HỌC HỎI SỨ ĐIỆP VỀ “NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO”

69

HỌC HỎI

SỨ ĐIỆP VỀ “NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO”

  1. H. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô lập “Ngày Thế Giới Người Nghèo” để làm gì?
  2. Để các cộng đoàn Ki-tô hữu khắp thế giới ngày càng trở nên dấu chỉ cụ thể và rõ ràng, về tình thương của Chúa Giê-su đối với những người rốt cùng và túng thiếu nhất.
  3. H. Chúa Giê-su đã yêu thương thế nào ?
  4. “Ngài đã yêu thương chúng ta trước, và đã cho đi hết mình, kể cả mạng sống của Ngài (x. 1Ga 4,10.19; 3,16).
  5. H. Các Ki-tô hữu tiên khởi đã thực thi tình yêu thương như thế nào ?
  6. “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu”(Cv 2,44-45).
  7. H. Muốn yêu thương như Chúa Giê-su đã yêu thương, nhất là với những người nghèo, ta phải yêu thương thế nào ?  
  8. Ta phải “Yêu thương cách chân thật, bằng việc làm” (1Ga 3,18), “Không mong bù lại, không ‘nếu’, không ‘nhưng’, không đặt điều kiện hay do dự”, nhưng luôn như “Những bàn tay làm cho phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên anh chị em mình”.
  9. H. Đâu là thực trạng nghèo khổ của thế giới ngày nay ?
  10. Nghèo khổ ngày nay mang hàng ngàn khuôn mặt, như: bị gạt ra ngoài lề; bị áp bức, bạo lực, tra tấn, tù đày, chiến tranh, thiếu tự do và phẩm giá; dốt nát và mù chữ; thiếu săn sóc y tế và việc làm; nạn buôn người và nô lệ; lưu vong và lầm than; bị cưỡng bách di cư; những người nam nữ, trẻ em bị những lợi lộc hèn hạ bóc lột, bị những mưu đồ quyền lực và tiền bạc chà đạp…!
  11. H. Thực trạng nghèo khổ của thế giới ngày nay phát sinh do đâu ?
  12. Thực trạng nghèo khổ của thế giới ngày nay phát sinh do những bất công xã hội, do sự ham hố của một thiểu số, nhưng cũng do sự dửng dưng của đại đa số chúng ta !
  13. H. Chúng ta được kêu gọi làm gì cụ thể cho người nghèo ?
  14. Chúng ta“được kêu gọi đưa tay cho người nghèo, gặp gỡ, nhìn họ tận mắt, ôm lấy họ, sống lối sống chia sẻ với họ, đón nhận họ như những vị khách ưu tiên nơi bàn ăn của chúng ta, làm cho họ cảm thấy hơi ấm của tình thương phá vỡ cái vòng cô đơn”(x. St 18,3-5; Hr 13, 2).
  15. H. Vì sao Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhắc nhở chúng ta: “Nơi nền tảng của những sáng kiến cụ thể cho Ngày Thế Giới Người Nghèo luôn luôn phải có cầu nguyện” ?
  16. Vì cầu nguyện, nhất là với Kinh Lạy Cha, giúp chúng ta ý thức rằng:“Lương thực hằng ngày”chúng ta xin là “Xin cho chúng con, nên đòi hỏi chúng ta phải chia sẻ, phải tham gia vào trách nhiệm chung, phải nhìn nhận mình cần luôn vượt thắng ích kỷ, để tiến đến niềm vui đón nhận lẫn nhau.
  17. H. Vì sao Ngày Thế Giới Người Nghèo sẽ thành Ngày Truyền Thống của Giáo Hội, được cử hành vào Chúa Nhật 33 Thường Niên mỗi năm ?
  18. Ngày Thế Giới Người Nghèo sẽ thành Ngày Truyền Thống của Giáo Hội, được cử hành vào Chúa Nhật 33 Thường Niên mỗi năm, là để cho việc cử hành Chúa nhật 34, lễ Chúa-Giê-su-Ki-tô-Vua càng có ý nghĩa chân thực hơn…Vì chính khi bị đóng đanh vào thập giá, bị trần trụi thiếu thốn mọi sự, Ngài đã tỏ lộ nơi mình sự giàu có vô bờ bến của Tình Yêu Thiên Chúa.
  19. H. Việc cử hành Ngày Thế Giới Người Nghèo đem lại cho chúng ta kết quả cụ thể nào ?
  20. Việc cử hành Ngày Thế Giới Người Nghèo“Làm nảy sinh niềm vui và sự thanh thoát nơi chúng ta, vì chúng ta được đụng chạm đến chính Thân Mình Chúa Ki-tô trong thân thể tàn tạ, thương tích của những  người nghèo, như chính khi chúng ta được rước Mình Thánh Ngài trong bí tích Thánh Thể”.
Previous articleChuyện Ổ Bánh Mỳ và Lão Già Kỳ Quặc
Next articleCHẦU THÁNH THỂ CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI NGHÈO