Ăn chay của đạo Công giáo có gì giống và khác so với các tôn giáo khác?

114

Ăn chay của đạo Công giáo có gì giống và khác so với các tôn giáo khác?

Mùa Chay (Lent) bắt đầu từ Lễ Tro (Ash Wednesday), kéo dài 40 ngày tới Lễ Phục Sinh (Resurection).

—————————————————————–

CHAY VEGETARIANISM

Trong tiếng Anh chữ Vegetarianism là chủ nghĩa ăn chay, ăn rau quả

Vegetable = rau qủa (Veggie là chữ gọi tắt)

Vegetarian = người ăn chay (rau quả, trái cây) – Món ăn chay – tả về ăn chay vv…

– Đây là cách ăn chay của Phật Giáo, nói rõ hơn là Phật Giáo Bắc Tông (Phật Giáo của Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc)

– Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản…….. không ăn chay

– Phật Giáo Nam Tông (Thái, Cambốt, Lào, Miến Điện) ăn chay không tuyệt đối, những nhà sư chỉ ăn 1 bữa 1 ngày, đi khất thực, ai cho gì ăn nấy, không từ chối, không đổ bỏ.

Trước khi so sánh Công Giáo với Phật Giáo Bắc Tông hãy so sánh Phật Giáo các nhánh, các hệ, các tông với nhau trước. Vì sao cũng là Phật Giáo mà Tây Tạng ăn thịt được? Nhật Bản ăn thịt được?

Người ta so sánh cam với chanh, táo với lê, không ai so sánh táo với chuối hay cam với nho…

CHAY FASTING

– Người Hồi Giáo và Công Giáo không theo chủ nghĩa “Vegetarianism” (ăn rau quả) dù trong Mùa Chay (Lent). Trong “Mùa Chay” của Công Giáo tiếng Anh không hề gọi là “Vegetarianism”, mà gọi là “Fast” hay “Fasting”, dịch cho đúng tiếng Việt thì là “kiêng ăn”, “kiêng cữ”, “giảm ăn”, “bớt ăn”

– Chữ “Mùa Chay” chỉ là 1 tên gọi tượng trưng cho 1 mùa Thương Khó của Chúa và người ta phải kiêng ăn, cữ ăn cùng với những ham muốn thường ngày, coi như ngày thường mình thích cái gì, cái gì làm mình vui, mình thích thì “Mùa Chay” mình phải giảm lại, hay từ bỏ để sám hối và hãm mình trong vòng 40 ngày.

– Như vậy, không hề có chuyện “ăn chay” kiểu “vegetarian” mà là ăn kiêng, ăn bớt, ăn ít và tránh ăn những thức ăn có máu.

Người Công Giáo “ăn kiêng” với cá vì cá là món Chúa và các môn đệ hay ăn, Chúa làm phép cho dân chúng ăn.

– Những người Công Giáo có đọc Thánh Kinh thì sẽ không thắc mắc sao “người Công Giáo ăn chay kỳ cục, ăn chay mà còn ăn cá?”

– Khi người ta so sánh như vậy có nghĩa là người ta đang đem Phật Giáo Bắc Tông ra so sánh….người ta đang đem chủ nghĩa Vegetarian ra so sánh.

– Trong khi đó, Công Giáo không hề có đạo luật cấm ăn thịt. Trong Mùa Chay, người Công Giáo tránh ăn thịt đỏ, thịt đổ máu, cá không nhất thiết phải chặt, chém, đổ máu……mà có thể nấu trực tiếp và người Công Giáo không theo triệt để cách ăn chay vegetarian của Phật Giáo Bắc Tông……

– Công Giáo không ăn chay, Công Giáo ăn kiêng vào Mùa Chay

Cái lý do kiêng cữ là để tẩy rửa linh hồn, để sám hối, để hãm mình khi mình đói mình sẽ có thời giờ để trầm ngâm, đọc kinh, chiêm niệm. Lúc mình kiêng ăn vào “mùa kiêng” là mình để dành phần ăn nhiều thường ngày của mình cho người nghèo ngoài đường, mình kiêng ăn để mình biết nghĩ tới tha nhân, những người đói khổ. chứ không có “Mùa Chay” hiểu theo nghĩa đen chúng ta vẫn dùng trong tiếng Việt cho Công Giáo lẫn Hồi Giáo. Đó chỉ là tên gọi mà thôi.

CHAY RAMADAN

– Người Hồi Giáo, vào mùa Ramadan giống mùa Lent của Công Giáo, họ không hề ăn chay.

