Chúng Ta Nạp Vào Cơ Thể 20 kg Nhựa Trong 79 Năm Cuộc Đời

60

Chúng Ta Nạp Vào Cơ Thể 20 kg Nhựa Trong 79 Năm Cuộc Đời

Sử dụng ước tính hiện tại về vi nhựa trong chế độ ăn uống của chúng ta và giả sử tình hình không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, trung bình mỗi người sẽ ăn 20kg nhựa trong suốt cuộc đời (79 năm) – tương đương với hai thùng rác tái chế di động.

Mảnh nhựa siêu nhỏ đã được phát hiện ở những địa điểm xa xôi nhất, từ đáy sâu của đại dương đến băng ở Bắc Cực. Nhưng những hạt vi nhựa cũng đang xâm nhập vào cơ thể chúng ta, từ nước đựng trong chai nhựa mà chúng ta uống và những sinh vật biển mà chúng ta ăn. Con số thực sự khiến nhiều người sốc vì lượng nhựa nạp vào cơ thể. đây là những hình ảnh minh họa mức tiêu thụ nhựa của chúng ta trong những khoảng thời gian khác nhau, dựa trên các phát hiện từ báo cáo của WWF hồi đầu năm nay.
Nghiên cứu kết hợp dữ liệu từ hơn 50 nghiên cứu về lượng vi nhựa mà chúng ta đang ăn vào – được định nghĩa là những hạt nhựa có kích thước dưới 5mm.
Những hình ảnh này có thể khiến bạn bị sốc khi biết mình đang ăn bao nhiêu nhựa mà không hề biết – và tốc độ này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không có hành động của các chính phủ.
Chúng ta đang ăn 250g nhựa mỗi năm – tương đương với một đĩa ăn toàn mảnh nhựa, như hình trên.
Vi nhựa (phải) được định nghĩa là các hạt nhựa có kích thước dưới 5mm, mỗi hạt nhỏ hơn một hạt vừng (trái)
Một tuần
Mỗi tuần, chúng ta đang ăn gần 2.000 hạt nhựa nhỏ.
Con số này tương đương với 5g, bằng một chiếc thẻ tín dụng và có trọng lượng tương đương với một nắp chai nhựa.
Nó cũng đủ lượng nhựa để đổ đầy một thìa súp sứ, như hình minh họa.
Theo nghiên cứu của WWF, một người trung bình có thể tiêu thụ 1.769 hạt nhựa mỗi tuần chỉ từ nước uống đơn thuần.
Nghiên cứu cũng cho thấy chúng ta ăn vào 182 hạt nhựa từ động vật có vỏ, 11 từ muối và 10 từ bia mỗi tuần – đạt tổng số 1.972.


MỘT TUẦN: Chúng ta đang ăn khoảng 5g nhựa mỗi tuần – tương đương với một nắp chai nhựa và lượng hạt nhựa đủ để đổ đầy một muỗng súp


