Chuyện về những trận dịch và sự “báng bổ”…

338

Rất nhiều người có thể nhận ra ngay khuôn mặt bên cạnh đây là của ai…

Đấy là khuôn mặt của bạo chúa Nero…Tên đầy đủ của ông là Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus (16 tháng 12 năm 37 – 9 tháng 6 năm 68)…Ông là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Julius Claudius, trị vì từ năm 54 tới năm 68 AD…Bức tượng bán thân này của ông được đặt tại Bảo Tàng Glytothek – Munich…và nó khá diễn tả cái tính khi bất thường của bạo chúa…

Qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả người Ba Lan Henryk Sienkiewicz – cuốn “Quo Vadis ? – Thầy đi đâu đấy Thầy ?” – thì bạo chúa Nero là một con người báng bổ Thần Linh và là người – do muốn lấy lòng thần dân La Mã – nên đã đẩy người Công Giáo vào các hí trường để làm mồi cho thú dữ nhằm giải tỏa căng thẳng xã hội thời bấy giờ…

Sở dĩ người viết muốn nhắc đến ông là vì những trận dịch đã từng xảy ra…và người ta cho rằng: đấy là hậu quả của sự báng bổ Thần Thánh nơi những con người trần – nhất là nơi những con người gắn bó với chủ thuyết vô thần…Điều vẫn là rất thật trong hôm nay…

Người viết đã tìm vào trang truyện “Quo Vadis – Thầy đi đâu đấy, Thầy ?” của nhà văn Henryk Sienkiewicz và thấy là người ta sắp xếp cuốn truyện rất thuận lợi cho việc đọc lại từng chương trên mạng…Thiết tưởng trong thời gian rảnh rỗi của thời “trốn dịch COVID – 19”, các bạn trẻ nên đọc lại mỗi ngày vài chương…

Trần Đoàn lão tổ (871 – 989) – nhân vật nổi tiếng tu luyện Đạo gia thời cuối Đường – có một tác phẩm truyền thế : tác phẩm “Tâm tướng thiên”, gợi hứng từ câu “ tướng do tâm sinh”…Và trong tác phẩm ấy có viết như thế này : “ Tại sao mắc bạo bệnh mà chết ? Là do sắc dục hư hao…Tại sao mọc nhọt độc mà chết ? Là do đồ béo ngọt ngưng tụ mỡ !”… Đặc biệt đề cập đến nguyên nhân của dịch bệnh, Trần Đoàn lão tổ ghi rằng : “ Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời – nhục mạ Đất”…

Rất nhiều người đã nhìn ra điều ấy qua các trận dịch lớn thời Đế Quốc La Mã cổ đại :

  1. Dịch bệnh lần thứ nhất – năm thứ 2 sau khi phát động bức hại người Công Giáo…thì “trong thành La Mã, tất cả các tầng lớp đều có lượng lớn người chết vì dịch”…và đó là bệnh dịch lớn nhất thời bấy giờ…Bệnh dịch đã đưa đến tình trạng bạo động của dân chúng trong thành năm 68 : Nero chạy trốn và cuối cùng đã tự sát…
  2. Dịch bệnh lớn lần 2 xảy ra vào thời của Allrelius (tại vì từ năm 161 – 180)…Sau khi lên ngôi, Allrelius vẫn giữ thái độ thù nghịch người tin Chúa và phát động một cơn bách hại mới…Vậy là năm 164 bệnh dịch bắt đầu lan rộng từ các đạo quân phía biên giới của đế quốc…Trận dịch đã làm cho các thành phố và xóm làng La Mã trở nên hoang phế, bởi số người chết còn nhiều hơn cả số nạn nhân trong chiến tranh…Chỉ trong thành La Mã thôi mà mỗi ngày có khoảng trên dưới 2.000 người chết bao gồm quý tộc lẫn dân thường…Dịch còn lan rộng cả đến vùng Tiểu Á, Ai Cập, Hy Lạp…Cuối cùng thì chính Allrelius cũng chết vì dịch…
  3. Lần đại dịch thứ ba được sử gia Zosimils ghi lại : Đấy là vào thời hoàng đế Decius…Năm 250, Decius phát động một cuộc bách hại mới…Ông ra lệnh cho Ki-tô hữu phải tuyên bố công khai từ bỏ đức tin của mình, nếu không họ sẽ bị xét xử, bị tịch thu của cải, bị phạt làm nô lệ…và còn có thể bị xử tử…Rất nhiều thánh đường bị đập phá…và cũng trong năm ấy, dịch bệnh xảy ra…Đại dịch đã làm cho ngay trong thành La Mã mỗi ngày khoảng 5.000 người chết…Điều cũng rất giống trong hôm nay là những người có chức quyền đã dối trá đổ tội cho những người tin Chúa là nguyên nhân của dịch bệnh để có cớ mà bách hại và tiêu diệt…Thế nhưng bản thân hoàng đế Claudius II ( tại vì từ 268 – 270) cũng chết vì bị dịch vào năm 270…
  4. Đại dịch lần thứ 4 được sử gia Eusebius (~ 260 – 340) ghi lại trong sử của Giáo Hội: Đế quốc La Mã thời đó được chia làm làm hai – miền Đông và miền Tây, đồng thời có 6 vị hoàng đế cai trị…Một trong những vị hoàng đế thống trị miền Đông là Maximinius Daia (tại vị 305-313) đã khởi xướng một cuộc bách hại trong phạm vi thống trị của mình…và dịch bệnh khởi phát cũng như lan rộng…