– người Hồi Giáo ăn kiêng, từ lúc mặt trời lên và lúc mặt trời lặn, có nghĩa là vào buổi tối họ bắt đầu ăn, ăn bù cho buổi sáng có mặt trời cho nên khi nghe người Hồi Giáo hay Công Giáo nói “tôi đang fast” hay “đang fasting” là chúng ta hiểu họ đang trong mùa “kiêng cữ” chứ không phải “mùa chay”

BREAKFAST

trong tiếng Anh:

Breakfast = Bữa ăn sáng

Lunch = Bữa ăn trưa

Dinner = Bữa ăn tối

“fast” là lúc mình nghỉ ăn, hết ăn, từ tối hôm qua…….sáng thức dậy, mình break nó, tiếng Anh break là phá, bể, đổ, hư. Như vậy sau 1 đêm không ăn uống (fast) hay (fasting) thì người ta “break” (phá) cái “fast” để ăn. Nên chúng ta mới có break+fast = Breakfast = bữa ăn sáng. Hiểu theo nghĩa bữa ăn phá thời gian nhịn đói, kiêng cữ.

Đó là lý do vì sao người Công Giáo gọi là “fast” hay “fasting”, mùa kiêng cữ, mùa hãm mình chứ không phải “mùa chay” hiểu theo nghĩa “ăn chay không ăn thịt”.

—————————————————————–

Nhiều nguời không hiểu về Phật Giáo các tông, nên vẫn còn đem “Chay” Công Giáo và Phật Giáo ra so sánh nhưng nếu tìm hiểu thì sẽ thấy mọi thứ rất hợp tình hợp cảnh.

– Phật Giáo Tây Tạng không cấm ăn thịt….Vì sao?

Họ đọc hiểu Kinh Phật theo ý nghĩa khác, giải thích khác và họ sống trên thảo nguyên sa mạc miền ôn đới quanh năm tuyết phủ, giá lạnh chẳng có cây cối gì mọc, thì họ ăn chay làm sao?

– Phật Giáo Phật Bản cho ăn cá và chim… Vì sao?

Nhìn đảo quốc Nhật Bản thứ gì dễ tìm nhất? chim và cá thường sống ở đâu?

Nhật hay động đất, nuôi gia súc và bắt cá bắt chim, cái nào nhanh và tiện hơn?

tới thế kỷ 18-19 văn hóa Âu Châu tràn vào thì ngùoi Nhật mới bắt đầu ăn thịt bò, heo, gà…….trước đó chỉ có cá và chim.

– Phật Giáo Nam Tông (Thái, Lào, Miên, Miến Điện), họ phải khất thực nên luật đề ra 1 ngày chỉ ăn 1 lần…Có phải đúng không?

Vì 1 ngày dễ dàng xin được bao nhiêu lần? Và họ phải ăn hết, không được bỏ dù gia chủ có cho thịt, theo giải thích thì không phải chính tay mình giết, không có mục đích giết thì ăn không sao.

– Phật Giáo Bắc Tông (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam)?

Đây là nhánh và phái lớn mà người VN quen và họ cũng ăn chay triệt để thể theo chỉ ăn rau qủa, cây trái, không sát sinh. Nên từ đây, người VN hay đem Phật Giáo và Công Giáo ra so sánh về chuyện “ăn chay” rồi cho là “Công Giáo ăn chay kỳ cục, sao ăn chay, còn ăn cá”??????

– Ngoài tôn giáo, chúng ta nhìn thổ nhưỡng, lịch sử sẽ thấy tầm ảnh hưởng rất quan trọng, mỗi tôn giáo có giải thích riêng của họ, rất hợp tình hợp cảnh.

– Công Giáo như đã nói “không ăn chay” (vegetarian) mà là kiêng ăn (fasting), 2 cái hoàn toàn khác nhau.

– Khi mình vào bệnh viện, bác sĩ nói mình cần “fast” trước khi uống thuốc, trước khi mổ chứ không có bác sĩ nào nói mình chỉ đưộc ăn chay không ăn thịt trứớc khi mổ. Vì 2 cái “chay” (vegie) và “kiêng/cữ” (fasting) có 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau

Từ đây ta chắc dù Công Giáo hay không, cũng sẽ hiểu và phân biết 2 chữ “ăn chay” và “ăn kiêng” nó như thế nào.

Mục đích của luật kiêng thịt là để giáo dục chúng ta về sự hy sinh, đức ái và sự tự chủ. Tuy nhiên, ngày nay nhiều loại cá tôm có khi còn được xem là sang hơn thịt. Do đó, có lẽ chúng ta nên hiểu kiêng thịt theo nghĩa rộng là kiêng những món ăn ngon, sang trọng, để hy sinh kết hiệp với Chúa Giêsu chịu khổ nạn, đồng thời dành tiền bạc giúp đỡ người túng thiếu hơn. 

