Đức Phanxicô tiếp các gia đình và các nạn nhân vụ tấn công ở thành phố Nice

50

lemonde.fr, 2016-09-24

Đây là một phái đoàn quan trọng gồm những người bị chấn thương trong vụ khủng bố ngày 14 tháng 7 vừa qua ở Nice, nước Pháp. Họ sẽ đến Vatican sáng thứ bảy 24 tháng 9 để có một buổi tiếp kiến với Đức Phanxicô vào buổi trưa.

Vào khoảng 180 người bị thương hoặc bị chấn thương trong vụ tấn công, hoặc những người thân cận với nạn nhân, tổng cộng 58 gia đình, họ đi hai máy bay do hội đồng thị chính thành phố thuê. Họ cùng phối hợp với khoảng 150 người ủng hộ, những người này là cư dân thành phố thành phố Nice đi xe buýt đến, cùng với phái đoàn chính thức của hiệp hội huynh đệ liên tôn “Alpes-Maritimes Fraternité”, hiệp hội này gồm giám mục địa phận Nice và các đại diện do thái giáo, hồi giáo, chính thống giáo và tin lành.

Ông Christian Estrosi, chủ tịch thành phố, sẽ cùng đi trong chuyến đi này, ông giải thích buổi tiếp kiến với Đức Giáo hoàng “không phân biệt tôn giáo”. Ông trả lời cho những chỉ trích, không nhiều mấy, về chuyến đi này.

Các chỉ trích của các nhà môi sinh và của Hội Nhân quyền

Các dân biểu môi sinh lấy làm tiếc về quyết định của ông Estrosi đã  không có ý kiến của hội đồng cố vấn thành phố. “Tại sao lại đi gặp lãnh đạo thiêng liêng và nhất thời của một tôn giáo trong các tôn giáo khác của các nạn nhân? Trong số các nạn nhân của vụ khủng bố này có phật tử, do thái giáo, hồi giáo, tin lành, vô thần. Trong một bản thông báo, bà Juliette Chesnel-Le Roux, cố vấn của hội đồng thành phố chỉ trích “kiểu ‘an ủi chính thức’ này cho thấy sự thô lỗ và thậm chí là khiêu khích”. Trong một thông báo phát đi ngày thứ năm 23-9 của Hội Nhân Quyền, họ phản kháng việc tập thể phải trả chi phí cho chuyến đi, “Các đại biểu của Nhà nước, trong trường hợp này đặc biệt là ông Estros đã xúc phạm không biết thẹn nguyên tắc đời, một trong các nền tảng của Thể chế.”

Theo hội đồng thị chính, chi phí trung bình cho mỗi người trong chuyến đi là 300 ơrô. Tiền di chuyển ba mươi ca sĩ opera của thành phố Nice cũng do tòa thị chính chi trả, họ sẽ hát bài “Nissa la bella” ở Rôma, quốc thiều của thành phố. Ngược lại, các đại biểu tự trả tiền cho chuyến đi của mình.

“Khả năng quy tụ người này người kia”

Nhưng đối với ông Pierre-Etienne Denis, chủ tịch Liên đoàn quốc gia các nạn nhân các vụ khủng bố và các tai nạn tập thể (Fenvac), thì các chuyến đi như vậy giúp các nạn nhân ra khỏi tình trạng cô đơn và “dần dần có được sức chịu đựng va chạm: “Nếu mình là người có lòng tin, thì đây là một cuộc gặp gỡ ngoại hạng và nếu mình không có lòng tin, thì đây là cuộc gặp gỡ với một quyền uy đạo đức không thể chối cãi, một kho tàng của lòng thông cảm vượt lên các tôn giáo.”

Một phần ba các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công ngày 14 tháng 7 ở Nice là người hồi giáo, giáo sĩ Boubekeur Bekri nhắc lại, ông là phó chủ tịch của hội đồng hồi giáo vùng Nam-Đông nước Pháp, ông cũng đi đến Rôma với một số tín hữu hồi giáo .“Là người hồi giáo và là người có lòng tin, tôi nghĩ chúng tôi đi trong con đường thẳng của suy nghĩ của một tín hữu, của khả năng hội tụ người này người kia”, ông lượng định. Ông Bekri nêu lên: “Chúng tôi đi với một lòng tôn kính sâu xa, “lòng nhân sâu đậm” của Đức Phanxicô đã biểu lộ qua rất nhiều dịp, chẳng hạn trong lần ngài đi thăm người tị nạn, đặc biệt là những người tị nạn hồi giáo ở đảo Lesbos ở Hy Lạp.

Ông Maurice Niddam, chủ tịch hội đồng giáo chủ thành phố Nice không cùng đi với các nạn nhân do thái giáo, nhưng ông ủng hộ sáng kiến này: “Đức Giáo hoàng Phanxicô là người rất nhân bản, rất gần với giáo dân, cởi mở với tất cả các tôn giáo khác. Khi ngài nói đến các nạn nhân của các hành động khủng bố, ngài không nói theo tình cảm ủy mị, nhưng ngài thật sự bị tổn thương”.

Vào giữa tháng 8-2016, Đức Phanxicô cũng đã gặp Tổng thống Pháp  François Hollande để tái khẳng định sự ủng hộ và tình yêu mến của mình đối với nước Pháp mà từ đầu năm 2015 đến bây giờ liên tục bị một loạt khủng bố chưa từng có.

Previous articlePhiên tòa xét xử một vụ ăn trộm bánh mì ở New York năm 1935
Next articleTRỞ NÊN NHỎ BÉ NHƯ CHÚA MỜI GỌI