Chửi thề! Các con hãy lễ độ các con ơi!

81

 

1 111301
1 111301
Không phải nói cho có nói, từ vựng chúng ta dùng nói lên con người sâu đậm của chúng ta. Nhà tâm lý Gene Ricaud-François khuyên chúng ta nên làm cho vốn từ vựng của mình được phong phú.

Không phải nói cho có nói, từ vựng chúng ta dùng nói lên con người sâu đậm của chúng ta. Nhà tâm lý Gene Ricaud-François khuyên chúng ta nên làm cho vốn từ vựng của mình được phong phú.

Vấn đề này được thấy rõ ở sân ra chơi hay trên sân banh, đôi khi bật ra từ miệng các em bé những câu làm mọi người phải đỏ mặt! Thay vì làm lơ, cha mẹ nên cẩn thận đề phòng, đó là một trong các lời khuyên của tâm lý gia Gene Ricaud-François trong tác phẩm “Con hãy đứng thẳng!” (Tiens-toi droit!) của bà. 

Tại sao khi còn nhỏ chúng ta hay nói những chữ thô tục?

Có rất nhiều lý do để giải thích chuyện này: vì bắt chước, vì muốn thách thức với những gì bị cấm, vì muốn khẳng định mình bằng cách không nghe lời. Và đó là cách dễ nhất để làm cho cha mẹ phản ứng! Khi đứa bé lớn lên, những chữ thô tục này làm cho chúng được các nhóm chấp nhận dễ dàng, làm cho người khác cười, để tỏ ra mình bất cần. Nhưng nó cũng để diễn tả rất nhiều chuyện, giận dữ, bất lực, bất mãn, bực bội… vv…

Có nặng không?

Trẻ con ở trong giai đoạn thể hiện xung năng. Nhờ giáo dục, trẻ con mới học để lập luận, để trở thành người hạnh phúc và tự do. Lên 5 tuổi, trẻ con mới bắt đầu hiểu cái gì được phép, cái gì bị cấm. Phải nhờ một cách máy móc đến chữi tục có thể cho thấy sự khó khăn của trẻ con khi các cháu muốn diễn tả cảm xúc của mình. Nó cho thấy các em chưa làm được công việc sàng lọc và cũng cho thấy có một sự hung bạo nào đó trong lòng các em. Khi đó, cha mẹ phải giúp con cái tìm một ý nghĩa cho những gì các em cảm nhận.

Chính xác phải làm thế nào để đạt được?

Các nghiên cứu cho thấy, càng ít có từ vựng để diễn tả các cảm xúc của mình thì càng cậy nhờ đến… hung bạo! Phẩm chất diễn tả của chúng ta tùy thuộc vào thẩm chất tư tưởng của chúng ta. Biết các cảm xúc và tinh tế của nó giúp cho trẻ con triển khai được cách diễn tả của các em. Thay vì nói ngắn gọn “bạn ngồi bên cạnh con là…” thì cha mẹ có thể xin con mô tả sự việc rõ ràng hơn và cảm nhận của con mình. Trong trường hợp: “Bạn con dành độc quyền máy tính, con rất bực mình,” trẻ con hiểu nó sẽ giải quyết được vấn đề khi chữi tục.

Bởi vì các lời chữi có thể làm tổn thương người khác…

Trên thực tế, đa số các chữ thô tục là những chữ dùng để chữi thề. Phải giải thích ý nghĩa của một vài chữ, những chữ này không phải là chữ dùng thường dùng, để trẻ con ý thức chữi thề là nặng. Với những em nhỏ hơn thì chúng ta không đi vào chi tiết, chỉ cần nói những chữ này là những chữ xúc phạm đến phụ nữ, đến các bà mẹ. 

Còn với các em lớn hơn?

Sự hung bạo trong việc giáo dục bắt đầu bằng việc để cho trẻ con nghĩ cái gì nó cũng được phép. Có cha mẹ nào chấp nhận cho các con tuổi vị thành niên của mình hỗn với mình hay nhún vai bỏ đi? Cha mẹ phải có bổn phận với con cái. Vai trò của cha mẹ là đặt các giới hạn, đưa ra các luật lệ rõ ràng, giải thích cho các con và bắt chúng phải giữ.

Làm thế nào đến các con có thói quen tốt

  1. Phải trung thực với chính mình, phải là tấm gương cho con cái.
  2. Dùng câu chuyện cổ tích của Charles Perrault để giải thích cho trẻ con, khi mình nói ra điều tốt lành thì có hoa hoặc ngọc quý đi ra từ miệng, khi mình nói ra điều xấu thì có rắn rít, cóc nhái đi ra từ miệng. Những gì mình nói ra là phản ảnh con người của mình.
  3. Tìm từ vựng chủ yếu hay sáng chế ra các câu nói lấy hứng từ các thành ngữ diễn tả lập dị của câu chuyện Capitain Haddock chẳng hạn.
  4. Đưa ra một hình thức tạm thời: phạt 1 đồng nếu vi phạm; một tuần không nói tục thì được đi ăn với gia đình.
  5. Khi có các bạn của con đến nhà, nói trước để chúng hiểu: “Ở đây không được chữi tục”.

Marta An Nguyễn dịch

Previous articleMục đích sống
Next articleLời Cảnh Báo Đáng Suy Tư: Tâm Sự Của Một Cựu Linh Mục