GIỮ CHAY VÀ ĂN CHAY , ĐIỀU NÀO CẦN HƠN?

Chúng ta đã quen nghe từ “ăn chay” hơn từ “giữ chay” vì có lẽ đời sống xã hội việc ăn uống đã trở thành nét văn hóa trong mọi biến cố cuộc đời như: thôi nôi, sinh nhật, ăn hỏi, tân gia, mừng thọ… Trong đời sống tinh thần, tâm hồn cũng cần những món ăn riêng và một trong những món ăn ấy là “ăn chay”. Ở đây, người viết xin được đưa ra một so sánh nho nhỏ về “ việc ăn chay và giữ chay”.

Ăn chay

Nói đến ăn chay là nói tới việc giảm thiểu một lượng thức ăn, không ăn một vài loại thực phẩm trong một thời gian theo luật, có khi để chữa bệnh nên cần kiêng cữ. Ở đây ăn chay là nhu cầu cần thiết vì sức khỏe. Từ kinh nghiệm ăn chay bảo vệ sức khẻo mà nhà bác học Albert Einstein đã quả quyết: “Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay.”

Như vậy dù ăn chay vì lý do tôn giáo, sức khỏe hay sắc đẹp thì cũng không mấy khó khăn, vì đã có mục đích. Ăn chay vì tôn giáo là do lòng đạo đức, ăn chay để khỏe để đẹp là vì bản thân. Những năm gần đây y học đã kiểm chứng lợi ích của việc ăn chay, nên có những ca bệnh nặng các bác sĩ đã khuyên bệnh nhân áp dụng phương pháp ăn chay để trị bệnh cho hiệu quả. Nhà văn và tu sĩ C-harles Kingley đã viết: “Tôi mới khám phá được rằng một người uống nước và ăn chay nghiêm ngặt có thể đạt được một số tính chất vĩ đại của sự thông suốt siêu phàm, biện tài vô ngại và nhạy cảm”.

Giữ chay

Khác với ăn chay hình thức bên ngoài, giữ chay lại đi vào cõi thâm sâu của tâm hồn vì nó đòi hỏi tính tự nguyện, tự giác không hệ tại ở bất cứ sự ràng buộc nào của luật lệ hay thể lý. Khi một người ‘giữ chay’ với quyết tâm, giữ cho lòng khỏi những bám víu vào hư vinh, tiền bạc, địa vị, dục vọng… Giữ chay tâm, chay miệng khó hơn cả vì nó chạm vào yếu tính con người. Giữ chay miệng lưỡi để đừng thốt ra một lời hiểm ác nhằm gây chia rẽ – một câu trả đũa, công kích đối phương; giữ chay tư tưởng để không có ý nghĩ xét đoán – qui án, chụp mũ người bên cạnh; giữ chay đôi mắt để không nhìn tha nhân với ánh mắt hận thù, ghanh ghét; giữ chay lòng để xây dựng tình bác ái, đoàn kết giá trị biết bao “Vì Nước Thiên Chúa không phải là việc ăn, việc uống: nhưng là công chính, bình an, và hoan lạc trong Thánh thần” (Rm 14,17).

Như đã trình bày ăn chay dễ hơn ‘giữ chay’, liệu ăn chay còn cần nữa không?

Khi nhắc lại câu hỏi này, giúp mỗi người minh định sâu hơn ý nghĩa của việc ăn chay. Kiêng ăn thịt để làm chủ thân xác hay để tập một nhân đức như hãm dẹp đòi hỏi ăn uống thật không dễ dàng vì như Đức Phật nói “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”.

Hơn nữa, qua việc chay tịnh, con người nhìn nhận mình hoàn toàn lệ thuộc Thiên Chúa, vì chính lúc không sử dụng lương thực Chúa ban, thấy mình suy yếu rõ rệt, con người chân nhận được tính bấp bênh giòn mỏng của mình để tin tưởng phó thác cho sự quan phòng yêu thương của Chúa.

Còn xét về khía cạnh đạo đức, việc ăn chay trở nên có giá trị không cốt ở đồ ăn thức uống mà bởi thái độ tin kính Thiên Chúa. Tất nhiên, mỗi người có thể trạng và nhu cầu khác nhau trong ăn uống. Có người từ nhỏ đã không ăn được thịt, bố mẹ đã ra công tập, thậm chí ép ăn nhưng người ấy vẫn không ăn được thịt. Do đó, để tránh có cái nhìn thiên kiến, thiếu đức ái, thánh Phaolô đã dạy: “Còn người yếu đức tin, anh em hãy chấp thuận, đừng phê phán quan điểm. Có người tin là ăn được mọi sự, còn kẻ yếu thì đành ăn rau. Người ăn đừng khinh kẻ không ăn, còn kẻ không ăn đừng xét đoán người ăn, vì chưng Thiên Chúa đã chấp nhận nó.” (Rm 14,1-3).

