Mười Hai Tông Đồ

436

Mười Hai Tông Đồ

Tông đồ có nghĩa là người được sai đi, người đem tin hay sứ giả. Chúa Giêsu chọn 12 tông đồ để làm môn đệ, ở sát bên người và chia sẻ vào sứ vụ rao giảng Tin Mừng cứu độ của Ngài. Mười hai vị Tông Đồ này là nền tảng của Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô đã lập nên. Họ là những người lãnh đạo của Dân Chúa.

Sau khi Chúa Giêsu chịu chết, sống lại vinh hiển với sự sống của phục sinh và lên trời trở về với Chúa Cha (Ngài vẫn luôn ở với tất cả mọi Kitô hữu cách mầu nhiệm và gần gũi nhất là qua bí tích Thánh Thể), các tông đồ tiếp tục việc rao giảng Tin Mừng của ơn cứu rỗi. Họ có bổn phận truyền ban cho mọi thế hệ cách trung tín mọi việc Chúa Giêsu đã giảng dạy, chữa lành bệnh tật và cho kẻ chết sống lại. Giáo Hội hôm nay vẫn tiếp tục giảng dạy, chữa lành và làm cho kẻ chết nhất là chết phần linh hồn vì phạm tội và đã sống xa lìa Chúa được sống lại qua các bí tích Chúa Giêsu đã lập nên.

Thánh Phêrô là một người làm nghề đánh cá. Ông gặp Chúa Giêsu qua người em trai Anrê. Sau đó, Chúa Giêsu gọi cả hai ông làm “kẻ lưới người”. Thánh Phêrô có một vị trí đặc biệt trong số các Tông đồ trong ngay cả khi Chúa Giêsu còn đang sống tại thế, Chúa Giêsu nói với ông ấy, “anh là Phêrô nghĩa là tảng đá, và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Phêrô được các Tông đồ thừa nhận là nhà lãnh đạo. Ông tử đạo bằng cách bị đóng đinh ngược đầu. Lễ kính Thánh Phêrô vào ngày 29 tháng 6 hằng năm. Đọc thêm…

Thánh Giacôbê là anh của thánh Gioan, tác giả Phúc Âm. Giacôbê và em trai của ông là ngư dân; của họ là Dêbêđê. Với Phêrô và Gioan, Giacôbê cũng được chứng kiến sự biến đổi hình dạng của Chúa Giêsu trên núi Tabor. Với họ, ông cũng được Chúa Giêsu mời gọi “canh thức và cầu nguyện” với Người trong lúc đau đớn ở vườn Ghếtsêmanê. Giacôbê đã bị chặt đầu dưới chế độ của vua Hêrôđê. Có thể vào khoảng năm 42 sau công nguyên. Người ta tin rằng những di tích của ông được bảo tồn tại một đền thờ ở Compostella, Tây Ban Nha. Lễ kính thánh Giacôbê vào ngày 25 tháng 7 hằng năm. Đọc thêm…

Thánh Gioan Tông Đồ bị đày ra đảo Patmos vào cuối đời. Sau đó ông sống tại Êphêsô và ông hướng dẫn các Giáo hội Châu Á. Ông qua đời ở gần cuối thế kỷ thứ nhất. Theo truyền thống ông được xem là tác giả của Tin Mừng thứ tư và sách Khải Huyền. Giáo Hội mừng kính Thánh Gioan vào ngày 27 tháng 12 hằng năm. Đọc thêm…

Theo các sách Tin Mừng, Thánh Giacôbê “nhỏ” là “đứa con trai của Anphê”. Chúng ta không biết nhiều về ông từ Kinh Thánh. Ông có thể có họ hàng với Chúa Giêsu, và ông có thể là người lãnh đạo cộng đồng Kitô hữu ở Giêrusalem. Thánh Giacôbê bị giết chết do quyền lực của người Do Thái khoảng năm 62. Đọc thêm…

