Tinh thần thế tục

180

Tinh thần thế tục
Hai kẻ thù của sự thánh thiện
Những cám dỗ của những người làm mục vụ là tính ươn lười, ích kỷ, tâm lý bi quan vô bổ, những cuộc nội chiến ngay trong Hội Thánh. Kế theo đó là tinh thần thế tục … Hậu quả là con người mất đức tin và coi thường những giá trị đạo đức.
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về tinh thần thế tục đang thống trị tâm hồn con người ngày nay.
Tông Huấn „Gaudete et exsultate – Hãy vui mừng hoan hỷ“
64. Tiến trình tục hoá có khuynh hướng giản lược đức tin và Hội Thánh vào lãnh vực cá nhân và riêng tư. Hơn nữa, bằng việc phủ nhận cái siêu việt, nó làm cho đạo đức ngày càng xuống cấp, ý thức của cá nhân và tập thể về tội lỗi suy yếu dần, và chủ nghĩa tương đối ngày càng gia tăng. Tình trạng này dẫn đến một sự mất phương hướng chung, đặc biệt ở lứa tuổi thiếu niên và thanh niên vốn là tuổi rất dễ bị tổn thương do sự thay đổi.
Như các giám mục Hoa Kỳ đã vạch ra một cách chí lý, trong khi Hội Thánh nhấn mạnh sự tồn tại của các qui tắc đạo đức khách quan có giá trị cho mọi người, thì lại “có những người trong nền văn hoá của chúng ta mô tả giáo huấn này là không đúng, nghĩa là chống lại các quyền cơ bản của con người. Những tuyên bố loại này thường đi theo một dạng chủ nghĩa tương đối về đạo đức, và một cách bất nhất, kèm theo một niềm tin vào các quyền tuyệt đối của các cá nhân. Quan niệm này coi Hội Thánh như là nơi cổ vũ một thành kiến riêng và can thiệp vào tự do của cá nhân”
Chúng ta đang sống trong một xã hội lệ thuộc thông tin không ngừng dội xuống chúng ta đủ loại dữ liệu—tất cả đều được coi là quan trọng như nhau—và dẫn tới tình trạng hời hợt trong lãnh vực nhận thức đạo đức. Đáp lại, chúng ta cần cung cấp một nền giáo dục dạy lối suy nghĩ có phê bình và khuyến khích phát triển các giá trị đạo đức trưởng thành.
93. Núp dưới dáng vẻ của lòng đạo đức và thậm chí lòng yêu đối với Hội Thánh, tính thế tục thiêng liêng hệ tại việc không tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa mà là tìm vinh quang loài người và sự thoả mãn của bản thân. Đó là điều Chúa mắng những người Biệt Phái: “Các ông tôn vinh lẫn nhau và không tìm kiếm vinh quang phát xuất từ Thiên Chúa duy nhất, thì làm sao các ông có thể tin?” (Ga 5:44). Đây là một cách tinh vi để tìm “lợi ích cho riêng mình chứ không phải tìm lợi ích cho Đức Giêsu Kitô” (Pl 2:21).
Hành động này có nhiều hình thức tuỳ theo mỗi loại người hay nhóm người mà nó ngấm vào.Vì nó dựa trên những vẻ bề ngoài được trau chuốt cẩn thận, bề ngoài nó không có vẻ gì là tội lội; từ ngoài nhìn vào, mọi sự đều nghiêm túc. Nhưng nếu nó ngấm vào Hội Thánh, “nó sẽ vô vàn tai hại hơn bất cứ thái độ thế tục nào chỉ mang tính chất đạo đức”
97. Những người đã từng rơi vào thái độ thế tục này thường nhìn từ trên cao và từ đàng xa, họ phủ nhận những lời tiên tri của các anh chị em của họ, họ coi nhẹ tính khả tín của những ai đặt câu hỏi, họ không ngừng vạch lá tìm sâu và bị ám ảnh bởi những vẻ bề ngoài. Tâm hồn họ chỉ mở ra với chân trời hạn hẹp của tính tự tại và tư lợi của họ, và hậu quả là họ chẳng học được gì từ những tội lỗi của họ hay thực sự muốn đón nhận ơn tha thứ.
