Hãy biến sự trung thực và thiện chí thành một thói quen….

17

Một kỹ sư Algeria bước vào một ga tàu điện ngầm ở Paris, thủ đô của Pháp.

Ở đó, anh ấy nhận thấy rằng, trong số rất nhiều cổng lối đi thông thường và bình thường, có một cổng có lối đi miễn phí.

Sau đó, anh ấy hỏi người bán vé tại sao lối đi này được miễn phí và cũng không có nhân viên bảo vệ ở đó.

Người phụ nữ bán vé giải thích với anh ta rằng lối đi này dành cho những người có thể vì bất kỳ lý do gì đó, không có tiền để trả tiền vé cho mình.

Là một người rất hoài nghi, đã quen với cung cách của người Algeria, nên anh đưa ra một câu hỏi đầy nghi vấn:

-“Nếu người đó có tiền, nhưng vẫn không muốn mua vé thì sao?”

Cô nhân viên nhìn xuống với đôi mắt xanh và nở một nụ cười trong sáng đến lạ lùng. Cô trả lời:

-“Nhưng tại sao họ phải làm như vậy…?”

Lúng túng không thể trả lời được , người kỹ sư ngập ngừng trả tiền vé và rời đi. Theo sau là một đám đông người cũng lần lượt đến trả tiền vé.

❤️Lối đi miễn phí vẫn trống trải, không thấy có ai ở đó!

…..Trung thực là một trong những giá trị cao nhất của lòng TỰ TRỌNG mà một người có thể có.

-“Tại sao chúng ta lại phải lựa chọn làm một người sống không trung thực? Đó chẳng phải cũng là vì không may lâm vào một hoàn cảnh đáng thương quá hay sao? Lòng tự trọng là không tiền bạc nào có thể mua được….chỉ trong những hoàn cảnh cạn kiệt về tiền bạc hoặc sa đoạ về đạo đức thì người ta mới phải chọn “lối đi miễn phí.”

Lòng tự trọng và sự trung thực chính là thước đo của một nền giáo dục… Thiếu nó thì không còn gì để nói.

Muốn xã hội văn minh và phát triển thì việc nuôi dưỡng lòng tự trọng và sự trung thực phải trở thành thói quen của mỗi người, thế hệ đi trước phải trau dồi giá trị này và truyền nó cho con cháu đời sau mới là yêu thương con cháu chân thực.

Thế giới của bạn thay đổi khi bạn thay đổi.

Chúng ta đừng tưởng thưởng cho những hành vi gian lận, xấu tồi tệ, tham nhũng….

Hãy biến sự trung thực và thiện chí thành một thói quen….

Previous articleBÀI HỌC TỪ ĐẠI BÀNG: THAY ĐỔI HOẶC LÀ CHẾT!
Next articleLÒNG BIẾT ƠN, hai là TÍNH TRÁCH NHIỆM