Ngày 12 tháng Chín 2006, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI được trường Đại học cũ của ngài ởRegensburg, nước Đức, mời đến nói chuyện về đề tài “Đức tin, lý trí và trường đại học”.
Bài diễn văn của Đức Bênêđictô – trong đó ngài đề cập đến Hồi giáo một cách tình cờ –, đã khiến cho một bộ phận của giới Hồi giáo không thấu hiểu và nổi giận.
– Đức giáo hoàng Bênêđictô đã nói gì ở Regensburg?
Sự kiện lẽ ra phải thú vị đối với vị cựu giáo sư thần học, vì ngài gặp lại nơi đây một khung cảnh quen thuộc. Ngày 12tháng Chín 2006, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI được trường Đại học nổi tiếng Regensburg của vùng Bavaria –là chính nơi mà ngài đã từng giảng dạy–, mời đến nói chuyện về đề tài “Đức tin, lý trí và trường đại học”. Trong bài diễn văn này, Đức Bênêđictô trở lại cung giọng của một giảng viên. Bài diễn văn của ngài được trang web của Vatican cho biết sẽ cung cấp sau, “với đầy đủ các ghi chú”; đây là điều bất thường đối với một bản văn của một giáo hoàng.
Dựa trên cả nguồn của Do Thái và Hy Lạp, Đức Bênêđictô chỉ trích khuynh hướng “loại trừ vấn đề Thiên Chúa” củalý trí. Trước hết và trên hết, đó là vấn đề của Kitô giáo. Hồi giáo chỉ được đề cập sơ qua trong ba đoạn, trong đó Đức Bênêđictô nhắc lại một trong những bài viết mà ngài mới đọc: một bài về cuộc đối thoại vào khoảng năm 1391 giữa vịhoàng đế Byzantine là Manuel II Paleologus và một người Ba Tư có học thức.
Trong đoạn thứ hai, Đức Bênêđictô thuật lại lời của vị hoàng đế nói với người đối thoại của ông “một cách thô lỗ đáng kinh ngạc về vấn đề trọng tâm của mối quan hệ giữa tôn giáo và bạo lực” (bản mới còn thêm: “thô lỗ đến độ chúng takhông thể chấp nhận được”) rằng: “Hãy chỉ cho tôi điều Mohammed đã mang lại có gì mới mẻ, và ở đó ngươi sẽ chỉ gặp thấy những điều xấu xa và vô nhân đạo, như lệnh truyền của ông rằng hãy rao giảng đức tin bằng thanh gươm”.
Trong bản văn có chú thích và trong những diễn văn tiếp theo của ngài, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI không ngừngnhấn mạnh rằng “câu này không thể hiện thái độ cá nhân của ngài đối với Thiên kinh Coran, mà ngài vẫn kính trọng,sự kính trọng dành cho sách thánh của một tôn giáo lớn”. Lời trích dẫn lại được hiểu như là lối diễn tả “quan điểmriêng của ngài, nên gây ra sự phẫn nộ là điều dễ hiểu”.
Cuối cùng, một đoạn khác trong bài diễn văn của Đức giáo hoàng Bênêđictô trích lời của giáo sư Theodore Khoury, người biên tập tác phẩm về cuộc đối thoại nói trên, cũng gây tranh cãi.
Vị hoàng đế Byzantine còn khẳng định: “Thượng đế không thích máu – và không hành động theo lý trí là trái với bản tính của Thượng đế”; và giáo sư Khoury nhận định: “Đối với vị hoàng đế, người Byzantine nhưng chịu ảnh hưởng của triết học Hy Lạp, lời khẳng định này là hiển nhiên. Nhưng đối với giáo lý Hồi giáo, thì trái lại, Thiên Chúa là hoàn toàn siêu việt. Ý muốn của Ngài không bị ràng buộc với bất phạm trù nào của chúng ta, kể cả lý trí”.
– Những phản ứng ra sao?
Ngày hôm sau, Chủ tịch cộng đồng người Pakistan tại Italia đề nghị Đức giáo hoàng rút lại lời phát biểu. Những ngày sau đó, một số nhà lãnh đạo Hồi giáo kêu gọi các quốc gia có đa số người Hồi giáo triệu hồi các đại sứ của họ, các cuộc biểu tình của dân chúng diễn ra ở nhiều quốc gia, hình nộm của Đức Bênêđictô bị đốt, các nhà thờ bị tấn công và một nữ tu bị giết tại Somalia.