Đây là một sự sa đoạ nguỵ trang dưới lớp vỏ của một điều thiện. Chúng ta cần tránh nó bằng cách làm cho Hội Thánh luôn luôn ra khỏi chính mình, qui hướng việc truyền giáo của mình vào Đức Kitô, và dấn thân cho người nghèo. Xin Chúa cứu chúng ta khỏi một Hội Thánh thế tục với những cạm bẫy của hoạt động thiêng liêng và mục vụ bề ngoài! Tính thế tục ngột ngạt này chỉ có thể được chữa lành bằng việc hít thở không khí trong lành của Chúa Thánh Thần, Đấng giải thoát chúng ta khỏi tính vị kỷ trong bộ áo đạo đức bề ngoài mà không có Thiên Chúa. Chúng ta đừng để mình bị cướp mất Tin Mừng!
98. Biết bao cuộc chiến diễn ra trong nội bộ Dân Chúa và trong các cộng đồng của chúng ta! Trong khu vực sinh sống và nơi làm việc của chúng ta, biết bao cuộc chiến xảy ra do ghen ghét và đố kỵ, ngay cả giữa những người Kitô hữu với nhau! Tính thế tục thiêng liêng khiến người Kitô hữu gây chiến với những người Kitô hữu khác cản trở con đường tìm kiếm quyền lực, uy tín, thú vui và an toàn kinh tế. Một số thậm chí không còn bằng lòng sống như một phần tử của cộng đồng Hội Thánh rộng lớn hơn nhưng phát triển một tinh thần loại trừ, tạo ra một “phe nhóm nội bộ”. Thay vì thuộc về một Hội Thánh toàn thể trong tất cả sự đa dạng, họ thuộc về nhóm này hay nhóm nọ, nghĩ rằng mình thì khác hay đặc biệt.
Hai hình thức sai lầm của sự thánh thiện có thể làm ta trệch đường: ngộ giáo và lạc thuyết pelagio. Đó là hai lạc giáo có từ khi mới có Kitô giáo, nhưng chúng vẫn tiếp tục quấy rầy ta. Vào thời của ta, có lẽ nhiều Kitô hữu, vì không nhận ra chúng, có thể bị mê hoặc bởi các ý tưởng lừa đảo này, các ý tưởng ấy phản ánh một thuyết tự tại qui nhân được ngụy trang là chân lý Công giáo.
Ta hãy nhìn qua hai hình thức an toàn về đạo lý hay kỷ luật tạo nên “một thứ chủ nghĩa ưu tú độc đoán và tập trung vào mình, một chủ nghĩa mà thay vì Tin mừng hóa lại phân tích và phân loại tha nhân, và thay vì mở cửa ra cho ân sủng lại dốc cạn sức lực vào việc thanh tra và dò xét. Trong cả hai trường hợp ấy, người ta đều không thực sự quan tâm tới Chúa Giêsu và tha nhân”
Ngộ Đạo Thuyết giả định một Đức Tin được bao hàm trong quan niệm duy chủ quan, “mà nơi chủ thuyết này chỉ có một người duy nhất quan tâm tới một kinh nghiệm nào đó hay quan tâm tới một loạt những lý chứng và những kiến thức, mà người ta nghĩ rằng, chúng có thể mang tới niềm an ủi và ánh sáng, nhưng rốt cục thì chủ thể vẫn bị nhốt lại trong sự nội tại của lý trí hoặc của những cảm xúc riêng
Ngộ giáo là một trong những ý thức hệ nham hiểm nhất vì, trong khi ca tụng tri thức hay một kinh nghiệm đặc biệt nào đó cách quá đáng, nó còn coi cái nhìn của nó về thực tại là hoàn hảo. Như thế, có lẽ ngay cả không nhận ra nó, ý thức hệ này vẫn tự tự mãn và thậm chí còn trở thành thiển cận hơn. Nó có thể trở thành ảo tưởng hơn khi tự gán cho mình là một nền linh đạo không thân xác. Vì “ngộ giáo do bản chất của nó luôn tìm cách kiểm soát mầu nhiệm, bất kể mầu nhiệm của Thiên Chúa và ân sủng Ngài hay mầu nhiệm của các cuộc sống khác.
