Những người không nên ăn thịt gà
Thịt gà là loại thực phẩm bổ dưỡng được rất nhiều người ưa thích và có lợi cho sức khỏe. Nhưng ít ai biết rằng, theo góc độ khoa học thì một số trường hợp không nên và không thể ăn thịt gà vì không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Tác dụng của thịt gà
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hà Nội), hiện nay trên thị trường có nhiều các loài gà khác nhau, gà ri, gà tam hoàng, gà đông tảo, gà lai tạo của nước ngoài hay gà công nghiệp. Chất lượng của thịt gà phụ thuộc vào giống gà, thức ăn của gà.
Trong đó gà ri được dùng khá nhiều trong dịp Tết, về khoa học phân tích các thành phần, các axit amine qúy cao hơn các gà khác trong khi gà công nghiệp hàm lượng thấp hơn.
Thịt gà trong đông y gọi kê nhục, đông y thịt gà phân biệt gà trống, gà mái. Gà trống thịt có vị ngọt, tính ấm, không động có tác dụng nuôi dưỡng bảo quản, vệ khí bên ngoài, bổ trung an thai, liền xương, trị bệnh ứ nước trong người, tê dại. Từ thời Tuệ Tĩnh đã có nhiều bài viết nói về công dụng của nói về thịt gà. Ông có nói thịt gà mái có vị chua, tính bình không độc, trị phong hàn thấp chữa bị thương gãy xương, băng huyết và bạch đới.
“Thịt gà có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường…”.
Khoa học phân tích trong 100 gram thịt gà có 23,3 gram protein; lipit và các khoáng chất khác như can xi, phốt pho, sắt. Ngoài ra, thịt gà còn nhiều vitamin A, C, E có tác dụng ôn trung ích khí, ích tinh, dùng trị gầy mòn, tiểu nhiều lần, sinh đẻ ít sữa, hư nhiệt sau sinh.
Ví dụ phụ nữ khi sinh đẻ cần thịt gà với tam thất cầm máu, nâng cao sức khỏe, rối loạn kinh nguyệt dùng thịt gà hầm ngải cứu.
Trong con gà, món không thể thiếu được đó là trứng gà: Kê tử có vị ngọt tính bình, không độc trừ các chứng lị, trị rôm xảy, an thai chữa tê bại. Dùng trứng gà bồi dưỡng sau bồi bổ sức khỏe.
Lòng trắng trứng gà có tác dụng giải độc tốt, nhiễm độc dùng lòng trắng trứng cho uống để hút độc. Vỏ trứng gà cũng có tác dụng chữa bệnh dùng tán nhỏ chữa bệnh hôi miệng, ho gà, chữa bệnh đau dạ dày vì bột vỏ trứng gà giảm axit dạ dày.
Trong con gà màng mề gà gọi là kê nội kim thường bóc ra phơi hoặc sấy khô để chữa bệnh có tác dụng tiêu thức ăn, một loại thuốc tiêu hóa kiện vị, ăn uống không tiêu, màng mề gà dùng cho rất nhiều trường hợp.
Gan gà cũng là vị thuốc. Theo như Đông y gan gà có vị ngọt đắng, tính ấm không độc, bổ thận, tráng dương, chữa đau bụng, an thai, kém mắt, ra máu, gan gà nhiều vitamine A. Gà không có gì độc nên hầu hết trẻ em và người già đều dùng được.
Những ai không nên ăn thịt gà
Dù gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng lương y Vũ Quốc Trung cho rằng không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Nếu mắc những bệnh sau mà ăn thịt gà thì hậu quả khôn lường:
Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm.
Những người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà đặc biệt lòng trắng trứng và da gà.
Trước kinh nghiệm người sau mổ không nên ăn thịt gà vì sẽ bị ngứa da, bác sĩ Trung khẳng định quan niệm ăn thịt gà ngứa da do cơ địa của từng người.
Khi ăn thịt gà, kỵ nhất là ăn thịt gà với lá kinh giới vì dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.
Khi bị bệnh thủy đậu, ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng đóng vai trò hết sức phải chú ý. Theo đó người bị thủy đậu cần kiêng không nên ăn thịt gà, đặc biệt là da gà vì có thể gây ngứa ở những nốt thủy đậu và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
Khi bị bệnh sỏi thận, bạn cũng nên tránh xa hoặc kiêng ăn loại thịt thơm ngon này. Bởi đây là loại thực phẩm rất giàu protein nên sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi.