Nhà tạm và mặt nhật (hào quang) là gì?

117

Nhà tạm và mặt nhật (hào quang) là gì?

(Mặt nhật – Ảnh sưu tầm từ Internet)

      Nhà tạm (Tabernacle), mặt nhật (monstrance), chén thánh (chalice), bình thánh (ciboria), dĩa thánh (paten), khăn thánh (corporal), và khăn tuyết (purificator) là những vật phẩm không thể thiếu trong Bí tích Thánh Thể. Chén thánh là bình đựng rượu lễ sẽ trở thành Máu Thánh Chúa Kitô; Dĩa thánh và bình thánh giữ bánh lễ sẽ trở thành Mình Thánh Chúa Kitô khi truyền phép trong Thánh Lễ.
Nhà tạm là nơi xứng hợp để lưu giữ Mình Thánh trong nhà thờ. Đức Kitô vẫn hiện diện trong Bí tích Thánh Thể sau khi Thánh lễ kết thúc. Chỉ có Mình Thánh được phép lưu giữ. Nhà tạm có nguồn gốc từ tiếng Latin chỉ cái lều tạm. Lều tạm là nơi cất giữ Hòm Bia Giao Ước trong Cựu Ước.
Mặt nhật (ostensorium), hay hào quang là đồ thánh được thiết kế để đặt Mình Thánh cho mọi người chầu và để ban phép lành Thánh Thể. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là “tỏ ra”. Mặt nhật thường là một trụ cao được làm bằng kim loại quý đặt trên bàn thờ.
Mặt nguyệt (luna) là một hộp có mặt bằng thủy tinh trong hình dạng của mặt trăng, chứa Mình Thánh, đã được thánh hiến trước đó. Mặt nguyệt sau đó được đặt ở giữa ánh mặt nhật của hào quang. st

Previous articleDầu thánh là gì?
Next articleCó thể rước lễ bao nhiêu lần trong một ngày?