Chuyện cái cân

128

Cân bên Trung Quốc xuất hiện nhiều ngàn năm trước. Ban đầu đó là loại cân Thiên bình – loại cân có 2 bàn (đĩa) dùng để xác định trọng lượng vật ở đĩa cân này bằng tổng số lượng quả cân bên đĩa kia. Nhưng tới thời Tần, bắt đầu xuất hiện cân đòn, các kết quả khảo cổ hiện đại cho thấy quả cân (tức quyền) thời Tần có núm để buộc dây, hẳn là để treo vào đòn cân. Và tới thời Tam Quốc, người Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi loại cân này thay cho cân Thiên bình, đây được đánh giá là bước tiến quan trọng của kỹ thuật.

Sau khi thống nhất lục quốc, Tần Thủy Hoàng lệnh cho Thừa tướng Lý Tư thống nhất chữ viết và đo lường toàn thiên hạ. Tương truyền, Lý Tư thỉnh ý Thủy Hoàng về đơn vị cân, Thủy Hoàng không nói gì mà viết 4 chữ “天下公平 – Thiên hạ công bình”. Lý Tư không biết làm sao, đành dựa theo số nét bút (4+3+4+5) mà chia 1 cân làm 16 lạng. Bởi 1 cân là 16 lạng nên mới có câu ngạn ngữ “người tám lạng kẻ nửa cân” là vậy.

Trên chiếc đòn cân, được chia làm 16 vạch gọi là “xứng tinh”, tương ứng với 7 ngôi Bắc đẩu, 6 ngôi Nam đẩu và 3 ngôi Tam tinh (tức Tam đa). Tương truyền cân này do ông tổ nghề buôn là Phạm Lãi sáng chế ra, nếu quả thực như vậy thì cân đòn phải ra đời từ cuối thời Xuân Thu. Nếu mua gian bán lận, 1 cân thiếu 1 lạng gọi là “Giảm phúc”, thiếu 2 lạng gọi là “Khuy lộc”, thiếu 3 lạng gọi là “Chiết thọ”, nên thương nhân Trung Quốc (ngày xưa thôi nhé) thường trọng chữ tín, gọi là “hàng thật giá đúng, già trẻ ko lừa”.

Nhắc tới cân đòn thì cũng phải kể luôn tới cân tiểu ly. Thời nhà Tống, những năm đầu thế kỷ 11, Lưu Thừa Khuê đã chế ra cân tiểu ly đạt độ chính xác tới 1 ly. Cân tiểu ly dùng để cân vàng bạc trở thành vật bất ly thân của các đại thương nhân, vừa là vật dụng, vừa là đồ trang sức, thậm chí các đại thương nhân dùng nó để khoe khoang sự giàu có. Cân tiểu ly càng chính xác, càng đc chế tác từ vật liệu quý hiếm (ngà voi làm đòn, gỗ tử đàn làm hộp) thì địa vị của chủ nhân càng tôn quý.

Cân đòn Trung Quốc nhanh chóng được các nước xung quanh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam học tập, bởi cân Thiên bình cần hệ thống phức tạp nhiều quả cân, bất tiện cho việc sử dụng. Dần dần cân Thiên bình chỉ dùng để cân những vật nhỏ, nhẹ.

FB_IMG_1588000093890

Cũng bởi khi cân thì cần có quả cân (quyền) và đòn cân (hành), chữ “quyền hành” từ đó mà sinh ra, để chỉ người có trọng trách cầm cân nảy mực, tạo ra công bằng. Nó cũng thể hiện triết lý mọi việc đều phải căn chỉnh, điều hòa của chính trị Á Đông chứ không đơn giản 1=1 như phương Tây.

Previous articleLợi ích tuyệt vời của khoai môn, khoai sọ đối với sức khỏe.
Next article5 NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ HÀNG ĐẦU NHƯNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT