ĐẠI DIỆN TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN DÂNG LỄ CẦU CHO CHA CỐ G.B. LÊ ĐĂNG NIÊM

93

ĐẠI DIỆN TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN DÂNG LỄ CẦU CHO CHA CỐ G.B. LÊ ĐĂNG NIÊM

            Vì vướng công việc mục vụ trùng vào giờ cộng đoàn dân Chúa dâng Thánh Lễ cuối cùng với Cha Cố G. B. Lê Đăng Niêm nên sáng hôm nay, Thứ Năm, 2 tháng 5 năm 2019, Đức Cha Giuse – Giám Quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã về với Thủ Thiêm để dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Cố G. B.

            Có thể nói với tất cả tâm tình và quá nhiều tâm tình cùng với những biến cố thăng trầm của lịch sử và nhất là biến cố đất ở Thủ Thiêm mà Cha Cố G. B. chính là người hùng đã chiến trong trận chiến cuối cùng như tâm tình của Thánh Phaolô gửi cho Timôthê để rồi ân tình dành cho Cha Cố G. B. quá lớn khi Cha qua đời. Dành tâm tình cho một linh mục quả là điều phải lẽ bởi lẽ linh mục là người cả đời tận tụy hy sinh đời mình cho Chúa và cho dân thì đã đành, đàng này với một linh mục can đảm sống đời sống đức tin, minh chức cho đức tin của mình đến hơi thở cuối cùng thì tâm tình ấy cho người chứng càng lớn hơn.

            Từ các ngã đường dẫn về Thủ Thiêm, cờ tang và bảng chỉ dẫn được treo ở nhiều nơi để bà con khỏi phải lạc đường. Bản thân chúng tôi cũng sẽ không đến chỗ cần đến nếu không có biển chỉ đường.

            8 g 30, vị chủ chăn đáng kính của Tổng Giáo Phận Sài Gòn hiện diện với Cha Cố nơi mà 17 năm cuối đời linh mục Cha Cố đã gắn bó và dốc hết tâm tình cho xứ đạo cổ kính này.

            9 g 00, đoàn đồng tế bước vào Nhà Thờ để cùng hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Cố G. B.

            Cùng với Đức Giám Quản Giuse có Cha Giám Đốc Chủng Viện Sài Gòn, Cha Quản Hạt Thủ Thiêm và một số Cha khác nữa hiệp dâng Thánh Lễ này.

            Mở lời với tâm tình biết ơn, cầu nguyện, Đức Cha Giuse nêu lý do Đức Cha hiện diện hôm nay vì ngài mai Đức Cha phải tham dự Đại Hội di dân và : Cha Cố là một Cha cố là một gương mẫu của đời sống linh mục. Với công nghiệp Chúa Giêsu trên thập giá, chúng ta cầu nguyện cho Cha Cố, xin Chúa cho Cha Cố sớm hưởng Nhan Thánh Chúa.

            Trong bài chia sẻ, Đức Cha Giám Quản nói rằng sự ra đi của Cha Cố để lại bao nhiêu niềm thương và nuối tiếc. Đức Cha gợi lại hình ảnh, cuộc đời 82 năm làm người, làm con Chúa và đặc biệt 53 năm làm linh mục của Chúa.

            Đức Cha gợi lại tâm tình của các bài đọc : Cha đã sai con của Ngài đến để cứu độ, cho con người hạnh phúc và có sự sống đời đời. Ý của Cha tôi là tất cả những người đã trao cho tôi, tôi không để mất một ai và cho họ sống. Chỉ có một điều kiện duy nhất để được ơn cứu độ là tin. Nhìn vào đời Cha Cố G. B. Cha đã tin và sống trọn vẹn sứ vụ linh mục trong 53 năm … Tân Định, Chợ Đũi, Chợ Quán, Phaolô 3 và 17 năm tại giáo xứ Thủ Thiêm (2002-2019)

            17 năm ở Thủ Thiêm, dù sức khỏe yếu nhưng Cha Cố G. B. vẫn sáng suốt và tin tưởng vào Chúa và chuyển niềm tin ấy cho bà con giáo dân giáo xứ Thủ Thiêm. Kín múc niềm tin từ niềm tin vào Chúa, Cha chia sẻ cho giáo dân. Cha Cố – người môn đệ của Chúa, sự hiện diện của Cha Cố là bằng chứng tình yêu thương của Chúa cho tất cả bà con giáo dân để bà con cảm nhận hạnh phúc đời đời vĩnh cửu mà Chúa Giêsu đã hứa.