Khi một ai đó có được giải đáp cho mọi thắc mắc, đó là dấu cho thấy người ấy không còn đi trên đường ngay chính. Rất có thể họ là các ngôn sứ giả, sử dụng tôn giáo vì các mục đích riêng, sử dụng tôn giáo để đề cao các thuyết về tâm lý và trí tuệ của kình. Thiên Chúa vượt quá chúng ta vô cùng; Ngài ắp đầy những thứ bất ngờ. Ta không phải là người quyết định ta sẽ gặp Ngài khi nào và cách nào; thời gian và không gian chính xác của cuộc gặp gỡ ấy không tùy thuộc ta. Ai muốn mọi sự phải rõ ràng và chắc chắn đều muốn kiểm soát sự siêu việt của Thiên Chúa.
Ta cũng không thể tuyên bố chỗ nào không có Thiên Chúa, vì Thiên Chúa hiện diện cách nhiệm mầu trong cuộc sống mọi người, theo cách thức chính Ngài chọn, và ta không thể loại trừ điều ấy chỉ vì sự không biết chắc của ta. Cả khi cuộc sống của một người nào đó có vẻ như bị đổ vỡ hoàn toàn, cả khi ta thấy cuộc đời ấy bị tội lỗi hay sự nghiện ngập tàn phá đi nữa, thì Thiên Chúa vẫn hiện diện ở đó. Nếu ta để Thần khí chứ không để các định kiến hướng dẫn mình, ta có thể và phải cố tìm cho ra Chúa trong cuộc sống mọi người. Đây là một phần mầu nhiệm mà một não trạng ngộ giáo không thể chấp nhận, vì vượt quá sự kiểm soát của nó.
Hiểu biết để nên thánh : Việc tin rằng, chúng ta đã là thánh, đã hoàn hảo rồi, và đang tốt hơn rất nhiều so với “đám đông thiếu hiểu biết”, vì chúng ta đã biết được một điều gì đó, hay đã có thể giải thích về nó bằng một lô-gích nhất định, đang phát sinh ra rất nhiều những lầm lạc đầy nguy hiểm. Thánh Gio-an Phao-lô II đã cảnh báo tất cả những ai đang có khả năng học cao biết rộng trong Giáo hội, trước cơn cám dỗ muốn nâng niu “một cảm giác ưu việt nào đó trên các tín hữu khác”. Trong thực tế, điều mà chúng ta tin rằng mình đã biết, luôn luôn nên trở thành một xung lực thôi thúc chúng ta đáp lại Tình Yêu của Thiên Chúa cách tốt hơn, vì “người ta học để sống: Thần học và sự nên thánh cùng thuộc về nhau một cách không thể tách rời”.
Những sát thù thầm lặng
Hai kẻ thù sự thánh thiện này bắt tay nhau nhưng cách nào đó là hư hỏng con người cách tinh vi. Tinh vi của cả hai, tai hại vì 2 lạc thuyết, 2 lối suy nghĩ đó chứa đựng ý tốt có vẻ đúng với giáo lý truyền thống.
Đúng là vì người ta cần biết Chúa để có ơn cứu độ. Đúng là người ta phạm tội vì phần lớn không biết việc mình làm. Ý chí tự do chứ không đổ lỗi cho vì sự yếu đuối. Đúng vì biết vì Thiên Chúa xét xử việc mình làm.
Không đủ tỉnh thức sẽ sai lầm. Thánh thiện là tưởng mình học nhiều, biết nhiều. Trước Nhan Thiên Chúa, con người không có quyền. Giữa Thiên Chúa và chúng ta có sự cách biệt khôn lường. Ta không mua tình bạn ấy bằng việc làm. Tất cả là phát xuất từ sáng kiến tình yêu của Thiên Chúa.
Thuyết ngộ đạo là thuyết duy lý trí – thuyết Pelagius duy ý trí là kẻ thù tinh vi. Ví như sát thủ thầm lặng.
Những người có công trạng trong cộng đoàn là những người ta đây.
2 thuyết này đánh vào những thành phần ưu tú của Hội Thánh. Trí thức và công trạng là tốt nhưng dễ làm cho con người tự cao và cứng cỏi.
Những người thích ứng với tâm tính Pelagius hay bán Pelagius, ngay cả khi họ nói về ân sủng của Thiên Chúa với tất cả sự ngọt ngào trôi chảy, thì “rốt cục cũng vẫn chỉ cậy dựa vào sức riêng mình”, và cảm thấy mình “trổi vượt người khác […] vì họ tuân theo một số những quy định nào đó, hay vì họ trung thành một cách tuyệt đối với một lối sống Công giáo nào đó của quá khứ” .
Khi một số người trong họ hướng về những người yếu kém và nói với họ rằng, người ta có thể làm tất cả với ân sủng của Thiên Chúa, thì căn bản mà nói, họ thường có thói quen đưa ra một ý tưởng, mà theo ý tưởng ấy, người ta có thể thực hiện tất cả với ý chí con người, làm như thể ý chí là một cái gì đó thuần khiết, hoàn hảo và đầy quyền năng, mà ân sủng chỉ là điều phụ được thêm vào. Người ta giả vờ như thể không biết rằng, “không phải tất cả mọi người đều có thể làm được tất cả”, và làm như thể không hề biết rằng, trong cuộc sống này, sự yếu đuối của con người không được chữa lành cách hoàn toàn, và một lần là xong, nhờ vào ân sủng.
Như Thánh Augustinô đã dạy, trong một số trường hợp, Thiên Chúa sẽ mời gọi người ta thực hiện điều mà người ta có thể, và “cầu xin điều mà người ta không thể”, hay nói với Ngài một cách khiêm nhượng: “Xin hãy ban cho con điều mà Chúa đòi hỏi, sau đó hãy đòi hỏi từ con điều mà Chúa muốn”.
Những người xem ra giỏi thì có vấn đề. Những người gây rối là những người hiểu biết. Kinh nghiệm cha sở là chúng đánh vào những thành phần ưu tú của Hội Thánh. Trí thức và công trạng là tốt nhưng dễ làm cho con người tự cao.
Người ta khuyên bảo những người yếu đuối thì nhờ vào Chúa nhưng tự cao là tự sức mình mình làm. Thánh Autinh dạy những gì ta không làm được thì xin Chúa giúp : Xin Chúa thêm sức cho con những gì Chúa truyền dạy và dạy chúng con những gì Chúa muốn.
Chúng ta được xem là những thành phần ưu tú của Hội Thánh. Trong Hội Thánh chúng ta được xem như là những người hiểu biết và có nhiều công trạng làm nhiều việc tốt lành cho Chúa và Hội Thánh nhưng cảnh báo dành cho chúng ta.
Cảnh báo đặc biệt dành cho linh mục, tu sĩ. Chúa Giesu tiếp tục chăn dắt đoàn chiên qua tác vụ linh mục và phó tế. Chúa tiếp tục dùng các linh mục tu sĩ. Chức vụ này là ân ban Chúa ban cho và các vị luôn ý thức.
Mình sống và ý thức rằng không phải mình là giám mục, linh mục vì mình hơn người khác nhưng ý thức là ơn của Chúa. Một ơn của Tình yêu Thiên Chúa tặng ban cho dân Chúa. Ý thức điều này rất quan trọng. Chúng ta cần xin ơn mỗi ngày. Tất cả đều sinh từ lòng thương xót.
Khi ý thức như vật thì ta không bao giờ có thái độ uy quyền với mọi người dưới mình. Ý thức tất cả là quà tặng, là ơn Thánh sẽ giúp mục tử thêm ơn và tránh chước cám dỗ mình là trung tâm. Thật khốn cho rằng khi linh mục và giám mục là người biết hết mọi sự. Luôn luôn có câu trả lời đúng cho mọi chuyện mà không cần đến ai. Cần ý thức mình được thương xót. Người đó luôn luôn lắng nghe dân chúng. Mình ý thức sẽ học được từ những người bé nhỏ và những người sai đức tin. Mình có cách hành xử mới chia sẻ và hiệp thông.
Chúng ta luôn luôn nhớ ơn Chúa vì trong chức linh mục thừa tác Thiên Chúa vẫn tiếp tục đào tạo trong suốt chiều dài của ơn gọi nên thánh.
Con người tuân giữ luật lệ của Hội Thánh có khi chúng ta không chừa chỗ nào để cho tác động của ân sủng. Các giới luật mà Hội Thánh thêm vào phải áp dụng vừa phải, tiết chế cho dân chúng còn thở.
Nhiều khi linh mục khó hơn giám mục, giám mục khó hơn giáo hoàng. Nếu không thì cuộc sống tín hữu trở nên nặng nề. Khi đó đạo chúng ta thành hình thức nô lệ nếu là hình thức nô lệ sẽ không thu hút được ai và cả những người đang ở trong cũng tìm cách thoát ra.

Previous articleDanh vọng và tuổi già |
Next articleBên trong chiếc đồng hồ cổ nhất ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn