Nguồn Gốc Thú Vị Đằng Sau Các Truyền Thống Trong Ngày Lễ Giáng Sinh
Lễ Giáng sinh là kỳ nghỉ đặc biệt để mọi người quây quần, trao quà và thể hiện tình yêu với nhau. Ngày lễ này đặc biệt quan trọng với người phương Tây và có sức ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc thú vị đằng sau những truyền thống lâu đời của lễ Giáng sinh nhé!
1. Truyền thống treo tất được phổ biến bởi một bài thơ Giáng sinh đáng yêu
Theo Tạp chí Smithsonian, truyền thống treo vớ trên lò sưởi có thể bắt nguồn từ câu chuyện về một người đàn ông góa bụa, ông luôn lo lắng không thể chu cấp đầy đủ cho ba đứa con gái của mình. Thánh Nicholas muốn giúp đỡ và gây bất ngờ cho ông nên đã thả một túi vàng vào ống khói nhà người đàn ông nhưng túi vàng lại rơi trúng vào chiếc tất treo cạnh lò sưởi. Kể từ đó, việc treo tất cạnh lò sưởi dần trở thành hình ảnh quen thuộc trong đêm Giáng Sinh.
Tuy nhiên, sự phổ biến của truyền thống ấy theo nhiều người lại bắt nguồn từ bài thơ của Clement Clarke Moore, “Chuyến thăm của Thánh Nicholas” từ năm 1823.
Một dòng trong bài thơ cổ điển, “… đổ tất cả vào những chiếc vớ, sau đó quay lại thật mạnh, / Và đặt ngón tay sang một bên mũi của mình / Và gật đầu, thả vào ống khói…”
Từ đó trở đi, trẻ em thường treo vớ của mình dưới bếp lò vào đêm Giáng sinh với hi vọng rằng ông già Noel mang đầy quà vào những chiếc tất đó.
2. Truyền thống gửi thiệp Giáng sinh bắt đầu ở Anh
Gửi thiệp Giáng sinh cho gia đình và bạn bè là một truyền thống rất phổ biến từ trước đến nay. Nó có thể là một vài bức ảnh kỷ niệm hoặc một lá thư.
Theo Tạp chí Smithsonian, trong mùa Giáng sinh ở Anh năm 1843, ngài Henry Cole quyết định rằng ông muốn tìm cách gửi thiệp chúc mừng cho bạn bè, người thân mà không phải viết thư cá nhân. Ông đã in 1.000 tấm thiệp có in bằng chữ “A Merry Christmas and A Happy New Year To You” (Chúc bạn một kỳ Giáng sinh và năm mới vui vẻ) và một phần chỗ trống để tùy ý ghi thêm. Đây chính là khởi đầu của thiệp Giáng sinh, không khác gì so với thiệp ngày nay.
3. Lịch mùa Vọng theo truyền thống Cơ Đốc giáo
Lịch mùa Vọng thường được sử dụng để đếm ngược bắt từ đầu tháng 1/12 cho đến Ngày Lễ Giáng Sinh, chúng có truyền thống bắt nguồn từ trong truyền thống Cơ đốc giáo với niên đại hơn 1.600 năm về trước.
Lịch thường mang hình thức của một thẻ hay tấm bảng hình chữ nhật lớn với “cửa sổ” trong đó thường là 24 cửa sổ, một cửa sổ cho mỗi ngày của tháng 12 dẫn đến ngày Giáng sinh. Các cửa sổ thường có đánh số và sắp đặt không theo thứ tự, khi mở để lộ phía trong là một hình ảnh, bài thơ, một phần của một câu chuyện hoặc một món quà nhỏ, chẳng hạn như một đồ chơi hoặc sô-cô-la kỷ niệm những ngày chờ đợi đến lễ Giáng sinh.
4. Truyền thống trang trí cây thông Noel bắt nguồn từ Anh và Đức
Cây thông thường được sử dụng làm cây trang trí Giáng sinh ngày nay, từ lâu nó đã được xem là biểu tượng may mắn vì chúng luôn giữ được xanh thậm chí trong mùa đông lạnh.
Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh cây thông đặc biệt này, tuy nhiên có lẽ thật nhất là câu chuyện về Martin Luther, ông là người sáng lập đạo Tin Lành và cũng được cho rằng là người đầu tiên trang trí cây thông Noel. Có giai thoại rằng, khi Martin Luther và một nhà sư đi dạo trong rừng thì bỗng có cảm hứng về những vì sao trên bầu trời vì nhìn từ xa trông chúng như được gắn trên những cành cây. Vì thế ông quyết định mang một cây thông nhỏ về nhà và đặt những ngọn nến lên cành cây. Từ ấy, ý tưởng về việc trang trí cây thông Giáng Sinh ra đời.
Nữ hoàng Victoria và hoàng tử Đức, Albert đã phổ biến truyền thống này khi bức họa phác thảo ảnh gia đình họ ngồi bên cạnh cây thông Noel được xuất bản trong tờ Illustrated London News năm 1846.
Vào cuối những năm 1800, cây thông Noel đã xuất hiện ở Hoa Kỳ và thường được trang trí bằng đồ tự chế và hàng nhập khẩu từ Đức.
5. Truyền thống hôn nhau dưới cây tầm gửi đến từ truyền thuyết Celtic
Một ý nghĩa của cây tầm gửi đến từ huyền thoại Bắc Âu, các cặp đôi yêu nhau bắt đầu hôn nhau dưới nhành tầm gửi với quan niệm rằng: nữ thần Frigga đã chứng kiến và bảo vệ tình yêu của họ mãi mãi.
Theo truyền thuyết của người Celtic, cây tầm gửi có khả năng rất huyền diệu – nó có thể chữa lành vết thương, tăng khả năng sinh sản, mang lại may mắn và xua đuổi ma quỷ nên người ta cho rằng trong ngày lễ Giáng sinh, nếu đôi lứa hôn nhau dưới cây tầm gửi sẽ mang lại rất nhiều điềm lành. Truyền thống hôn dưới cây tầm gửi chỉ bắt đầu từ thời nữ hoàng Victoria.
6. “Đoản khúc Giáng sinh” bắt nguồn từ thời trung cổ
Hát các bài hát Giáng sinh phổ biến từ lâu đã là một truyền thống trong mùa lễ này, trong đó có rất nhiều đoản khúc bắt đầu từ thờiTrung cổ và lan truyền từ vùng này sang vùng khác để chúc nhau nhau những điều tốt đẹp nhất.
7. Trang trí bánh quy Giáng sinh là một truyền thống liên quan đến lễ kỷ niệm tiết đông chí cổ đại
Trang trí bánh cookies theo chủ đề Giáng sinh và đặt chúng ngoài lò sưởi nhằm bày tỏ sự biết ơn của mình đến ông già Noel đã phải đi một chặng đường xa xôi để mang quà tới cho mình.
Trước bánh quy đường như ngày nay, snickerdoodle và bánh quy gừng thường được nền văn minh cổ đại dùng trong lễ đông chí cùng với món tráng miệng. Vào thời Trung Cổ, người châu Âu đã ăn bánh tráng miệng giống như bánh quy được làm bằng quế, hạt nhục đậu khấu, và trái cây sấy khô – những thành phần vẫn thường được sử dụng trong bánh kẹo Giáng sinh ngày nay.
Theo tờ History.com, một trong số những loại bánh quy Giáng sinh cổ điển nhất chính là bánh quy gừng Noel, đặc biệt hơn người tạo ra chúng chính bởi Nữ hoàng Elizabeth I của nước Anh, bà đã sử dụng khuôn mẫu để tạo hình bánh quy có hương vị truyền thống.
8. Ăn bánh trái cây (fruit cake) vào các dịp đặc biệt bắt đầu từ thế kỷ 18
Theo Tạp chí Smithsonian, bánh trái cây đã trở thành món ăn cho những dịp đặc biệt từ thế kỷ 18 và 19, khi thành phần để làm món này trở lên đắt tiền và khó mua, nó trở thành món ăn hiếm.
9. Giấu dưa chuột ngâm muối trong cây thông Giáng sinh ban nguồn từ một truyền thống Đức
Nhiều cây thông Giáng sinh được trang trí bởi một vật dụng kỳ lạ – dưa chuột ngâm muối. Truyền thống này bắt nguồn từ cuộc nội chiến, khi đó binh nhì John C. Lower vì quá đói trong đêm Giáng sinh nên đã cầu xin đội trưởng một quả dưa chuột ngâm muối. Nhờ đó mà anh đã được cứu sống. Hành động nhân đạo ấy từ đó bắt nguồn truyền thống trang trí độc đáo này.
Theo truyền thống này, cha mẹ thường giấu đồ vật ngụy trang hình dưa chuột màu xanh lá cây vào đêm Giáng sinh, và đứa trẻ đầu tiên tìm thấy nó vào buổi sáng sẽ may mắn trong suốt cả năm mới.
10. Truyền thuyết ông già Noel trên khắp thế giới
Ông già Noel được gọi bằng những cái tên khác nhau: Ông còn được gọi là ông già Tuyết (Nga); người Mỹ gọi Santa Claus (Thánh Nicolas); người Pháp gọi ông là Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel). Trên khắp thế giới, có rất nhiều cách giải thích khác nhau của Thánh Nicholas. Theo truyền thuyết lâu đời nhất thì ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Mila (280 – 343), Thổ Nhĩ Kỳ. Có thuyết lại cho rằng ông già Noel cư ngụ tại Lapland, miền Bắc Phần Lan. Thành phố Rovaniemi, thủ đô của vùng Lapland, được xem là thủ phủ của ông già Noel. Làng ông già Noel nổi tiếng ở Rovaniemi, nằm ngay vành đai Bắc Cực là nơi sinh sống và làm việc quanh năm của ông.
Cho dù là truyền thuyết đi chăng nữa thì hình ảnh của ông già Noel đã trở nên gần gũi, thân thiện đem đến nhiều niềm vui cho trẻ em nghèo khổ, bất hạnh…trên toàn thế giới. Trẻ em háo hức chờ đợi hình ảnh ông già Noel xuất hiện trong đêm Giáng sinh giá lạnh để chờ quà.