Ông tỷ phú và bài học từ cô bé nghèo

117

Một cô bé nghèo đói, mồ côi cha mẹ nhưng lại khiến một nhà tỷ phú rút ra được bài học đáng quý.

30 năm trước, vào một đêm đông lạnh, người vợ của một doanh nhân trong lúc sơ ý đã làm rơi ví ở bệnh viện. Vị doanh nhân đó vô cùng lo lắng liền đi tìm ngay trong đêm, bởi trong ví không chỉ có 10 triệu đô la Mỹ mà còn có thông tin cơ mật về thị trường vô cùng quan trọng.

Lúc chạy đến bệnh viện, ông nhìn thấy một cô bé gầy gò ốm yếu run run ngồi dựa vào sát tường ngoài hành lang yên tĩnh và đang ôm chặt cái ví mà chính vợ ông đã đánh rơi.

Cô bé có tên là Linh Linh, cô đến đây để chăm sóc mẹ đang bị bệnh, nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn: thứ gì cần bán thì đều đã bán hết, số tiền gom góp lại cũng chỉ đủ tiền thuốc trong một đêm. Ngày mai, nếu không có tiền điều trị, mẹ con họ sẽ bị đuổi ra khỏi bệnh viện.

Mỗi tối, cô bé đi đi lại lại ngoài hành lang cầu nguyện, luôn mong có vị thượng đế phái một người tốt nào đó xuống để cứu giúp mẹ.

Đang đứng có một người phụ nữ đi qua hành lang và đánh rơi chiếc ví mà bà ấy không hề hay biết. Lúc đó, ngoài hành lang chỉ có một mình Linh Linh, cô bé vội vàng chạy lại nhặt chiếc ví rồi đuổi theo ra ngoài cổng nhưng không kịp, người phụ nữ đó đã lên xe và đi mất.

Cô bé quay về phòng mẹ, lúc cô mở chiếc ví ra, hai mẹ con đều kinh ngạc bởi những thứ có trong ví.

Cả hai mẹ con họ đều biết rằng với số tiền này có thể đủ thanh toán tiền viện phí cho mẹ cô bé nhưng người mẹ lại bảo cô bé mang chiếc ví quay lại hành lang rồi đợi người mất ví đến nhận.

Mẹ cô bảo rằng, người mất tiền nhất định đang rất lo lắng, việc nên làm ở đời đó là giúp đỡ người khác, lo cho sự lo lắng của người khác; việc không nên làm đó chính là ham tiền của bất chính, nhìn thấy tiền mà quên tình nghĩa.

Mặc dù nhà tỷ phú đã cố gắng hết sức giúp đỡ nhưng mẹ cô bé vẫn không qua khỏi được. Hai mẹ con họ không chỉ giúp vị doanh nhân tìm lại 10 triệu Đô la Mỹ mà quan trọng hơn đó là tìm lại được thông tin thị trường quan trọng đó, giúp cho việc kinh doanh của ông ta thành công mỹ mãn, không lâu sau thì trở thành tỷ phú.

Sau đó, cô bé được ông nhận nuôi, cô hoàn thành chương trình học Đại học và quay về giúp đỡ ông xử lý việc kinh doanh.

Mặc dù nhà tỷ phú không giao cho cô bất cứ trọng trách cụ thể nào nhưng trong thời gian học hỏi và rèn luyện, mọi kỹ năng kinh nghiệm cũng như trí tuệ của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến cô, giúp cô trở thành một nhân tài kinh doanh thành thục.

Lúc về già, làm bất cứ việc gì ông đều tham khảo ý kiến của cô. Trước lúc qua đời, ông có để lại một bức di chúc khiến mọi người đều kinh ngạc:

Trước khi quen hai mẹ con Linh Linh, tôi đã là một người có rất nhiều tiền. Nhưng khi gặp con bé và đứng trước giường bệnh của mẹ cô bé, tôi nhận ra rằng hai mẹ con họ là người giàu có nhất, bởi tấm lòng của họ đã đạt đến tiêu chuẩn làm người mà không ai với tới được, đó chính là cái mà một doanh nhân như tôi còn thiếu sót nhiều nhất. Họ giúp tôi tỉnh ngộ rằng tài sản lớn nhất của con người chính là nhân phẩm.

Tôi nhận nuôi Linh Linh không phải là để báo đáp ơn huệ, cũng không phải là tôi đồng cảm với họ mà là vì muốn mời một hình mẫu về cách làm người. Có nó bên cạnh, việc kinh doanh trên thị trường tôi có thể nắm bắt nhanh chóng, những việc gì nên làm, những việc gì không nên làm, tiền gì nên và tiền gì không nên kiếm.

Đó chính là nguyên nhân chủ chốt giúp sự nghiệp của tôi đạt đến sự hưng thịnh sau này, và tôi đã trở thành một nhà tỷ phú. Sau khi tôi đi, toàn bộ gia sản sẽ do Linh Linh kế thừa, như vậy, sự nghiệp của tôi sẽ tiếp tục hưng thịnh, ngày càng đạt đến đỉnh cao thành công. Tôi đặc biệt tin tưởng rằng, đứa con trai thông minh của tôi sẽ hiểu được nỗi lòng của bố nó.

Khi con trai của ông từ nước ngoài trở về, anh ta liền đọc kỹ di chúc của bố rồi không một chút do dự liền ký tên vào tờ hiệp ước kế thừa tài sản: “Tôi đồng ý việc Linh Linh kế thừa toàn bộ gia sản của bố tôi, tôi chỉ có một yêu cầu là Linh Linh hãy làm vợ của tôi”.

Sau khi nhìn thấy con trai của bố nuôi ký tên, cô cũng cầm bút ký: “Tôi tiếp nhận toàn bộ tài sản của bố nuôi để lại, bao gồm cả con trai của ông”.

Đọc xong câu chuyện, bạn rút ra được điều gì không? Nếu bạn lạnh nhạt với người khác, họ cũng sẽ lạnh nhạt với bạn như vậy; nếu bạn thường xuyên phê bình người khác, bạn cũng sẽ nhận được nhiều sự phê bình như thế; nếu bạn thường ra ngoài với bộ mặt cau mày, nhăn nhó thì đương nhiên, người khác cũng sẽ không tươi cười với bạn; tất cả đều có luật nhân quả.

Chỉ cần bạn luôn nỗ lực làm người tốt, bạn nhất định sẽ được báo đáp. Những việc bạn cố gắng làm cho người khác thì cũng chính là làm cho bản thân mình, vì thế, bạn luôn mong muốn bản thân có được, trước tiên bạn nên làm cho người xung quanh bạn có được.

Nếu bạn luôn mong muốn có được những người bạn tốt thì trước tiên bạn phải hết lòng với bạn bè. Nếu bạn mong mình luôn được vui vẻ thì trước tiên hãy mang niềm vui ban phát cho người khác.

Giúp đỡ người khác chính là mở ra cho bản thân một con đường, cho bản thân thêm một cơ hội và cũng chính là cho người khác thêm một cơ hội. Sống trong đời nên bớt ích kỷ đi một chút, quan tâm đến người khác nhiều hơn, như vậy thế giới của chúng ta mới tràn đầy ánh sáng, tràn đầy niềm vui được.

Previous articleArendt: Chính trong cái trống rỗng của tư duy mà nảy sinh ra sự dữ
Next articleSao lại dạy điều xấu, việc ác?