PHƯƠNG PHÁP SOẠN GIẢNG
- Lời Chúa trong đoạn Kinh Thánh muốn nói gì?
Người giảng là tôi tớ phục vụ Lời nên phải chăm chú lắng nghe. Không phải là tôi sẽ giảng gì, nhưng Lời Chúa trong đoạn Kin Thánh muốn nói gì, nên phải để tâm nghe, tìm hiểu, khám phá
- Ý tưởng của bài giảng là gì?
Một ý tưởng, một viên ngọc, một điểm son
- Người giảng có kinh nghiệm đức tin gì về đọn Kinh Thánh?
Kinh nghiệm đức tin của người giảng khiến người nghe như đang nghe một chứng nhân.
- Đâu là kinh nghiệm của người nghe? Người nghe là ai? Họ có kinh nghiệm đức tin gì?
- Mục đích của bài giảng là gì? Giảng giống như bắn một mũi tên.
- NHẬP ĐỀ (phải gây được sự chú ý và không quá 2 phút)
- Nêu một câu hỏi: Tại sao? Nghĩ gì? Nếu…thì…?
- Dùng một câu gói ghém một sự tiềm ẩn khêu sự tò mò khiến thính giả muốn nghe tiếp.
- Dùng kiểu nói nghịch lý.
- Kể chuyện.
- Dùng hoàn cảnh trước mắt.
- Trích dẫn một câu Lời Chúa hoặc của một vĩ nhân, một người thế giá…
@ Ví dụ: ACE thân mến, Lời Chúa hôm nay muốn nói với mỗi người chúng ta về…
- Mời thính giả lắng nghe mình.
- THÂN ĐỀ
- Lời Chúa muốn nói với chúng ta lúc này? Tô đậm một điểm son (viên ngọc)
- Nền tảng Kinh Thánh trong sự nối kết từ bài đọc 1 sang Tân Ước. Hay đặt Lời Chúa trong câu chuyện Kin Thánh. “Dùng Lời Chúa giải thích Lời Chúa.”
- Nền tảng Thánh Truyền và Giáo Huấn của Hội Thánh.
- Minh họa bằng hình ảnh, câu chuyện thật, những chứng nhân làm sáng ý nghĩa Lời Chúa (điểm son chủ đề)
III. KẾT LUẬN
- Một lần nữa tô lại điểm son
- Khuyến khích – hoán cải
- Quyết tâm đưa đến hành động
HƯỚNG DẪN GIẢNG THUYẾT THEO THÁNH ALPHONSUS[1]
- Chỉ giảng để được những linh hồn cho Chúa – vì ơn cứu độ các linh hồn (chứ không phải để mình được tôn vinh).
- Bài giảng phải như rực lửa, đốt cháy người nghe với tình yêu Thiên Chúa. Người giảng trước tiên phải là lửa (yêu mến Chúa) để thiêu cháy (người nghe). Người giảng phải đầy tràn sốt mến và nhiệt thành nhờ việc cầu nguyện suy niệm (mental prayer).
- Người giảng phải thường xuyên nói về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, và của Chúa Giêsu Kitô dành cho chúng ta. “Tình yêu là sợi dây vàng trói linh hồn với Thiên Chúa, khiến cho linh hồn trung tín trong việc chống trả chước cám dỗ và thực hành các nhân đức.” Chính cuộc thương khó của Chúa Giêsu đánh động chúng ta yêu mến Ngài.
- Người giảng phải nói với xác tín và được đánh động bởi tình yêu Thiên Chúa để thuyết phục tội nhân tin vào Chúa Giêsu và nhận được ơn tha thứ, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Thiên Chúa.
- Người giảng phải nói về các phương tiện giúp anh chị em mình ở trong ân sủng của Chúa, như các bí tích, các ơn giúp bền đỗ, sự chuyển cầu của Mẹ Thiên Chúa, tình yêu của Chúa Giêsu, vì nếu không có những phương thế này không thể đạt được ơn cứu độ.
- Nói về việc xưng tội cho xứng đáng. Người giảng phải nên giảng về tứ chung: chết, phán xét, thiên đàng, hỏa ngục, để giúp tội nhân ăn năn.
- PHƯƠNG PHÁP SOẠN MỘT BÀI GIẢNG
F Một bài giảng phải có ba phần:
- a) Mở bài – giới thiệu: Nêu vấn đề chung rồi nối kết vào một vấn đề cụ thể, sau đó đưa ra chủ đề chính sẽ bàn trong bài giảng với các điểm phân chia.
Eg, vấn đề ma túy trong xã hội ngày nay. Đặt câu hỏi tại sao? Cụ thể như thế nào? Hoặc những vấn đề thực tế mà con người ngày nay đang phải đối mặt với. Đó là vấn đề cần được ưu tiên.
