SỰ KIỆN ĐỨC MẸ LAVANG, VIỆT NAM

225

SỰ KIỆN ĐỨC MẸ LAVANG, VIỆT NAM

Dưới triều vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, con vua Quang Trung), nhà vua bách hại đạo Công Gìáo rất gắt gao, nên các nhà truyền giáo và giáo dân phải trốn lên rừng sâu núi thẳm để giữ đạo.

Nhắc đến “giáo dân phải trốn lên rừng sâu núi thẳm để ẩn trốn và giữ đạo”, chúng ta ai cũng biết: Ngày 17-8-1798 vua Cảnh Thịnh ban hành một chiếu chỉ cấm đạo rất gắt gao, một số các tín hữu ở gần đồi Cổ Vưu, Dinh Cát, Quảng Trị, phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại khu rừng có cây “lá vằng”. Nơi này là chốn rừng thiêng nước độc; lại thêm hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân lùng bắt, thú dữ ăn thịt. Các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa vàĐức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.

Một hôm đang khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côikính Đức Mẹ, bỗng nhiên họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Giêsu Hài Đồng, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Đức Mẹ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó vì đạo. Mẹ bảo họ hái một loại lá cây (lá vằng) có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ che chở chúng con trong cơn hoạn nạn”…

Sau cơn bách hại, các tín hữu cùng các giới chức địa phương đã dựng một ngôi đền khiêm tốn tại đây để tạ ơn và tôn kính Đức Mẹ. Rồi họ thường tới đây lấy “lá vằng” về sắc thành thuốc uống khi mắc bệnh hiểm nghèo. Vì thế một vài thầy lang thuốc Bắc đã sắc “lá vằng” làm thành cao để bán cho những ai cần đến.

Từ đó nơi núi đồi Cổ Vưu, Dinh Cát, Quảng Trị với rừng cây “lá vằng” xanh tươi đã trở nên Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang (La Vang đọc theo tếng Pháp) của toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Rồi, thể theo sự thỉnh cầu của HĐGMVN ngày 13-4-1961 họp tại Huế, ĐGH Gioan XXIII ban hành sắc lệnh nâng ngôi Đền Thánh Đức Mẹ La Vang khiêm tốn đó lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường. Sắc lệnh được ban hành ngày 22-8-1961 tại Roma, cạnh Đền thờ thánh Phêrô, có Ấn Ngư Phủ.

Thừa lệnh ĐGH Gioan XXIII, ký thay: HY Quốc Vụ Khanh Angelo Dell Acqua.

(Trích tài liệu từ TTGM Huế. Bài viết đầu tiên về sự kiện trên do một linh mục thừa sai người Pháp (M.E.P.) viết bằng tiếng Pháp, mà tiếng Pháp không có chữ “á, ằ”, nên họ viết theo âm “La Vang”. Từ đó người Việt chúng ta cũng quen gọi “La Vang” luôn.”

Previous articleKhoảng lặng
Next articleKinh Mân côi: Gốc tích và 15 Ơn ích