Ngày 17 tháng Chín, Đức giáo hoàng Bênêđictô nói ngài “vô cùng đau buồn” vì các phản ứng do một câu trích dẫn“không hề nói lên tư tưởng của cá nhân ngài”. Cuối cùng, vào cuối tháng Mười Một, Đức Bênêđictô được Tổng thống Erdogan đón tiếp ở Thổ Nhĩ Kỳ và ngài nhắc lại rằng ngài mong muốn thấy người Hồi giáo và các Kitô hữu bước đicùng nhau “trên con đường của sự hiểu biết lẫn nhau luôn chân thực hơn”.
Ngày 15 tháng Mười 2006, 38 thành viên của Học viện Ahl al-Bayt của Jordan đã gửi một thư ngỏ cho Đức giáo hoàngBênêđictô XVI. (Học viện này do Hoàng thân Ghazi bin Muhammad bin Talal đứng đầu và từ gần hai mươi năm nay đã tham gia vào cuộc đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo). Một năm sau, ngày 13 tháng Mười 2007, số thành viên là 138người, cũng do Học viện này quy tụ, đã gửi cho Đức Bênêđictô cũng như cho các nhà lãnh đạo của tất cả các Giáo hội một bức thư mới, kêu gọi “có một tiếng nói chung giữa chúng tôi và các vị”. Diễn đàn Công giáo-Hồi giáo đầu tiênnhóm họp tại Roma vào ngày 4 tháng Mười Một 2007.
– Ngày nay có thể rút ra điều gì từ cuộc tranh luận này?
Chuyến viếng thăm Roma ngày 23 tháng Năm 2016 của Sheik Ahmed Muhammad Al-Tayyib, Imam của Thánh đường Hồi giáo Al-Azhar, và cuộc gặp gỡ với Đức giáo hoàng Phanxicô, đã đánh dấu kết thúc sự đoạn giao lâu dài một cách tượng trưng. Nhưng mười năm sau bài diễn văn Regensburg, vấn đề –mà Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI coi là vấn đềtrung tâm– tương quan giữa đức tin và lý trí, giữa tôn giáo và bạo lực, vẫn còn nóng bỏng.
“Mục tiêu thực sự bài diễn văn của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nhắm đến là phương Tây” và “xu hướng trong nềnvăn hóa phương Tây chỉ coi những cái gọi là khoa học tự nhiên là thực sự hợp lý, khách quan, và do đó hạ bệ mọi thứ khác – gồm cả đạo đức – trong lĩnh vực sở thích cá nhân và sự lựa chọn”, nhà báo người Mỹ John Allen đã viết như trên trong một bài viết đăng trên trang web Crux, nhan đề “Nhân dịp kỷ niệm này, liệu rồi rốt cuộc chúng ta có hiểu được thông điệp của Đức giáo hoàng ở Regensburg hay không?”
Lỗi của Đức giáo hoàng Bênêđictô có lẽ là đã dùng câu chuyện về Hồi giáo a contrario (theo kiểu nghịch luận), và một cách tình cờ. Dựa vào các nguồn Hồi giáo, chuyên gia về triết học Hồi giáo Christian Jambet đã nêu ra –từ tháng MườiMột 2006 trên tạp chí Esprit– rằng chính giáo lý Hồi giáo cũng đã đi qua tư tưởng Hy Lạp trong nhiều thế kỷ.
Như thế “giáo lý Hồi giáo” mà Đức giáo hoàng Bênêđictô nói đến này có “những khả năng thú vị để suy nghĩ về mối quan hệ giữa đức tin và lý trí”, thầy Adrien Candiard, tu sĩ dòng Đaminh ở Cairo, Ai Cập, Cairo, và là chuyên gia vềHồi giáo thời Trung cổ, lập luận. Một số nhà tư tưởng Hồi giáo ngày nay đang ra sức khai thác những khả năng này”.
(Theo Anne-Bénédicte Hoffner,
La Croix 12/09/2016)