Mùa Chay đang dần trôi qua, mong ước cho mọi kitô hữu hiểu được giá trị của việc giữ chay để không chỉ nỗ lực giữ chay theo luật mà còn có gắng giữ chay vì lòng yêu mến Chúa. Nhờ đó, các tín hữu được lớn lên nhiều hơn trong tương quan sâu sắc với Chúa và tha nhân để Mùa Chay thánh thực sự trở nên mùa hồng ân cho mọi tín hữu, qua đó ân sủng Chúa cũng đến được với mọi người.

Nt. Scholastica

#ĂN_CHAY hiểu cho đúng nhé!

Có nhiều người theo đạo cả bao nhiêu năm, nhưng giờ này hỏi ăn chay là gì thì có thể trả lời liền ăn chay là kiêng thịt, nhưng thực sự#TINH_THẦN_CHAY có phải chỉ là nhịn đói và kiêng thịt?, vậy thay vì ăn thịt tôi đi mua hải sản, tôm hùm, cua biển, bào ngư, cá ngựa ăn được không?

——-

Nếu nghĩ vậy thì bạn #ĐỪNG_ĂN_CHAY…nữa nhé.

👐 Bạn tranh thủ #Ăn_no ngày trước (thứ 3 béo) rồi canh hết giờ chay (24h của ngày chay) rồi lại tranh thủ ăn cho đầy bụng.

👐 Bạn #kiêng_thịt mà lại đi mua #hải_sản, tôm, cua, ghẹ ăn thì ăn chay đâu có nghĩa lý gì?

👐 Ăn chay mà vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình.

👐 Ăn chay mà vẫn đôi co cãi vã, nắm tay đánh đấm thật bạo tàn.

👐 Nhịn ăn, nhịn uống đến nỗi mệt mỏi, lả người, thế mà miệng vẫn chửi rủa, thấy ai làm gì không vừa ý mình thì giận hờn, tức tối, rồi xỉa xói, mỉa mai, ngồi lê đôi mách, thêm chút hành và thêm chút tỏi cho câu chuyện thêm gia vị…

———-

HÃY ĂN CHAY #ĐÚNG_CÁCH!

– #Ăn_chay không phải là nhịn đói để hành xác, mà là cơ hội để ta TRẢI NGHIỆM, CẢM NGHIỆM cách thức mà Chúa Giê-su đã từng chiến đấu vượt qua cơn đói, khát trong hoang địa. Là cơ hội cảm nhận sự đói khát của những người đói khát về #Vật_chấtvà đói khátt #Tình_Yêu.

– #Ăn_chay không phải là chuyện ăn cá hay ăn thịt, nhưng là câu chuyện của #HY_SINH những#thèm_muốn cá nhân, hy sinh những sở thích của riêng mình. Ăn chay là dịp để ta hãm mình và cầu nguyện, là cơ hội để tâm hồn ta được #LẮNGxuống và để Thiên Chúa biến đổi và hoán cải tâm hồn ta trở nên sạch hơn.

👀 👀 Ăn chay đôi #MẮT: là không nhìn điều không hay (phim ảnh khiêu dâm, đồi trụy), là không nhìn người khác với con mắt “hình viên đạn”, với đôi mắt đầy hận thù. Nhưng thay vào đó là đôi mắt trìu mến đầy YÊU THƯƠNG.

👂 👂 Ăn chay đôi #TAI: là không nghe những lời nói thô tục, nhưng thay vào đó là biết LẮNG NGHE tiếng lầm than của nhân loại.

😷 😷 Ăn chay #MIỆNG lưỡi: là không nói những lời xúc phạm người khác hay nói hành nói xấu người khác, thay vào đó là lời ĐỘNG VIÊN, ủi an và nâng đỡ.

🙆 🙆 Ăn chay đôi #TAY: là không dùng đôi tay và những nắm đấm của mình để bạo hành người khác, nhưng thay vào đó là VÒNG TAY của chở che, yêu thương và vỗ về.

– #Ăn_chay_là: Mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm.

– #Ăn_chay_là: Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục.

Hãy ăn chay đúng cách để bạn có thêm nhiều ơn ích trong mùa chay thánh này

Ăn chay của đạo Công giáo có gì giống và khác so với các tôn giáo khác?

