Việt Nam thiên về tế nhị, kín đáo trong giao tiếp, ứng xử và những nét tính cách đó đã thấm vào mọi suy nghĩ, cử chỉ, hành vi. Nhiều dân tộc khác, nhất là phương Tây thì ngược lại, họ bộc trực và biểu lộ thái độ, tình cảm khá thẳng thắn.

Previous articleTại sao nói: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm?
Next articleTrong cuộc sống này, đôi lúc mình phải giả ngu cho đời đỡ mệt mỏi.