Sử gia Eusebius diễn tả : “Những quyển hộ tịch ghi đầy tên, ngày nay tất cả đều bị xóa sổ…Lương thực bị thiếu…và dịch bệnh hoành hành dường như đã tiêu diệt tất cả nhân khẩu trong chốc lát…Nơi nào cũng có các thi thể trần trụi, liên tục rất nhiều ngày không chôn lấp…Thật là một cảnh tượng thê lương…”

Dịch bệnh lớn nhỏ liên tục tàn phá..và công lao mở rộng bờ cõi của các hoàng đế La Mã cuối cùng trở về con số không !!! Điều mà – hoặc nói ra hoặc chỉ là để mà suy gẫm – nhưng hầu như ai ai cũng cảm nhận được câu giáo huấn của Trần Đoàn lão tổ : Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà do nhục mạ Trời – nhục mạ Đất…

Rồi cũng có câu chuyện dịch xảy ra ở ngôi làng Eyam vùng biên giới phía nam và bắc bán đảo Anh – cách London 56km : trận dịch có tên là “cái chết đen” do một doanh nhân mang về từ London vào mùa hè năm 1665…Dân làng lo sợ và  láo nháo chuyện chạy trốn…Ông linh mục sở tại William Mompesson đã đứng ra động viên bà con: “Không ai trong chúng ta biết rằng dân phía bắc có nhiễm bệnh hay không. Nếu đã nhiễm bệnh thì dù chạy trốn hay không đều phải chết…Thoát khỏi nơi đây nhất định sẽ làm nhiều người khác lây bệnh…Xin mọi người hãy ở lại, mang sự thiện lương của chúng ta truyền tới đời sau, đế các thế hệ tương lai được ban phước lành, nhân họa đắc phúc.”

Dân làng đã quyết tâm cùng nhau trụ lại và xây một bức tường ở cổng ra vào phía bắc để ngăn không cho ai vượt ra ngoài…Khi trận dịch qua đi, ngôi làng 344 nhân khẩu chỉ còn lại vỏn vẹn 33 người…Vị linh mục cũng qua đời…và tất cả đã để lại cho nước Anh một hậu hoa viên tuyệt vời… Người đời sau đọc được trên các ngôi mộ:

-ngôi mộ vị linh mục : Xin hãy đưa thiện lương truyền tiếp đời sau.

-mộ của một vị bác sĩ viết cho người vợ ở xa : Xin hãy tha thứ cho anh vì anh không thể cho em nhiều tình yêu hơn nữa, bởi vì họ cần tới anh.

-mộ của một bà mẹ có tên Ryder viết cho con gái: Con thân yêu, con đã chứng kiến sự vĩ đại của mẹ cà cả dân làng.

Cùng với HĐGM Việt Nam, chúng ta cùng cầu nguyện:

 

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng

chúng con đang họp nhau cầu nguyện,

tha thiết nài xin cho cơn dịch bệnh mau chấm dứt.

 

Lạy Chúa Cha giàu lòng thương xót

xin nhìn đến nỗi thống khổ

của đoàn con trên khắp thế giới,

đặc biệt tại những nơi dịch bệnh đang hoành hành.

Xin củng cố đức tin của chúng con,

cho chúng con hoàn toàn tín thác

vào tình yêu quan phòng của Cha.

 

Lạy Chúa Giê-su là Đấng cứu độ duy nhất.

là vị lương y đầy quyền năng và lòng thương xót,

xin thương cho các bệnh nhân sớm được chữa lành,

và an ủi các gia đình đang gặp khó khăn thử thách.

Xin cho lời chúng con khiêm tốn cầu nguyện,

được chạm tới trái tim nhân lành của Chúa,

xin giảm bớt gánh nặng khổ đau,

và cho chúng con cảm nhận được bàn tay Chúa

đang ân cần nâng đỡ chúng con.

 

Lạy Chúa Thánh Thần là nguồn sức mạnh tình yêu,

xin soi sáng các vị hữu trách và những người có khả năng,

giúp họ sớm tìm ra phương thuốc chữa trị dịch bệnh,

xin cho các bác sĩ và nhân viên y tế

sức mạnh của tình thương và lòng nhiệt thành quảng đại

luôn tận tâm tận lực phục vụ các bệnh nhân.

 

Chúng con xin trao vào đôi tay từ mẫu của Mẹ Maria,

những lời khẩn nguyện trong cơn đại nạn,

nhờ lời Đức Mẹ chuyển cầu,

xin Chúa nhận lời chúng con. Amen MĐ

 

Previous articleGiá Trị Của Thánh Lễ
Next articleGiải mã ý nghĩa đặc biệt của từng loài hoa trong thời đại Victoria