Mùa Chay (Lent) bắt đầu từ Lễ Tro (Ash Wednesday), kéo dài 40 ngày tới Lễ Phục Sinh (Resurection).

—————————————————————–

CHAY VEGETARIANISM

Trong tiếng Anh chữ Vegetarianism là chủ nghĩa ăn chay, ăn rau quả

Vegetable = rau qủa (Veggie là chữ gọi tắt)

Vegetarian = người ăn chay (rau quả, trái cây) – Món ăn chay – tả về ăn chay vv…

– Đây là cách ăn chay của Phật Giáo, nói rõ hơn là Phật Giáo Bắc Tông (Phật Giáo của Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc)

– Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản…….. không ăn chay

– Phật Giáo Nam Tông (Thái, Cambốt, Lào, Miến Điện) ăn chay không tuyệt đối, những nhà sư chỉ ăn 1 bữa 1 ngày, đi khất thực, ai cho gì ăn nấy, không từ chối, không đổ bỏ.

Trước khi so sánh Công Giáo với Phật Giáo Bắc Tông hãy so sánh Phật Giáo các nhánh, các hệ, các tông với nhau trước. Vì sao cũng là Phật Giáo mà Tây Tạng ăn thịt được? Nhật Bản ăn thịt được?

Người ta so sánh cam với chanh, táo với lê, không ai so sánh táo với chuối hay cam với nho…

CHAY FASTING

– Người Hồi Giáo và Công Giáo không theo chủ nghĩa “Vegetarianism” (ăn rau quả) dù trong Mùa Chay (Lent). Trong “Mùa Chay” của Công Giáo tiếng Anh không hề gọi là “Vegetarianism”, mà gọi là “Fast” hay “Fasting”, dịch cho đúng tiếng Việt thì là “kiêng ăn”, “kiêng cữ”, “giảm ăn”, “bớt ăn”

– Chữ “Mùa Chay” chỉ là 1 tên gọi tượng trưng cho 1 mùa Thương Khó của Chúa và người ta phải kiêng ăn, cữ ăn cùng với những ham muốn thường ngày, coi như ngày thường mình thích cái gì, cái gì làm mình vui, mình thích thì “Mùa Chay” mình phải giảm lại, hay từ bỏ để sám hối và hãm mình trong vòng 40 ngày.

– Như vậy, không hề có chuyện “ăn chay” kiểu “vegetarian” mà là ăn kiêng, ăn bớt, ăn ít và tránh ăn những thức ăn có máu.

Người Công Giáo “ăn kiêng” với cá vì cá là món Chúa và các môn đệ hay ăn, Chúa làm phép cho dân chúng ăn.

– Những người Công Giáo có đọc Thánh Kinh thì sẽ không thắc mắc sao “người Công Giáo ăn chay kỳ cục, ăn chay mà còn ăn cá?”

– Khi người ta so sánh như vậy có nghĩa là người ta đang đem Phật Giáo Bắc Tông ra so sánh….người ta đang đem chủ nghĩa Vegetarian ra so sánh.

– Trong khi đó, Công Giáo không hề có đạo luật cấm ăn thịt. Trong Mùa Chay, người Công Giáo tránh ăn thịt đỏ, thịt đổ máu, cá không nhất thiết phải chặt, chém, đổ máu……mà có thể nấu trực tiếp và người Công Giáo không theo triệt để cách ăn chay vegetarian của Phật Giáo Bắc Tông……

– Công Giáo không ăn chay, Công Giáo ăn kiêng vào Mùa Chay

Cái lý do kiêng cữ là để tẩy rửa linh hồn, để sám hối, để hãm mình khi mình đói mình sẽ có thời giờ để trầm ngâm, đọc kinh, chiêm niệm. Lúc mình kiêng ăn vào “mùa kiêng” là mình để dành phần ăn nhiều thường ngày của mình cho người nghèo ngoài đường, mình kiêng ăn để mình biết nghĩ tới tha nhân, những người đói khổ. chứ không có “Mùa Chay” hiểu theo nghĩa đen chúng ta vẫn dùng trong tiếng Việt cho Công Giáo lẫn Hồi Giáo. Đó chỉ là tên gọi mà thôi.

CHAY RAMADAN

– Người Hồi Giáo, vào mùa Ramadan giống mùa Lent của Công Giáo, họ không hề ăn chay.

