Tôi ngẫm thấy : ai thực hành được cuộc đời mình theo nguyên lý : Làm việc cần theo đuổi tính Đạo của mình, và sống nên phổ biến tính Đức của mình! Thì tuyệt hay !
Sống cũng như làm việc, cần có phẩm chất , kỉ luật và tu rèn khả năng…để không bị động, chính mình giải quyết được những đòi hỏi và thách thức xứng đáng của nó chứ không bị nó hối thúc, bắt buộc…để ta mang những thứ hữu ích, tích cực và nhẹ nhàng, có phương pháp
Sống phải hiểu những nguyên tắc cơ bản về giao tiếp ứng xử với mọi sự bên ngoài là: Tôn trọng…thấm nhuần vào mình một cách tự nhiên tự tại, để mình thường xuyên hay ho, đạt được sự tinh tế trong lối sống và thăng hoa được trong các hoàn cảnh, bất luận như thế nào
Sống nên thoát được khỏi cái gì thêm sướng vì thế ! Cần hướng đến hưởng thụ tinh thần của chính mình hơn là chạy đua với tham sân si. Tạo ra được môi trường sống quanh ta hài hòa, giao cảm được các giá trị làm mình sống thú vị hơn chứ không phải là bị bao vây bởi gánh nặng của u mê, vị kỷ
Sống mà tạo ra được những dòng thời khắc ko phải suy tư về bất cứ điều gì , chẳng tiếc ngày qua, không lo đến ngày mai thì tuyệt vời! Gọi lên và mang được những hình ảnh tươi đẹp, những cảm xúc hay… từ mọi không gian và thời gian đặt nguyên vào hiện tại như đang sống với nó
Sống càng ngày càng bị nguy cơ không chỉ là tích bệnh lý, mà là mang mắc nhiều tính xấu cũ không đổi, lại thêm nảy nòi .. đến mức trở thành định mệnh của chính mình, còn kinh sợ hơn bệnh tật ! Hãy luôn nghĩ rằng mỗi người luôn có cơ hội đẹp theo tuổi..được vậy chính là phúc lộc của họ
Tôi từng thấy :
. Nhiều kẻ mở miệng ra chào hỏi người khác đã mang đầy ngụ ý xấu, cách nghĩ xấu, sự áp đặt xấu, thói quen xấu của họ vào hoàn cảnh, đời tư, quan niệm riêng của người gặp gỡ. Ngôn ngữ và cái lưỡi như thế với uế xú ghê gớm thì trong lòng họ đã tích độc nhiều biết nhường nào. Đến cây hoa nghe họ nói mà muốn hôi đi và rũ héo ….
. Nhiều kẻ huênh hoang với bon chen hơn người, sự phì gia trọc phú ,những lý luận ma mị…rồi hô phong hoán thủy rối loạn, cư xử bẩn tưởi… nhưng bản thân thì buông tuồng với thói tật, không thực hiện được điều hay tối thiểu , vô cảm với chuẩn mực xung quanh,…lại phù phiếm cố cùng dùng vật chất chít chát những khiếm khuyết văn hóa thê thảm
.
Ở đời chết vì thuốc độc, vì bị tai nạn hiểm, hay vô cớ bị giết…. muôn điều có thể…thì trong hàng vạn người mới có hy huu một mắc phải! Những kẻ bị tàn lụi trong sống lười biếng, bị đọa đày trong sự khốn nạn chính họ gây ra…thì thấy có nhiều lắm…rồi quay ra báo hại người khác…. Thảm họa ở chính chỗ của kẻ đó là : chúng không tin, không thực hành được việc tốt
Người ta sống đi trong đời thì luôn mang cái bóng và để lại những dấu chân của mình… Hãy nhớ : mọi điều đã xảy ra luôn còn dấu vết, mọi điều sẽ xảy ra luôn có dấu hiệu…. Nhẹ lòng với công quả và tinh thần tốt đã reo rắc trên những chặng đường. Sự xấu ai thải ra, gây nên lại có hiệu ứng để lại trong chính tâm hồn kẻ đó vì luôn phải lo sợ và bị sự Lành rời xa
Nhân Loại nghĩ ra muôn thứ …rất nhiều sản phẩm tốt, đó là thành quả của làm việc muôn người… nhưng cần hơn, mạnh hơn và cao hơn phải tìm được cách sử dụng chúng cho an lành, an hòa, an phúc…đừng làm mất mát những điều đó, mà thêm xung đột cuộc sống của chính mình. Làm việc cần theo đuổi tính Đạo của mình, và sống nên phổ biến tính Đức của mình!
Tôi kể chuyện :
Một người làm việc lái đò, khi trở lại bến ở phía trên sông, nước chảy xuống tạo nên sức cản , thế mà hành động cứ nhẹ như không! Người khách đi đò hỏi, ông ta trả lời : đó là tôi hiểu cái Đạo của việc chèo thuyền.
Một con thuyền khác đi hướng ngược lại, tuy thuận theo dòng nhưng người cầm chèo lúng túng nên đâm phải, làm hư hỏng chút ít thuyền của ông ta. Không hề giận, ông neo thuyền mình nhảy sang bên thuyền kia tận tình giúp họ. Người khách hỏi, ông ta nói : đó là tôi thực hành cái Đức của nghề, nếu không thuyền đã bị hại, quan hệ con người còn hỏng hơn!
Người khách cảm tình quý hóa, thêm vào tiền trả công một món và trân trọng nói: bấy lâu tôi chỉ mong hiểu được thế nào là Đạo Đức, nay đã thấy và có duyên cớ để dùng đồng tiền cho có ý nghĩa với việc mình kiếm tiền, thì xin ông đừng từ chối ! Ông lái đò cảm tạ mà rằng: một việc nhỏ mà tôi làm hay, anh thấy quý, người kia không bị thiệt, tất cả coi đó là niềm sống thì tiền này đáng nên nhận mang về cho con tôi lắm…để nó thấy nghề lái đò của bố nuôi nó khôn lớn hơn bởi nhiều nhẽ, vượt lên những gian khổ mà chúng tôi từng trải… ntt