Một tháng
Trong một tháng, chúng ta tiêu thụ 21g nhựa, có trọng lượng tương đương với năm con xúc xắc của sòng bạc và đủ nhựa vụn để đổ đầy một nửa bát cơm.
Mặc dù nghe có vẻ không nhiều, nhưng loại nhựa này đang tăng lên theo thời gian và khoa học vẫn chưa xác định được tác động của việc ăn vi nhựa và nhựa có kích thước nano đối với sức khỏe con người.
“Tất cả những gì được biết là chúng ta đang ăn nó và nó có khả năng gây độc tính”, Thava Palanisami, Đại học Newcastle của Úc, người đã làm việc trong nghiên cứu WWF cho biết.
“Đó chắc chắn là một nguyên nhân đáng lo ngại”, ông nói.
MỘT THÁNG: Chúng ta ăn 21g nhựa mỗi tháng – tương đương với năm con xúc xắc và đủ nhựa để đổ đầy một nửa bát cơm
 6 tháng
Trong 6 tháng, chúng ta ăn 125g nhựa – tương đương với với một bát đầy.
Sản xuất nhựa đã tăng mạnh trong 50 năm qua, dẫn đến việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm dùng một lần rẻ tiền đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, khiến các bãi biển đầy rác và làm động vật biển hoang dã ngạt thở.
Nhựa không phân hủy sinh học, mà thay vào đó phân hủy thành các mảnh nhỏ hơn, và cuối cùng kết thúc ở khắp mọi nơi, bao gồm cả trong chuỗi thức ăn.
6 THÁNG: 125g nhựa sẽ có mặt trong cơ thể chúng ta cứ sau mỗi 6 tháng, đủ để đổ đầy một bát ăn cơm
Một năm
Trong vòng một năm, lượng nhựa chúng ta ăn vào đạt tổng cộng 250g.
Đó bằng một đĩa đồ ăn đầy nhựa vụn.
Một phần của lượng này cũng đến từ vi nhựa trong không khí mà chúng ta hít vào, đặc biệt là trong môi trường đô thị.
Chúng có thể mang các chất ô nhiễm từ môi trường xung quanh, bao gồm các phân tử được tìm thấy trong than và nhựa đường.
MỘT NĂM: 250g nhựa mỗi năm, tương đương với một đĩa đầy những mảnh nhựa vụn
Một thập kỷ
Với tốc độ tiêu thụ này, chúng ta có thể ăn 2,5kg nhựa trong thời gian một thập kỷ, tương đương với một chiếc phao cứu sinh tiêu chuẩn.
Đến năm 2015, đại dương sẽ chứa 1 tấn nhựa cho mỗi 3 tấn cá, theo ước tính của WWF.
75% lượng nhựa sản xuất sẽ trở thành chất thải, trong khi khoảng 87% chất thải bị xử lý sai cách thất thoát vào tự nhiên và trở thành ô nhiễm.
QUA MỘT THẬP KỶ: Chúng ta hiện đang ăn 2,5kg nhựa trong một thập kỷ – tương đương với một chiếc phao cứu sinh tiêu chuẩn (ảnh)
Một đời người
Với tốc độ hiện tại là 1.972 hạt nhựa ăn vào mỗi tuần, con số này tương đương với hơn 8 triệu hạt nhựa trong 79 năm.
Ngĩa là khoảng 20kg trong một đời người trung bình 79 năm – đủ để chứa đầy hai thùng rác tái chế.
WWF cảnh báo rằng những con số này chỉ là ước tính dựa trên tỷ lệ hiện tại, có thể trở nên tốt hơn với sự can thiệp của chính phủ và hợp tác toàn cầu – hoặc tệ hơn.
CẢ ĐỜI: Sử dụng ước tính hiện tại về vi nhựa trong chế độ ăn uống của chúng ta và giả sử tình hình không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, trung bình mỗi người sẽ ăn 20kg nhựa trong suốt cuộc đời (79 năm) – tương đương với hai thùng rác tái chế di động
Báo cáo “Không nhựa trong tự nhiên”, được công bố hồi tháng 6, , cũng kêu gọi các chính phủ đồng ý với một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý để ngăn chặn ô nhiễm nhựa xâm nhập vào đại dương, cùng với những các biện pháp khác.
Tổng giám đốc WWF International, Marco Lambertini, vào thời điểm đó đã nói rằng những phát hiện này sẽ đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh cho các chính phủ.
“Không chỉ nhựa gây ô nhiễm đại dương và nguồn nước của chúng ta và giết chết sinh vật biển – mà nó còn có mặt trong trong tất cả chúng ta và chúng ta không thể tránh khỏi việc tiêu thụ nhựa”, ông nói.
‘Hành động toàn cầu là cấp bách và cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng này.’
Để hình dung lượng nhựa ăn vào trong các khoảng thời gian khác nhau, polypropylen và polyetylen mật độ cao đã được thu thập và băm nhỏ bằng cơ học.
Reuters sau đó đã cân nhựa bằng cân kỹ thuật số tham khảo các ước tính của WWF.

Vi nhựa có tác động gì nếu nó đi vào thực phẩm?
Theo một bài báo được công bố trên International Journal of Environmental Research, hiểu biết về các tác động tiềm ẩn của việc phơi nhiễm vi nhựa đối với sức khỏe con người “là một lỗ hổng kiến thức lớn”.
Con người có thể tiếp xúc với các hạt vi nhựa thông qua tiêu thụ hải sản và các sản phẩm thực phẩm trên cạn, nước uống và qua không khí.
Tuy nhiên, mức độ phơi nhiễm của con người, nồng độ độc mãn tính và các cơ chế tác động tiềm ẩn khác của vi nhựa vẫn chưa được hiểu rõ để đánh giá đầy đủ các nguy cơ đối với con người.
Theo Rachel Adams, giảng viên cao cấp về Khoa học y sinh tại Đại học Cardiff Metropolitan, việc ăn vi nhựa có thể gây ra một số tác động có hại, như:
  • Viêm: khi viêm xảy ra, các tế bào bạch cầu của cơ thể và các chất chúng sản sinh ra sẽ bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm trùng. Hệ thống miễn dịch bảo vệ thông thường này có thể gây tổn thương cho các mô.
  • Phản ứng miễn dịch đối với bất cứ thứ gì được nhận diện là “lạ” đối với cơ thể: các phản ứng miễn dịch như vậy có thể gây tổn hại cho cơ thể.
  • Trở thành chất mang các độc tố khác xâm nhập vào cơ thể: vi nhựa thường đẩy nước và sẽ liên kết với các độc tố không hòa tan, vì vậy vi nhựa có thể liên kết với các hợp chất chứa kim loại độc như thủy ngân và các chất ô nhiễm hữu cơ như một số loại thuốc trừ sâu và hóa chất gọi là dioxins, được biết là gây ung thư, cũng như các vấn đề về sinh sản và phát triển. Nếu các vi chất này xâm nhập vào cơ thể, độc tố có thể tích tụ trong các mô mỡ.
Previous articleTại sao phụ nữ nhiều nơi mang voan che đầu?
Next article3 chìa khóa để có một cuộc đối thoại hiệu quả