Thánh Anrê, anh cuả Phêrô, đến từ Bết-sai-đa. Ông đã là môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả. Khi Gioan chỉ vào Chúa Giêsu và nói “Đây là Chiên Thiên Chúa”, Anrê, em trai của Phêrô, người quê ở Bết-sai-đa đã trở thành một tông đồ của Chúa Giêsu. Thánh Anrê đã rao giảng Tin Mừng tại Hy Lạp, và được tôn vinh như một vị thánh tử đạo, mặc dù những chi tiết về cuộc tử đạo của thánh nhân không được biết đến cách rõ ràng. Lễ kính thánh Anrê vào ngày 30 tháng 11. Đọc thêm…

Thánh Philiphê ít được biết tới ngoại trừ việc ngài đến từ Bết-sai-đa và được Chúa Giêsu gọi vào số 12 tông đồ. Thánh nhân xuất hiện một vài lần ngắn ngủi trong Phúc Âm của thánh Gioan. Giáo hội tôn vinh ngài cùng với thánh Giacôbê nhỏ vào ngày 3 tháng 3. Đọc thêm…

Thánh Batôlômêô được xác định với danh xưng Nathanael trong Phúc Âm của thánh Gioan. Sau khi thánh Philiphê đến gặp Chúa Giêsu, ngài tìm Nathanael và nói về Chúa Giêsu cho ông. Nathanael đã trả lời đầy mỉa mai: “Làm gì có cái gì hay ho đến từ Nazareth để mà trông chờ?” Tuy nhiên ông vẫn đi đến gặp Đức Giêsu và trở thành một người theo chân Chúa. Nếu thánh Batôlômêô và Nathanael không phải cùng một người, thì chúng ta không có thông tin gì về vị thánh này trong Tân Ước. Lễ kính thánh Batôlômêô vào ngày 24 tháng 8. Đọc thêm…

Thánh Matthêu là một người thu thuế khi Chúa Giêsu gọi ông theo Người. Thánh nhân đã rao giảng tin mừng cho người Do Thái tại Palestine. Theo truyền thống ngài được cho là tác giả của Tin Mừng theo thánh Matthêu, sách được viết vào khoảng thời gian sau năm 70. Ngài được tin rằng đã chết tử đạo. Giáo hội mừng kính thánh Matthêu vào ngày 21 tháng 9. Đọc thêm…

Thánh Tôma được đặc biệt biết đến bởi sự kém tin. Ngài đã không tin rằng Chúa Giêsu thực sự sống lại mãi cho tới khi Ngài thấy Chúa Giêsu Phục Sinh hiện đến trước mắt và cảm nhận được những vết đinh ở tay Chúa. Ngoài sách Tin Mừng ra không có thêm điều gì được biết đến về cuộc đời và sứ mạng của thánh nhân. Kitô hữu ở miền Tây Ấn Độ tôn vinh ngài như là người sáng lập cộng đoàn Kitô hữu tại đó. Lễ kính thánh Tôma vào ngày 3 tháng 7. Đọc thêm…

Giáo hội lập lễ kính thánh Simon và thánh giuđa vào ngày 28 tháng 10. Thánh Simon được biết là đến từ Cana và được gọi là “Simon quá khích hay Simon nhiệt thành”. Thánh tông đồ Giuđa, cũng gọi là Thađêô, người nói chuyện với Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly. Ngài có lẽ đã rao giảng Tin Mừng tại Mesopotamia và chịu tử đạo tại đó. Thánh nhân được xem là vị bảo trợ cho những “trường hợp không thể xảy ra được”. Lòng sùng kính thánh Giuđa rất phổ biến. Đọc thêm…

Thánh Matthia được mừng kính vào ngày 14 tháng 5, ngài là người được chọn giữa ngày Chúa lên trời và Lễ Ngũ Tuần, để thay thế vị trí của Giuđa Itscariot. Không có gì chắ

Previous articleTôi không là gì cả, Thiên Chúa là tất cả
Next articleTin là gì?