Vì sao virus không chui qua da?

40
Vì sao virus không chui qua da?
Ta thường nghe nói virus xâm nhập vào cơ thể thông qua các “lỗ”, chẳng hạn như miệng, mắt, mũi. Nếu bị dính vào da thì phải đưa dụi hay cọ vào miệng, mắt, mũi nó mới lẻn vào được.
Câu hỏi là: Sao virus không “chui” qua da, giống trộm chui qua hàng rào ấy, virus là siêu bé mà? Sao cứ phải tìm cửa chính hoặc cửa sổ để vào?
Khác với vi khuẩn, virus không phải là tế bào hoặc cấu tạo từ tế bào. Nó đơn giản hơn, chỉ là một phần tử, bao gồm vỏ bọc bên ngoài, bên trong có bộ gene và một số chất khác. Virus có thể tồn tại tự do ngoài môi trường, trên các bề mặt trong 1 thời gian nhất định. Hoặc nó có thể chui vào kí sinh trong vật chủ (người, động vật, thực vật, v.v.). Sau khi xâm nhập, virus sẽ bám lấy rồi chui vào trong tế bào sống của vật chủ, sử dụng môi trường tế bào để sinh sôi, sau đó thoát ra rồi bám vào tế bào khác, cứ thế.
Vì sao virus không thể xuyên qua da hoặc sinh sôi bên trong tế bào da?
Ngoài cùng của da là tầng thượng bì. Bên ngoài cùng của thượng bị là 1 lớp sừng, cấu tạo từ những tế bào chết và sừng hóa. Virus không thể đi xuyên qua lớp sừng này, cũng không thể sinh sôi bên trong các tế bào sừng đã chết như vậy. Tuy nhiên, nếu phần da tiếp xúc với virus mà bị trầy xước thì nhiều loại virus có khả năng xâm nhập.

https://ipfs.icetea.io/gateway/ipfs/QmZZBFg9zT8B6qgANx8iSqH9j6N1ZGAZ4SyKXJ5Axm4iha

Thượng bì (Stratum Corneum) là lớp ngoài cùng
 
Niêm mạc bên trong mắt, mũi, miệng không có lớp sừng này, nên là vị trí thuận lợi cho virus xâm nhập.
Virus cũng không có khả năng di chuyển (chẳng hạn bị dính ở tay nó “chạy” theo da để lên miệng). Nhưng nếu bị dính ở da thì dễ vô ý bị lên miệng, mắt, mũi theo các con đường khác nhau (chẳng hạn theo thói quen dùng tay có dính virus để dụi mắt).
Do đặc điểm sinh học khác nhau, mỗi loại virus có đặc điểm lây lan khác nhau. Virus corona Vũ Hán (nCoV) lần này là chủng mới và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì thế, bạn cần tuân thủ chặt chẽ khuyến cáo của Bộ Y Tế để tự bảo vệ mình, gia đình, và những người xung quanh.
Previous articleCâu chuyện cái khẩu trang mùa Coronavirus
Next articleTiếng Việt có khó học không?