            82 tuổi, 53 năm linh mục, Cha Cố G. B. đã luôn cố gắng gắn bó với Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu trong đời sống ơn gọi …

            Đức Cha nhắc đến nét đẹp là lòng kính mến Đức Mẹ của Cha Cố G. B. : Mấy tháng trước đây về thăm Ngài, vì sức khỏe yếu và ngồi xe lăn nhưng chiều chiều Cha ngồi trên xe lăn để mấy chú đẩy ra sông đi dạo và cầu nguyện cho Giáo Hội, Giáo Phận và Giáo Xứ, lần chuỗi kính Đức Mẹ.

            Bài Lời Chúa mà chúng ta nghe trích trong sách khôn ngoan cho chúng ta tin vào sự sống đời sau, biến đổi đời sống. Sách Khôn Ngoan khẳng định : “Sau khi bị sửa dạy đôi chút họ sẽ được …”. Trong sứ vụ linh mục và những năm cuối đời, Cha G. B. cố gắng hết sức phục vụ, giờ đây Cha được về với Chúa. Cha Cố không còn đau khổ trần thế nữa. Chỉ ước mong Ngài được hưởng lòng nhân từ của Chúa.

Qua cuộc đời Cha Cố G. B. một linh mục đã hoàn thành sứ mạng linh mục, hoàn thành sứ mạng mục tử linh mục và qua Thư gửi tín hữu Roma : Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, chúng ta có sống là sống cho Chúa, có chết là chết cho Chúa. Vậy dù sống dù chết chúng ta cũng thuộc về Chúa. Nhìn về đời sống Cha Cố G. B. , chúng ta cảm nhận và thấy Ngài sống hết lòng với Chúa và chết cho Chúa giữa cộng đoàn giáo xứ Thủ Thiêm. Cùng với ước nguyện của Cha Cố G. B. giờ đây, chúng ta cùng nhìn lại lời Chúa qua Phúc Âm : Anh em hãy tin vào Thầy, nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở. Nếu Thầy đi thì Thầy dọn chỗ cho anh em để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó và Thầy đi đâu anh em biết đường rồi. Bài Phúc Âm hôm nay là tâm sự của Chúa Giêsu bước vào con đường thập giá.

            Anh em đừng xao xuyến nhưng hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy, Thầy đi dọn chỗ cho anh em … Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó với Thầy. Tin vào lời Chúa Giêsu, chúng ta xin Chúa cho Cha Cố G. B. mau hưởng Nhan Thánh Chúa.

            Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha đại diện cho giáo xứ Thủ Thiêm ngỏ lời cảm ơn Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn.

            Đức Cha và quý Cha lặng lẽ thắp nén hương trầm thương nhớ Cha Cố G. B.

            Xin trao phó Cha Cố G. B. trong vòng tay yêu thương của Chúa. Xin Cha Cố thương cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, cho Giáo Hội, cho Giáo Phận Sài Gòn và cách đặc biệt cho cộng đoàn dân Chúa Thủ Thiêm cũng như những giáo xứ Cha đã phục vụ và cho những ai có mối tương quan cách này cách khác với Cha Cố. Cha Cố đi an bình Cha Cố nhé !

Nhà Thờ và Tu Viện Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vẫn còn đó và có đó qua bao thăng trầm của lịch sử.

Mảnh đất thiêng Thủ Thiêm không bao giờ quên ơn Cha Cố.

Thương Cha Cố nhiều lắm ! Một chứng nhân của đời sống đức tin và can đảm làm chứng cho đức tin, chúng con xin noi gương và sống như Cha Cố đã sống.

3K5A8270 3K5A8276 3K5A8277 3K5A8284 3K5A8285 3K5A8286 3K5A8287 3K5A8296 3K5A8299 3K5A8304 3K5A8305 3K5A8308 3K5A8312 3K5A8324 3K5A8328 3K5A8329 3K5A8330 3K5A8335 3K5A8342 3K5A8370

Previous articleGIÁO PHẬN VĨNH LONG : LỄ GIỖ LẦN 165 CỦA THÁNH GIUSE TRÙM LỰU
Next articleChúa Giêsu hiện ra bao nhiêu lần sau khi phục sinh?