Mất Bao Lâu Để Tiêu Hóa Hết Thực Phẩm Ăn Hàng Ngày?

43

Mất Bao Lâu Để Tiêu Hóa Hết Thực Phẩm Ăn Hàng Ngày?

Thời gian tiêu hóa chính xác của thực phẩm phụ thuộc vào thể chất, sự trao đổi chất, tuổi tác và thậm chí giới tính.

Thời gian tiêu hóa được hiểu chính là một quy trình khi thức ăn mà bạn nạp vào phân hủy thành các hạt nhỏ, được chuyển thành các chất dinh dưỡng và đi qua hệ thống đường ruột của bạn vào máu. Điều quan trọng là phải hiểu thời gian tiêu hóa của các loại thức ăn để đạt mục đích giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý.

Thức ăn tiêu hóa nhanh: Nếu ăn nhiều thức ăn tiêu hóa nhanh, bạn sẽ dễ ăn nhiều hơn nhưng nhanh đói hơn. Các loại thức ăn này giúp bạn tăng cường năng lượng nhanh chóng – nói cách khác giúp tăng nhanh mức glucose. Tuy nhiên, cơ thể bạn bị thừa glucose và không sử dụng, phần còn lại có thể biến thành chất béo.

Thức ăn tiêu hóa chậm làm tăng lượng đường trong máu của bạn theo cách chậm hơn, tạo mức năng lượng ổn định và cân bằng hơn. Nhưng nếu bạn chỉ ăn thức ăn tiêu hóa chậm, điều này có thể làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tối đa và có thể trở nên quá tải.

Nước được nạp vào ruột ngay lập tức khi vào cơ thể

Nước trái cây hoặc rau quả tiêu hóa trong 15 – 20 phút

Rau củ ăn sống tiêu hóa sau 30 – 40 phút.

Rau củ quả nấu chín tiêu hóa sau 40 phút.

Cá tiêu hóa sau 45-60 phút.

Rau củ trộn dầu tiêu hóa mất khoảng 1 giờ.

Củ nhiều tinh bột mất khoảng 1,5-2 giờ để tiêu hóa hết.

Ngũ cốc mất 2 giờ để tiêu hóa

Phô mai tiêu hóa sau 2 giờ.

Các loại hạt mất 3 giờ để tiêu hóa.

Thịt bò tiêu hóa mất 3 giờ.

Thịt cừu tiêu hóa mất 4 giờ. Các bữa ăn sáng và bữa tối nên đơn giản hơn với các sản phẩm được tiêu hóa nhanh chóng, điều này sẽ giúp cơ thể được tăng cường năng lượng ngay sau bữa sáng và để cho dạ dày của bạn được nghỉ ngơi vào ban đêm.

Thịt lợn tiêu hóa mất 5 giờ. Các chuyên gia khuyên rằng tránh ăn thức ăn tiêu hóa nhanh ngay sau khi mới tiêu thụ thức ăn tiêu hóa chậm, vì lúc này quá trình tiêu hóa vẫn chưa kết thúc và dạ dày có thể quá tải.