- b) thân bài – minh giải và minh chứng, các bằng chứng và nhân chứng. Sử dụng năng quyền của Kinh Thánh và các giáo phụ để minh giải trước. Sau đó, dùng những tranh luận của lý lẽ và thần học, và cuối cùng là những minh họa và những ví dụ cụ thể.
Các trích dẫn Kinh Thánh nên được trích dẫn cách ấn tượng và nhấn mạnh. Tốt nhất nên trích một hay hai câu Kinh Thánh, hơn là trích quá nhiều câu Kinh Thánh cùng một lúc.
Trích dẫ các giáo phụ hay các thánh nên ngắn gọn, nhưng phải có tố chất mạnh, sống động và ấn tượng.
Các tranh luận bằng lý lẽ và thần học phải đi từ yếu đến mạnh. Có thể dùng những lý luận của người khác. Điểm mạnh phải để sau cùng.
Cần lưu ý đến chuyển tiếp ý, từ ý này sang ý khác, từ tranh luận này sang tranh luận khác, với các câu như: “Chúng ta hãy sang ý kế tiếp…” “Vậy, sau khi đã xem xét vấn đề này…,” “Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên xem tiếp…”. “Mời anh chị em đi thêm một bước nữa.” Phải đưa ra những bằng chứng xác thực, có thật, thuyết phục qua những ví dụ cụ thể.
- c) Kết luận – Tóm kết, sau đó là lời khuyên hay khích lệ đời sống đức tin và luân lý, đồng thời đưa ra những quyết tâm đầy cảm xúc.
Phần tóm kết gút lại những điểm tranh luận thuyết phục nhất, được lặp lại với xác tín và cảm xúc của người giảng.
Phần lời khuyên nên liên hệ đến: những gì hay phạm (lời xấu, việc xấu), tương quan gia đình cha mẹ con cái anh chị em, tương quan bạn hữu.
Phần quyết tâm nên khuyến khích làm một việc gì đó như đi Lễ sáng, đọc kinh sách thiêng liêng, cầu nguyện với Mẹ, lời nguyện vắn tắt với danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria mỗi khi bị cám dỗ.
Tránh tìm lời tán dương của những người học thức.
- Các linh mục trẻ phải học thuộc bài giảng trước khi lên bục giảng. Thực tập trước giúp giảng tự nhiên hơn. Không bao giờ giảng mà không chuẩn bị bài giảng. Không nói buông mà không sắp xếp ý. Không chuẩn bị bài giảng với từ hoa mỹ mầu mè, những tư tưởng hào nhoáng, lèo lẹt. Bìa giảng sao cho người trí thức và người ít học đều hiểu, với cách thức trình bày giản dị, gần gũi, phổ biến. Tránh những diễn tả mơ mơ hồ hồ. Từ ngữ phải chính xác, ý tưởng mạch lạc.
- Sư dụng phương pháp antiphora khi giảng, đó là người giảng đặt câu hỏi và sau đó trả lời. Ví dụ: “Anh chị em hãy nói cho tôi biết tại sao thế…? Phải chăng chúng ta…? Tôi bảo thật anh chị em… Tôi đảm bảo anh chị em…”
Để nhấn mạnh và gây chú ý một điểm thật sự quan trọng, người giảng đôi lúc dùng “nghệ thuật kêu thán” (call on the auditory). “Ôi lạy Chúa, xin Ngài hãy đến cứu chúng con!”, “Nếu chúng ta không hoán cải, sớm hay muộn gì chúng ta sẽ phải chết – sớm hay muộn chúng ta sẽ phải chết!”
- Về cung giọng và cử điệu khi giảng, người giảng tránh giảng với cung giọng không có lửa, đơn điệu. Để gây chú ý người nghe, có những lúc nói với cung giọng mạnh, lúc khác nói giọng vừa phải, có lúc hạ giọng xuống, tùy theo trạng huống để diễn tả, nhưng không đột nhiên hét lên. Có lúc ngưng, có lúc dừng, hay thở. Khác cung giọn và diễn tả để giữ sự chú ý của người nghe.
Về cử điệu, không nên lập đi lập lại, hay quá mạnh dùng đến cả cơ thể. Cánh tay có thể xoay tí chút, dùng nhiều tay phải (để diễn tả phép lịch sự), ít dùng tay trái hơn. Tay không giơ cao quá đầu. Người giảng nên đứng một chỗ, không nên di chuyển quá nhiều. Đầu nên đi theo hướng tay diễn tả. Không nên xoay đầu hay gật lên gật xuống nhiều. Không nên nghiêng hay xoay chỉ một hướng, nhưng phải luôn ở tư thế thẳng và ở giữa tòa giảng.
[1] Tóm dịch từ St. Alphongsus de Liguori, The Sermons of St. Alphongsus Liguori (Illinois: Tan Books and Publishers, 1982), xxiii – xxxii.