TƯỢNG ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN BẰNG ĐÁ VÀ Ý NGHĨA TÂM LINH

89

TƯỢNG ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN BẰNG ĐÁ VÀ Ý NGHĨA TÂM LINH

Đức Mẹ Măng Đen có tên gọi khác là Đức Mẹ Sầu Bi, nằm tại thôn Măng Đen, xã Đắk Lông, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum cách trung tâm Thành phố Kon Tum 60km. Đây là bức tượng nổi tiếng tại vùng đất này bởi lẽ mang tính huyền bí, linh thiêng.

Tiểu sử Đức Mẹ Măng Đen được một công nhân máy ủi tìm thấy dưới tầng đất sâu trong rừng rậm, khi anh đang thi công cố gắng ủi đất rừng phá núi để làm đường giao thông. Tượng đã bị mất đầu, gãy tay. Lúc đầu mang tượng đến nhà chùa, nhưng nhận thấy không phải tượng ảnh của nhà chùa, vì có trái tim trước ngực, nên đem tượng về lại nhà và cố gắng đắp lại cái đầu mới nhưng dù cách nào anh cũng không thành công.

Do vậy, tượng Đức Mẹ Măng Đen có khuôn mặt rất khác lạ so với tất cả các khuôn mặt tượng Đức Mẹ khác ta thường nhìn thấy với đôi bàn tay cụt.

Tượng được dựng lên trên một trụ đài vào năm 1971. Trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, đặc biệt là năm 1974 tượng Đức Mẹ Măng Đen bị hư hỏng và bị lãng quên trong rừng sâu một thời gian khá dài. Mãi đến những năm đầu 1980 người dân ở đây mới tìm thấy và đem đi bảo tồn.

Ngày nay, tượng Đức Mẹ Măng Đen trở thành địa điểm hành hương của nhiều người Công giáo. Bên cạnh đó, nhiều người không theo đạo cũng tìm đến Đức Mẹ cầu lộc, con cái, công việc,… Đặc biệt là ngày 9 tháng 12 hằng năm trở thành ngày Hành hương kính Đức Mẹ Măng Đen của Giáo phận Kon Tum vì nơi đây có cảnh quan trong lành.

Nếu có dịp, mời bạn ghé thăm Măng Đen để nghe những câu chuyện mang tính tâm linh đầy xúc động với tượng Đức Mẹ Măng Đen nổi tiếng linh thiêng bao lâu nay luôn gắn liền với đời sống của mọi người con vùng đất núi rừng.

Previous articleTẠI SAO NHÀ TA KHÔNG GIÀU HẢ CHA?”
Next articleKHI VỊ LINH MỤC CẢM THẤY THẤT BẠI