– người Hồi Giáo ăn kiêng, từ lúc mặt trời lên và lúc mặt trời lặn, có nghĩa là vào buổi tối họ bắt đầu ăn, ăn bù cho buổi sáng có mặt trời cho nên khi nghe người Hồi Giáo hay Công Giáo nói “tôi đang fast” hay “đang fasting” là chúng ta hiểu họ đang trong mùa “kiêng cữ” chứ không phải “mùa chay”

BREAKFAST

trong tiếng Anh:

Breakfast = Bữa ăn sáng

Lunch = Bữa ăn trưa

Dinner = Bữa ăn tối

“fast” là lúc mình nghỉ ăn, hết ăn, từ tối hôm qua…….sáng thức dậy, mình break nó, tiếng Anh break là phá, bể, đổ, hư. Như vậy sau 1 đêm không ăn uống (fast) hay (fasting) thì người ta “break” (phá) cái “fast” để ăn. Nên chúng ta mới có break+fast = Breakfast = bữa ăn sáng. Hiểu theo nghĩa bữa ăn phá thời gian nhịn đói, kiêng cữ.

Đó là lý do vì sao người Công Giáo gọi là “fast” hay “fasting”, mùa kiêng cữ, mùa hãm mình chứ không phải “mùa chay” hiểu theo nghĩa “ăn chay không ăn thịt”.

—————————————————————–

Nhiều nguời không hiểu về Phật Giáo các tông, nên vẫn còn đem “Chay” Công Giáo và Phật Giáo ra so sánh nhưng nếu tìm hiểu thì sẽ thấy mọi thứ rất hợp tình hợp cảnh.

– Phật Giáo Tây Tạng không cấm ăn thịt….Vì sao?

Họ đọc hiểu Kinh Phật theo ý nghĩa khác, giải thích khác và họ sống trên thảo nguyên sa mạc miền ôn đới quanh năm tuyết phủ, giá lạnh chẳng có cây cối gì mọc, thì họ ăn chay làm sao?

– Phật Giáo Phật Bản cho ăn cá và chim… Vì sao?

Nhìn đảo quốc Nhật Bản thứ gì dễ tìm nhất? chim và cá thường sống ở đâu?

Nhật hay động đất, nuôi gia súc và bắt cá bắt chim, cái nào nhanh và tiện hơn?

tới thế kỷ 18-19 văn hóa Âu Châu tràn vào thì ngùoi Nhật mới bắt đầu ăn thịt bò, heo, gà…….trước đó chỉ có cá và chim.

– Phật Giáo Nam Tông (Thái, Lào, Miên, Miến Điện), họ phải khất thực nên luật đề ra 1 ngày chỉ ăn 1 lần…Có phải đúng không?

Vì 1 ngày dễ dàng xin được bao nhiêu lần? Và họ phải ăn hết, không được bỏ dù gia chủ có cho thịt, theo giải thích thì không phải chính tay mình giết, không có mục đích giết thì ăn không sao.

– Phật Giáo Bắc Tông (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam)?

Đây là nhánh và phái lớn mà người VN quen và họ cũng ăn chay triệt để thể theo chỉ ăn rau qủa, cây trái, không sát sinh. Nên từ đây, người VN hay đem Phật Giáo và Công Giáo ra so sánh về chuyện “ăn chay” rồi cho là “Công Giáo ăn chay kỳ cục, sao ăn chay, còn ăn cá”??????

– Ngoài tôn giáo, chúng ta nhìn thổ nhưỡng, lịch sử sẽ thấy tầm ảnh hưởng rất quan trọng, mỗi tôn giáo có giải thích riêng của họ, rất hợp tình hợp cảnh.

– Công Giáo như đã nói “không ăn chay” (vegetarian) mà là kiêng ăn (fasting), 2 cái hoàn toàn khác nhau.

– Khi mình vào bệnh viện, bác sĩ nói mình cần “fast” trước khi uống thuốc, trước khi mổ chứ không có bác sĩ nào nói mình chỉ đưộc ăn chay không ăn thịt trứớc khi mổ. Vì 2 cái “chay” (vegie) và “kiêng/cữ” (fasting) có 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau

Từ đây ta chắc dù Công Giáo hay không, cũng sẽ hiểu và phân biết 2 chữ “ăn chay” và “ăn kiêng” nó như thế nào.

Mục đích của luật kiêng thịt là để giáo dục chúng ta về sự hy sinh, đức ái và sự tự chủ. Tuy nhiên, ngày nay nhiều loại cá tôm có khi còn được xem là sang hơn thịt. Do đó, có lẽ chúng ta nên hiểu kiêng thịt theo nghĩa rộng là kiêng những món ăn ngon, sang trọng, để hy sinh kết hiệp với Chúa Giêsu chịu khổ nạn, đồng thời dành tiền bạc giúp đỡ người túng thiếu hơn. 

GIỮ CHAY VÀ ĂN CHAY , ĐIỀU NÀO CẦN HƠN?

Chúng ta đã quen nghe từ “ăn chay” hơn từ “giữ chay” vì có lẽ đời sống xã hội việc ăn uống đã trở thành nét văn hóa trong mọi biến cố cuộc đời như: thôi nôi, sinh nhật, ăn hỏi, tân gia, mừng thọ… Trong đời sống tinh thần, tâm hồn cũng cần những món ăn riêng và một trong những món ăn ấy là “ăn chay”. Ở đây, người viết xin được đưa ra một so sánh nho nhỏ về “ việc ăn chay và giữ chay”.

Ăn chay

Nói đến ăn chay là nói tới việc giảm thiểu một lượng thức ăn, không ăn một vài loại thực phẩm trong một thời gian theo luật, có khi để chữa bệnh nên cần kiêng cữ. Ở đây ăn chay là nhu cầu cần thiết vì sức khỏe. Từ kinh nghiệm ăn chay bảo vệ sức khẻo mà nhà bác học Albert Einstein đã quả quyết: “Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay.”

Như vậy dù ăn chay vì lý do tôn giáo, sức khỏe hay sắc đẹp thì cũng không mấy khó khăn, vì đã có mục đích. Ăn chay vì tôn giáo là do lòng đạo đức, ăn chay để khỏe để đẹp là vì bản thân. Những năm gần đây y học đã kiểm chứng lợi ích của việc ăn chay, nên có những ca bệnh nặng các bác sĩ đã khuyên bệnh nhân áp dụng phương pháp ăn chay để trị bệnh cho hiệu quả. Nhà văn và tu sĩ C-harles Kingley đã viết: “Tôi mới khám phá được rằng một người uống nước và ăn chay nghiêm ngặt có thể đạt được một số tính chất vĩ đại của sự thông suốt siêu phàm, biện tài vô ngại và nhạy cảm”.

Giữ chay

Khác với ăn chay hình thức bên ngoài, giữ chay lại đi vào cõi thâm sâu của tâm hồn vì nó đòi hỏi tính tự nguyện, tự giác không hệ tại ở bất cứ sự ràng buộc nào của luật lệ hay thể lý. Khi một người ‘giữ chay’ với quyết tâm, giữ cho lòng khỏi những bám víu vào hư vinh, tiền bạc, địa vị, dục vọng… Giữ chay tâm, chay miệng khó hơn cả vì nó chạm vào yếu tính con người. Giữ chay miệng lưỡi để đừng thốt ra một lời hiểm ác nhằm gây chia rẽ – một câu trả đũa, công kích đối phương; giữ chay tư tưởng để không có ý nghĩ xét đoán – qui án, chụp mũ người bên cạnh; giữ chay đôi mắt để không nhìn tha nhân với ánh mắt hận thù, ghanh ghét; giữ chay lòng để xây dựng tình bác ái, đoàn kết giá trị biết bao “Vì Nước Thiên Chúa không phải là việc ăn, việc uống: nhưng là công chính, bình an, và hoan lạc trong Thánh thần” (Rm 14,17).

Như đã trình bày ăn chay dễ hơn ‘giữ chay’, liệu ăn chay còn cần nữa không?

Khi nhắc lại câu hỏi này, giúp mỗi người minh định sâu hơn ý nghĩa của việc ăn chay. Kiêng ăn thịt để làm chủ thân xác hay để tập một nhân đức như hãm dẹp đòi hỏi ăn uống thật không dễ dàng vì như Đức Phật nói “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”.

Hơn nữa, qua việc chay tịnh, con người nhìn nhận mình hoàn toàn lệ thuộc Thiên Chúa, vì chính lúc không sử dụng lương thực Chúa ban, thấy mình suy yếu rõ rệt, con người chân nhận được tính bấp bênh giòn mỏng của mình để tin tưởng phó thác cho sự quan phòng yêu thương của Chúa.

Còn xét về khía cạnh đạo đức, việc ăn chay trở nên có giá trị không cốt ở đồ ăn thức uống mà bởi thái độ tin kính Thiên Chúa. Tất nhiên, mỗi người có thể trạng và nhu cầu khác nhau trong ăn uống. Có người từ nhỏ đã không ăn được thịt, bố mẹ đã ra công tập, thậm chí ép ăn nhưng người ấy vẫn không ăn được thịt. Do đó, để tránh có cái nhìn thiên kiến, thiếu đức ái, thánh Phaolô đã dạy: “Còn người yếu đức tin, anh em hãy chấp thuận, đừng phê phán quan điểm. Có người tin là ăn được mọi sự, còn kẻ yếu thì đành ăn rau. Người ăn đừng khinh kẻ không ăn, còn kẻ không ăn đừng xét đoán người ăn, vì chưng Thiên Chúa đã chấp nhận nó.” (Rm 14,1-3).

Mùa Chay đang dần trôi qua, mong ước cho mọi kitô hữu hiểu được giá trị của việc giữ chay để không chỉ nỗ lực giữ chay theo luật mà còn có gắng giữ chay vì lòng yêu mến Chúa. Nhờ đó, các tín hữu được lớn lên nhiều hơn trong tương quan sâu sắc với Chúa và tha nhân để Mùa Chay thánh thực sự trở nên mùa hồng ân cho mọi tín hữu, qua đó ân sủng Chúa cũng đến được với mọi người.

Nt. Scholastica

#ĂN_CHAY hiểu cho đúng nhé!

Có nhiều người theo đạo cả bao nhiêu năm, nhưng giờ này hỏi ăn chay là gì thì có thể trả lời liền ăn chay là kiêng thịt, nhưng thực sự#TINH_THẦN_CHAY có phải chỉ là nhịn đói và kiêng thịt?, vậy thay vì ăn thịt tôi đi mua hải sản, tôm hùm, cua biển, bào ngư, cá ngựa ăn được không?

——-

Nếu nghĩ vậy thì bạn #ĐỪNG_ĂN_CHAY…nữa nhé.

👐 Bạn tranh thủ #Ăn_no ngày trước (thứ 3 béo) rồi canh hết giờ chay (24h của ngày chay) rồi lại tranh thủ ăn cho đầy bụng.

👐 Bạn #kiêng_thịt mà lại đi mua #hải_sản, tôm, cua, ghẹ ăn thì ăn chay đâu có nghĩa lý gì?

👐 Ăn chay mà vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình.

👐 Ăn chay mà vẫn đôi co cãi vã, nắm tay đánh đấm thật bạo tàn.

👐 Nhịn ăn, nhịn uống đến nỗi mệt mỏi, lả người, thế mà miệng vẫn chửi rủa, thấy ai làm gì không vừa ý mình thì giận hờn, tức tối, rồi xỉa xói, mỉa mai, ngồi lê đôi mách, thêm chút hành và thêm chút tỏi cho câu chuyện thêm gia vị…

———-

HÃY ĂN CHAY #ĐÚNG_CÁCH!

– #Ăn_chay không phải là nhịn đói để hành xác, mà là cơ hội để ta TRẢI NGHIỆM, CẢM NGHIỆM cách thức mà Chúa Giê-su đã từng chiến đấu vượt qua cơn đói, khát trong hoang địa. Là cơ hội cảm nhận sự đói khát của những người đói khát về #Vật_chấtvà đói khátt #Tình_Yêu.

– #Ăn_chay không phải là chuyện ăn cá hay ăn thịt, nhưng là câu chuyện của #HY_SINH những#thèm_muốn cá nhân, hy sinh những sở thích của riêng mình. Ăn chay là dịp để ta hãm mình và cầu nguyện, là cơ hội để tâm hồn ta được #LẮNGxuống và để Thiên Chúa biến đổi và hoán cải tâm hồn ta trở nên sạch hơn.

👀 👀 Ăn chay đôi #MẮT: là không nhìn điều không hay (phim ảnh khiêu dâm, đồi trụy), là không nhìn người khác với con mắt “hình viên đạn”, với đôi mắt đầy hận thù. Nhưng thay vào đó là đôi mắt trìu mến đầy YÊU THƯƠNG.

👂 👂 Ăn chay đôi #TAI: là không nghe những lời nói thô tục, nhưng thay vào đó là biết LẮNG NGHE tiếng lầm than của nhân loại.

😷 😷 Ăn chay #MIỆNG lưỡi: là không nói những lời xúc phạm người khác hay nói hành nói xấu người khác, thay vào đó là lời ĐỘNG VIÊN, ủi an và nâng đỡ.

🙆 🙆 Ăn chay đôi #TAY: là không dùng đôi tay và những nắm đấm của mình để bạo hành người khác, nhưng thay vào đó là VÒNG TAY của chở che, yêu thương và vỗ về.

– #Ăn_chay_là: Mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm.

– #Ăn_chay_là: Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục.

Hãy ăn chay đúng cách để bạn có thêm nhiều ơn ích trong mùa chay thánh này

Previous articleThần dược mùa Chay: ăn năn sám hối
Next articleCó thật là có “quỷ nhập” và “trừ quỷ”?